Luật Lao Động

Thủ Tục Giải Quyết Yêu Cầu Lao Động

Theo quy định tại Điều 33 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (BLTTDS) thì những yêu cầu về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án gồm: Yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu; Xem xét tính hợp pháp của cuộc đình công; Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định lao động của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định lao động của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam; Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết lao động của Trọng tài nước ngoài.

Quy định của pháp luật về giải quyết lao động

Quy định của pháp luật về giải quyết lao động

  1. Yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu

Theo quy định tại Điều 50 BLLĐ thì khi quy định quyền lợi của người lao động thấp hơn quy định trong pháp luật về lao động, nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể đang áp dụng hoặc nội dung của hợp đồng lao động hạn chế các quyền khác của người lao động như toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động trái pháp luật; Công việc mà hai bên đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc bị pháp luật cấm; Nội dung của hợp đồng lao động hạn chế hoặc ngăn cản quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động thì Hợp đồng được xem là vô hiệu toàn phần. Còn Hợp đồng lao động vô hiệu từng phần khi nội dung của phần đó vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng.

Theo quy định tại Điều 73 BLLS thì: “Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể.” Nếu nội dung thỏa ước trái với quy định của pháp luật và không có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật, Người ký kết không đúng thẩm quyền; Việc ký kết không đúng quy trình thương lượng tập thể. Căn cứ Điều 401 BLTTDS thì Người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu, khi có căn cứ theo quy định của BLLĐ.

* Trình tự giải quyết yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu

Bước 1: Nộp đơn yêu cầu

Người nộp đơn yêu cầu theo quy định tại khoản 2 Điều 362 BLTDS và kèm theo tài liệu chứng minh yêu cầu là có căn cứ, hợp pháp.

Trường hợp xét thấy đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo đã đủ điều kiện thụ lý thì Thẩm phán thực hiện như sau :

– Thông báo cho người yêu cầu về việc nộp lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo nộp lệ phí.

– Người yêu cầu nộp cho Tòa án biên lai thu tiền lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự thì Tòa án thụ lý đơn yêu cầu.

Bước 2: Tòa án xem xét yêu cầu

Khác với các yêu cầu việc dân sự khác thời gian xem xét yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu: 10 ngày kể từ ngày thụ lý; Thời gian xem xét yêu cầu tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu: là 15 ngày, kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu. Hết thời hạn này, Tòa án phải ra quyết định mở phiên họp để xét đơn yêu cầu.

Trình tự để tiến hành giải quyết yêu cầu lao động

Trình tự để tiến hành giải quyết yêu cầu lao động

Trong thời gian xem xét yêu cầu Tòa án tiến hành xem xét việc ký kết thỏa ước lao động tập thể đã thưc hiện đúng về thẩm quyền, trình tự, nội dung.

Bước 3: Quyết định chấp nhận/không chấp nhận tuyên bố HĐLĐ vô hiệu, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp, Tòa án phải mở phiên họp để xét yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu.Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp, Tòa án phải mở phiên họp để xét yêu cầu tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu.

Nếu Quyết định chấp nhận chấp nhận tuyên bố HĐLĐ vô hiệu thì hợp đồng được xử lý theo quy định tại Điều 52 BLLĐ như sau:

– Đối với HĐLĐ bị tuyên bố vô hiệu từng phần:

a) Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên được giải quyết theo thỏa ước lao động tập thể hoặc theo quy định của pháp luật, như: Trong thời gian từ khi tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu từng phần đến khi hai bên sửa đổi, bổ sung phần nội dung bị tuyên bố vô hiệu thì quyền và lợi ích của người lao động được giải quyết theo quy định của nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể (nếu có) và quy định của pháp luật về lao động .

b) Các bên tiến hành sửa đổi, bổ sung phần của hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu để phù hợp với thỏa ước lao động tập thể hoặc pháp luật về lao động bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới theo quy định của pháp luật.

– Đối với HĐLĐ bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ:

a) Trong trường hợp do ký sai thẩm quyền quy định tại điểm b khoản 1 Điều 50 của BLLD thì cơ quan quản lý nhà nước về lao động hướng dẫn các bên ký lại; Hợp đồng lao động có toàn bộ nội dung của hợp đồng trái pháp luật bị hủy bỏ.

b) Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động được giải quyết theo quy định của pháp luật như sau:

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do toàn bộ nội dung của hợp đồng quy định quyền lợi của người lao động thấp hơn so với quy định của pháp luật về lao động, nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng thì người sử dụng lao động và người lao động có trách nhiệm giao kết hợp đồng lao động mới. Trong thời gian từ khi tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu từng phần đến khi hai bên sửa đổi, bổ sung phần nội dung bị tuyên bố vô hiệu hay ký hợp đồng mới thì quyền và lợi ích của người lao động được giải quyết theo quy định của nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể (nếu có) và quy định của pháp luật về lao động.

Nếu hợp đồng lao động vô hiệu có tiền lương thấp hơn so với quy định của pháp luật về lao động, nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng thì hai bên thỏa thuận lại theo quy định tại Khoản 1 Điều này. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn trả phần chênh lệch giữa tiền lương đã thỏa thuận với tiền lương trong hợp đồng lao động vô hiệu theo thời gian thực tế làm việc của người lao động nhưng tối đa không quá 12 tháng.

Trường hợp hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do công việc mà hai bên đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc bị pháp luật cấm thì phải giao kết hợp đồng mới nếu không thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả cho người lao động một khoản tiền do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất cứ mỗi năm làm việc bằng một tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố tại thời điểm có quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ.

  1. Yêu cầu xem xét tính hợp pháp của cuộc đình công

Đình công là một hiện tượng trong quan hệ lao dộng, phát sinh giữa người lao động và người sử dụng lao động, sự mâu thuẫn phải đến mức không thể giải quyết bàng các biện pháp thương lượng thông thường. Theo khoản 1 Điều 209 Bộ luật lao động 2012 quy định: đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động. Như vậy việc đình công không nhằm mục đích giải quyết tranh chấp lao dộng của một cá nhân vì nó không thể hiện được mức độ, phạm vi cũng như những vi phạm về quyền và lợi ích của một mối quan hệ lao động, nên đình công phải là sự ngừng việc nhằm giải quyết tranh chấp lao động tập thể. Việc đình công được quyền tổ chức sau thời hạn 05 ngày kể từ ngày Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải thành mà một trong các bên không thực hiện thỏa thuận đã đạt được.

Hướng dẫn đình công đúng quy định pháp luật

Hướng dẫn đình công đúng quy định pháp luật

Nhưng sự chưa tìm hiểu kỹ càng các quy định của pháp luật nên có những cuộc đình công xảy ra không hợp pháp hoặc có tranh chấp về tính hợp pháp của cuộc đình công nên các bên có quyền yêu cầu Tòa án xem xét công nhận tính hợp pháp của cuộc đình công trong thời hạn 03 thángkể từ ngày chấm dứt đình công.

Bước 1: Nộp đơn

Các bên nộp đơn có nội dung chính được quy định tại khoản 2 Điều 223 Bộ luật lao động, kèm theo đơn các bản sao quyết định đình công, quyết định hoặc biên bản hoà giải của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp lao động tập thể, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc xét tính hợp pháp của cuộc đình công.

Bước 2: Xem xét tính hợp pháp của cuộc đình công

Thẩm quyền nhận đơn và xem xét giải quyêt yêu cầu về lao động bước đầu là Tòa án nhân dân cấp Tỉnh nơi xảy ra đình công theo quy định tại Điều 225 Bộ luật lao động và Điều 405 BLTTDS.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn yêu cầu, Thẩm phán được phân công chủ trì việc giải quyết đơn yêu cầu phải ra quyết định đưa việc xét tính hợp pháp của cuộc đình công ra xem xét.

Phiên hợp xét tính hợp pháp của cuộc đình công:

a. Thành phần tham gia phiên họp:

– Hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình công gồm ba Thẩm phán; Thư ký Tòa án ghi biên bản phiên họp.

– Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp.

– Đại diện tổ chức đại diện tập thể lao động và người sử dụng lao động.

– Đại diện cơ quan, tổ chức theo yêu cầu của Tòa án.

b. Trình tự phiên họp:Theo quy định tại Điều 231 Bộ luật lao động và Điều 411 BLTTDS:

Mở đầu phiên họp, Thẩm phán chủ trì phiên họp công bố quyết định mở phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công và tóm tắt nội dung đơn yêu cầu.

Sau đó, đại diện tổ chức đại diện tập thể lao động và đại diện của người sử dụng lao động trình bày ý kiến của mình, đại diện cơ quan, tổ chức tham gia phiên họp trình bày ý kiến khi được thấm phán yêu cầu.

Cuối cùng, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc xét tính hợp pháp của cuộc đình công.

Quyết định xét tính hợp pháp của đình công được quyết định theo đa số và được công bố công khai tại tòa và gửi ngay cho Ban chấp hành công đoàn và người sử dụng lao động, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.

Quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công có thể bị kháng cáo kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm, TAND cấp cao có thẩm quyền giải quyết kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định của TAND cấp tỉnh về tính hợp pháp của cuộc đình công trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

4.8 (10 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 823 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *