Dịch vụ tư vấn phương án lao động khi mua bán doanh nghiệp Cần Thơ là dịch vụ mà các doanh nghiệp nên tiếp cận. Xây dựng phương án lao động là thủ tục bắt buộc, đảm bảo về mặt pháp lý khi mua bán doanh nghiệp ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động. Luật sư sẽ cung cấp cho Quý bạn đọc một cách chi tiết, cụ thể các vấn đề pháp lý: lập phương án sử dụng lao động, thủ tục,… thông qua bài viết dưới đây.
Phương án lao động khi mua bán doanh nghiệp tại Cần Thơ
Mục Lục
Quy định về xây dựng phương án lao động khi mua bán doanh nghiệp
Khi nào phải xây dựng phương án lao động?
Căn cứ theo khoản 3, khoản 4 Điều 42 và khoản 1 Điều 43 Bộ luật Lao động 2019 quy định các trường hợp cần phải xây dựng phương án sử dụng lao động cụ thể như sau:
- Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật Lao động 2019; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng.
- Trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 Bộ luật Lao động 2019.
- Trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động thì người sử dụng lao động phải xây dựng phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 Bộ luật Lao động 2019.
Như vậy, 03 trường hợp phải xây dựng phương án lao động là:
- Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động;
- Trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc;
- Trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động.
Trường hợp lập phương án lao động
Nội dung phương án sử dụng lao động
Căn cứ theo khoản 1 Điều 44 Bộ luật Lao động 2019, phương án sử dụng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
- Số lượng và danh sách người lao động tiếp tục được sử dụng, người lao động được đào tạo lại để tiếp tục sử dụng, người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian;
- Số lượng và danh sách người lao động nghỉ hưu;
- Số lượng và danh sách người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động;
- Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động và các bên liên quan trong việc thực hiện phương án sử dụng lao động;
- Biện pháp và nguồn tài chính bảo đảm thực hiện phương án.
Thủ tục xây dựng phương án lao động
Xây dựng dựng phương án sử dụng lao động phải tuân theo trình tự, thủ tục sau:
Bước 1: Rà soát, lập danh sách toàn bộ người lao động của doanh nghiệp, bao gồm:
- Đang làm việc theo hợp đồng lao động;
- Đang phải ngừng việc theo quy định tại Điều 99 Bộ luật lao động 2019;
- Đang nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo quy định;
- Đang nghỉ việc hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Đang nghỉ việc không hưởng lương theo quy định tại khoản 3 Điều 115 Bộ luật lao động 2019;
- Đang tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 30 Bộ luật lao động.
Bước 2: Rà soát cơ cấu tổ chức, hệ thống định mức, các vị trí chức danh công việc và định hướng chiến lược phát triển doanh nghiệp sau khi mua bán doanh nghiệp để tiến hành phân loại toàn bộ người lao động, lập danh sách người lao động
- Tiếp tục được sử dụng;
- Người lao động được đào tạo lại để tiếp tục sử dụng;
- Người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian;
- Nghỉ hưu;
- Phải chấm dứt hợp đồng lao động.
Bước 3: Doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại chốt danh sách lao động tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp
Bước 4: Dự kiến thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động, tính toán chế độ và dự toán kinh phí giải quyết chế độ đối với người lao động dôi dư.
Bước 5: Tổng hợp phương án sử dụng lao động
Bước 6. Phối hợp với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở tổ chức đối thoại tại nơi làm việc hoặc Hội nghị người lao động để lấy ý kiến về phương án sử dụng lao động.
Bước 7: Hoàn thiện phương án sử dụng lao động trình cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt.
Bước 8. Sau khi cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp lại, doanh nghiệp xác định thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động, rà soát danh sách và chế độ của từng người lao động; công khai phương án sử dụng lao động trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được phê duyệt; trường hợp có sự thay đổi so với phương án sử dụng lao động đã được phê duyệt, doanh nghiệp tính toán lại và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh.
Cơ sở pháp lý: Điều 43, Điều 44 Bộ luật lao động 2019
Phương án sử dụng lao động có bắt buộc đăng ký không?
Pháp luật lao động không quy định việc bắt buộc đăng ký phương án sử dụng lao động.
Tuy nhiên, căn cứ tại khoản 2 Điều 44 Bộ luật Lao động 2019, phương án lao động này cần trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Phương án sử dụng lao động phải được thông báo công khai cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được thông qua.
Bắt buộc xây dựng phương án lao động?
Nội dung dịch vụ tư vấn phương án lao động khi mua bán doanh nghiệp tại Cần Thơ
Luật sư chuyên môn lĩnh vực lao động sẽ tư vấn xây dựng phương án sử dụng lao động ở Cần Thơ và hỗ trợ khách hàng:
- Hỗ trợ kiểm tra, rà soát chính sách quản lý, sử dụng lao động cho doanh nghiệp;
- Tư vấn phương án sử dụng lao động khi thay đổi cơ cấu;
- Tư vấn quy trình cơ cấu người lao động theo quy định của pháp luật;
- Tư vấn, xây dựng quy trình kỷ luật lao động;
- Tư vấn về chính sách lương, trợ cấp cho người lao động;
- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến pháp luật lao động.
Phương án sử dụng lao động có ý nghĩa quan trọng đối với đơn vị sử dụng lao động trong trường hợp xảy ra việc thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế khi chấm dứt hợp đồng lao động. Tuy nhiên, phải hiểu rõ các nội dung cần có khi lập phương án lao động cũng như thủ tục xây dựng phương án. Thông qua bài viết này, nếu Quý bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc hoặc cần tư vấn vui lòng liên hệ Chuyên Tư Vấn Luật qua hotline 1900.63.63.87 để được luật sư lĩnh vực lao động tư vấn.
Bài viết liên quan phương án sử dụng lao động có thể bạn quan tâm: