Luật Lao Động

Chính sách điều chuyển lao động đúng luật

Vấn đề về điều chuyển lao động là một trong những vấn đề phổ biến ở các đơn vị sử dụng lao động. Vậy chính sách điều chuyển lao động đúng luật được quy định cụ thể như thế nào? Có được chuyển vị trí làm việc? Điều kiện và thủ tục để điều chuyển lao động sang một vị trí khác với hợp đồng lao động? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc các thông tin liên quan. Điều chuyển lao động và thay đổi vị trí việc làm

Điều chuyển lao động và thay đổi vị trí việc làm

Căn cứ để người sử dụng lao động điều chuyển lao động và thay đổi vị trí việc làm cho người lao động

Căn cứ điều 29 Bộ luật lao động 2019 quy định về chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động cụ thể như sau: Điều 29. Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động
  1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh thì người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm; trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm thì chỉ được thực hiện khi người lao động đồng ý bằng văn bản.
  2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.
  3. Người lao động chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động được trả lương theo công việc mới. Nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu.
  4. Người lao động không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm mà phải ngừng việc thì người sử dụng lao động phải trả lương ngừng việc theo quy định tại Điều 99 của Bộ luật này.
Trong quan hệ lao động, người sử dụng lao động là người có quyền quản lý, điều hành toàn bộ quá trình lao động của người lao động. Một trong những nội dung của quyền này là người sử dụng lao động chuyển người lao động sang làm công việc khác so với cam kết hợp đồng lao động. Tuy nhiên khi người sử dụng lao động sử dụng quyền này chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới điều kiện làm việc và đời sống của người lao động. Về nguyên tắc, người lao động chỉ có nghĩa vụ thực hiện công việc theo hợp đồng lao động đã giao kết, nếu người sử dụng lao động không bố trí đúng công việc theo hợp đồng cũng là lý do để người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất kinh doanh, người sử dụng lao động có thể gặp khó khăn đột xuất hoặc do nhu cầu cấp thiết phải tạm thời điều chuyển người lao động sang làm công việc khác với hợp đồng để tháo gỡ những khó khăn hoặc để giải quyết những nhu cầu cấp thiết trong sản xuất kinh doanh. Đây cũng là cách để người lao động sang san sẻ gánh nặng với người sử dụng lao động, đồng thời cũng là các để người lao động bảo vệ việc làm của mình, bảo vệ quan hệ lao động của hai bên. Theo căn cứ pháp luật trình bày trên thì người sử dụng lao động chỉ có thể điều chuyển người lao động làm công việc khác với hợp đồng trong các trường hợp như sau:
  • Quy định cụ thể trong nội quy của doanh nghiệp trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động;
  • Phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.
  • Không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trường hợp đã đủ 60 ngày mà muốn tiếp tục chuyển làm công việc khác so với hợp đồng thì phải được sự đồng ý của người lao động bằng văn bản, người lao động không đồng ý mà phải ngừng việc thì phải trả lương ngừng việc cho người lao động.
>>>Xem thêm: Giải quyết bài toán người lao động khi giải thể doanh nghiệp

Thỏa thuận điều chuyển người lao động qua nơi làm việc khác.

Thỏa thuận điều chuyển người lao động

Thỏa thuận điều chuyển người lao động

>>>Xem thêm: Hướng dẫn doanh nghiệp nhận hỗ trợ do tạm hoãn HĐLĐ hoặc cho LĐ nghỉ việc không lương do COVID-19 Địa điểm làm việc là một trong những nội dung bắt buộc trong hợp đồng lao động theo quy định tại điều 21 Bộ luật lao động 2019 . Trong các hợp đồng lao động thỏa thuận về địa điểm làm việc là tại 01 địa chỉ cụ thể hoặc theo sự sắp xếp của người sử dụng lao động hoặc có phụ lục hợp đồng bổ sung thỏa thuận này. Muốn điều chuyển lao động làm việc nơi khác so với Hợp đồng lao động phải đạt được sự đồng ý của người lao động. Người sử dụng lao động không đương nhiên có quyền điều chuyển người lao động đi làm việc nơi khác so với hợp đồng lao động. Như vậy, nếu không thuộc các trường hợp nêu tại điều 29 Bộ luật lao động 2019 thì phải có thỏa thuận trong hợp đồng nhưng trường hợp này cũng là tạm thời, quan hệ lao động vẫn tồn tại giữa công ty mẹ với người lao động. Người sử dụng lao động đã tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động đủ 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, nếu tiếp tục phải tạm thời chuyển người lao động đó làm công việc khác so với hợp đồng lao động thì phải được sự đồng ý của người lao động bằng văn bản. Điều khoản này tạo nên sự hợp lý trong thực tiễn hiện nay, nhiều doanh nghiệp lấy các lý do điều chuyển lao động nhằm lách luật, không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng lao động, đồng thời cũng bảo về người lao động khi bị điều chuyển đi làm tại nơi không thỏa thuận trong hợp đồng với một khoảng thời gian dài. Nếu Người sử dụng lao động muốn người lao động của mình đi làm công việc khác trong thời gian nhiều hơn 60 ngày, bắt buộc phải có sự đồng ý bằng văn bản của người lao động. Chính quy định này tạo nên sự khách quan, công bằng và dân chủ cho điều luật, nhằm thực hiện đúng tinh thần của pháp luật lao động là bảo vệ quyền lợi người lao động lên hàng đầu

Tiền lương khi điều chuyển lao động và thay đổi vị trí làm việc của người lao động

Căn cứ theo Khoản 3 Điều 29 Bộ luật lao động 2019 quy định về tiền lương của người lao động khi bị điều chuyển lao động: “Người lao động chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động được trả lương theo công việc mới. Nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu”.

Điều chuyển do trường hợp bất khả kháng, trở ngại khách quan

Theo khoản 1 Điều 29 Bộ luật lao động 2019 quy định khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh thì người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm; trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm thì chỉ được thực hiện khi người lao động đồng ý bằng văn bản. Những trường hợp trên được xem là sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan mà người sử dụng không thể lường trước được bất khả kháng, trở ngại khách quan theo quy định nêu trên. >>>Xem thêm: Luật Lao Động Về Chế Độ Nghỉ Phép

Xác định nghĩa vụ của người sử dụng lao động

  • Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;
Nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng phải thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, đó là nghĩa vụ căn bản, quan trọng nhất với tư cách là chủ thể quan hệ lao động. Bên cạnh đó, vì là người được quyền quản lý lao động, người sử dụng lao động có nghĩa vụ tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động, không ỷ thế là người nắm tài sản, nắm quyền quản lý để chà đạp, làm tổn hại danh dự, nhân phẩm của người lao động với tư cách của người bị lệ thuộc, người làm thuê.
  • Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;
  • Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động;
  • Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
  • Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động.
Pháp luật đòi hỏi người sử dụng lao động tuân thủ các nguyên tắc, thủ tục, nội dung có liên quan đến việc sử dụng lao động, bảo đảm dân chủ trong doanh nghiệp, bảo đảm các điều kiện lao động, chịu sự kiểm soát và chịu trách nhiệm trước các cơ quan nhà nước về việc sử dụng lao động.

Thông tin liên hệ Luật sư

Thông tin liên hệ Luật sư Chuyên tư vấn luật

Thông tin liên hệ Luật sư Chuyên tư vấn luật

Chuyên tư vấn luật nhận hỗ trợ, hướng dẫn trợ giúp pháp luật trực tuyến qua các hình thức như sau:
  • Để được hỗ trợ, hướng dẫn trợ giúp pháp luật hình sự qua EMAIL: Thực hiện bằng cách gửi mail trình bài nội dung tư vấn đính kèm tư liệu/tài liệu liên quan đến E-mai: chuyentuvanluat@gmail.com, sẽ được Luật sư hình sự trả lời bằng văn bản qua email, giải quyết nhanh chóng các vấn đề nhất
  • Để được hỗ trợ, hướng dẫn trợ giúp pháp luật hình sự qua tổng đài điện thoại: Chỉ cần dùng điện thoại cá nhân gọi về số tổng đài trực tuyến 1900.63.63.87và trình bày nội dung cần hỗ trợ pháp luật hình sự với luật sư. Mọi vướng mắc pháp lý của bạn sẽ được Luật sư Chuyên tư vấn luật lắng nghe và tận tình giải đáp.
  • Tư vấn luật hình sự online qua ZALO: Công Ty Luật Long Phan
  • Hỗ trợ tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến FACEBOOK: Chuyên Tư Vấn Pháp Luật
  • Hỗ trợ, hướng dẫn trợ giúp pháp luật hình sự trực tiếp tại TRỤ SỞ CÔNG TY: Tầng 14 Tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, quận 3, TP.HCM
  • Văn Phòng giao dịch: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Bình Thạnh, HCM
Trên đây là một số tư vấn sơ lược về Thủ tục thực nghiệm điều tra và vai trò của luật trong quá trình thực nghiệm điều tra. Để tìm hiểu các vấn đề pháp lý liên quan về lĩnh vực hợp đồng dân sự quý khách có thể truy cập TƯ VẤN LUẬT LAO ĐỘNG để tham khảo một cách chi tiết và kịp thời nhất, đồng thời bạn đọc vui lòng liên hệ qua số HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn và hỗ trợ. Xin cảm ơn! *Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

4.8 (11 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 823 bài viết