Luật Lao Động

Cam kết không mang thai trong thời gian làm việc có vi phạm pháp luật?

Cam kết không mang thai trong thời gian làm việc có vi phạm pháp luật? Thực tế cho thấy trước khi vào làm việc tại công ty, người sử dụng lao động yêu cầu người lao động nữ phải cam kết không mang thai trong thời gian làm hoặc điều này có thể được quy định trong nội quy công ty, nếu thực hiện sai bản cam kết, người lao động có thể bị xử lý kỷ luật. Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho quý bạn đọc về vấn đề này.

Cam kết không mang thai trong thời gian làm việc

Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động

Điều 15 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động như sau:

  • Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.
  • Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.

Với quy định này, người sử dụng lao động và người lao động được tự do thỏa thuận trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực. Tuy nhiên, việc tự do thỏa thuận không trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.

Có được yêu cầu lao động nữ cam kết không có thai trong thời gian làm việc?

Theo Điều 10 Pháp lệnh dân số năm 2003, sửa đổi bổ sung năm 2008 thì mỗi cặp vợ chồng có quyền quyết định thời gian và khoảng cách sinh con vì vậy không ai có quyền tác động, cản trở, cưỡng bức thực hiện kế hoạch hóa của các gia đình. Trong quan hệ lao động, việc người sử dụng lao động áp đặt “cấm” người lao động nữ mang thai là trái pháp luật.

Căn cứ theo khoản 3 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 có quy định rằng người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Tuy nhiên, cam kết này thực tế là sự thỏa thuận mang tính song phương, hai bên cùng nhất trí và ký kết cam kết này. Khi đã ký vào cam kết có nghĩa là đồng thuận hoàn toàn với những yêu cầu của công ty. Khi cho người lao động nghỉ việc vì mang thai thì đây không phải là hoạt động đơn phương chấm dứt hợp đồng.

Vì vậy, rất khó để có thể nói doanh nghiệp vi phạm pháp luật khi yêu cầu người lao động nữ cam kết không mang thai trong thời gian làm việc vì người lao động đồng ý ký vào cam kết.

Quy định về các thỏa thuận trong hợp đồng lao động 

Quy định về các thỏa thuận trong hợp đồng lao động 

>> Xem thêm: Thủ tục khiếu nại trong tranh chấp lao động

Giá trị pháp lý của bản cam kết không mang thai trong thời gian làm việc

Như đã phân tích ở trên, công ty bắt buộc người lao động trước khi vào làm việc phải viết bản cam kết không mang thai trong thời gian làm việc tại công ty sẽ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. Tuy nhiên, bản cam kết là sự thỏa thuận tự nguyện giữa hai bên, khi người lao động đồng ý với yêu cầu của người sử dụng lao động, ký vào bản cam kết thì bản cam kết vẫn có giá trị pháp lý. Có thể nói đây là sự “đánh đổi” của người lao động.

>> Xem thêm: Hướng dẫn người lao động khiếu nại, tố cáo khi bị chèn ép buộc thôi việc

Không thực hiện đúng cam kết, người lao động nên xử lý như thế nào?

Mặc dù đã có cam kết theo yêu cầu của công ty, nhưng người lao động mang thai trong thời gian làm việc, khi đó, công ty cho rằng người lao động vi phạm cam kết để chấm dứt hợp đồng lao động là hành vi không chỉ vi phạm về pháp luật dân số mà còn vi phạm cả pháp luật lao động.

Trường hợp này, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, người lao động có quyền gửi đơn tới Cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết: Phòng lao động – thương binh và xã hội… hoặc làm đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp.

Buộc thôi việc khi mang thai trong thời gian làm việc được không?

Buộc thôi việc khi mang thai trong thời gian làm việc được không?

>> Xem thêm: Hướng xử lý khi bị công ty đuổi việc

Luật sư tư vấn về vấn đề không mang thai trong thời gian làm việc

Với kiến thức chuyên môn cao về nghiệp vụ pháp lý, am hiểu về pháp luật và giàu kinh nghiệm thực tế, luật sư sẽ đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho quý khách hàng về vấn đề pháp lý có liên quan đến cam kết không mang thai trong thời gian làm việc, cụ thể như:

  • Tư vấn chi tiết về giá trị pháp lý của bản cam kết không mang thai trong thời gian làm việc.
  • Hướng dẫn soạn thảo văn bản cần thiết để giải quyết tranh chấp.
  • Đưa ra giải pháp có lợi nhất cho khách hàng.
  • Hỗ trợ giải quyết tranh chấp nhằm đảm bảo quyền lợi khách hàng.
  • Trao đổi trực tiếp với bên thứ ba, làm việc với cơ quan nhà nước.
  • Tham gia tố tụng khi cần thiết.

Nếu bị yêu cầu cam kết không mang thai, người lao động nữ có thể liên hệ với cơ quan chức năng để được bảo vệ. Bài viết trên đây giải đáp một số vấn đề liên quan đến cam kết không mang thai trong thời gian làm việc. Nếu quý bạn đọc cảm thấy quyền lợi chính đáng của mình bị xâm phạm vui lòng liên hệ ngay cho Luật sư tư vấn Lao động hoặc HOTLINE: 1900.63.63.87 để được hỗ trợ kịp thời.

>>>Bài viết có thể bạn quan tâm:

4.5 (14 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 754 bài viết