Luật Hôn Nhân Gia Đình

Ly hôn khi mất giấy chứng nhận đăng ký kết hôn

Trường hợp ly hôn khi mất giấy chứng nhận đăng ký kết hôn có thể gặp phải một số khó khăn và thủ tục pháp lý phức tạp. Việc mất giấy chứng nhận đăng ký kết hôn không có nghĩa là bạn không thể ly hôn. Tuy nhiên, quy trình ly hôn trong tình huống này có thể phức tạp hơn. Cần làm gì để khôi phục giấy chứng nhận đăng ký kết hôn hoặc xác nhận tình trạng hôn nhân? Bài viết dưới đây sẽ thông tin cụ thể đến quy độc giả về nội dung này.

Giấy đăng ký kết hôn bị mất có thể ly hôn được không?

Mất giấy chứng nhận đăng ký kết hôn có ly hôn được không?

Trường hợp mất giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, bạn vẫn có thể ly hôn được. Tuy nhiên, bạn cần thực hiện một số thủ tục sau:

  1. Xin cấp lại giấy chứng nhận đăng ký kết hôn: Bạn cần liên hệ với cơ quan hộ tịch nơi bạn đã đăng ký kết hôn trước đây để xin cấp bản sao giấy đăng ký kết hôn.
  2. Nộp hồ sơ ly hôn: Khi nộp hồ sơ ly hôn, bạn cần nêu rõ trong đơn ly hôn lý do không có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn bản gốc.

Vì vậy, dù mất giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, bạn vẫn có thể thực hiện thủ tục ly hôn nếu thực hiện đúng các thủ tục pháp lý.

>> Xem thêm: Khi nào con được chọn người nuôi dưỡng khi cha mẹ ly hôn?

Thủ tục đơn phương ly hôn trong trường hợp mất giấy đăng ký kết hôn

Theo quy định chung tại khoản 5 Điều 189 BLTTDS 2015, hồ sơ khởi kiện vụ án ly hôn gồm có:

  • Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
  • Chứng minh nhân dân của vợ và chồng; Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);
  • Giấy khai sinh của các con (nếu có con chung, bản sao có chứng thực);
  • Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu với tài sản chung (nếu có tài sản chung vợ chồng, bản sao có chứng thực);
  • Đơn ly hôn (Tùy từng trường hợp, vợ chồng có thể nộp đơn khởi kiện ly hôn đơn phương hoặc đơn yêu cầu ly hôn thuận tình).

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ nêu trên, cá nhân có thể nộp hồ sơ cho Tòa án nhân dân cấp huyện, nơi có thẩm quyền giải quyết ly hôn ở cấp sơ thẩm theo quy định tại Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Tòa án nhân dân cấp huyện là cơ quan có thẩm quyền giải quyết ly hôn

Tòa án nhân dân cấp huyện là cơ quan có thẩm quyền giải quyết ly hôn

Hướng giải quyết khi thuận tình ly hôn nhưng mất giấy đăng ký kết hôn

Do đó, khi yêu cầu ly hôn, người có yêu cầu phải nộp kèm theo hồ sơ ly hôn là bản chính giấy chứng nhận kết hôn nhưng nếu giấy này bị mất thì có thể dùng các loại giấy tờ sau để thay thế:

  • Bản sao từ sổ gốc (trích lục) đăng ký kết hôn: Cơ quan đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao. Bản sao từ sổ gốc có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc (khoản 1 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP);
  • Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn đã được đăng ký lại: Trước đây, vợ chồng đã đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01/01/2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính đăng ký kết hôn đều bị mất (Điều 24 Nghị định 123/2015/NĐ-CP) thì có thể yêu cầu đăng ký lại kết hôn.

Như vậy, trong trường hợp vợ chồng bị mất đăng ký kết hôn thì có thể sử dụng 03 loại giấy tờ nêu trên thay thế để nộp hồ sơ ly hôn.

Mất giấy chứng nhận kết hôn thì làm lại ra sao?

Để thực hiện thủ tục đăng ký lại kết hôn vợ chồng thực hiện thủ tục theo quy định tại Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
Hồ sơ đăng ký lại kết hôn gồm các giấy tờ sau:
  • Tờ khai theo mẫu quy định;
  • Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn được cấp trước đây. Nếu không có bản sao Giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao hồ sơ, giấy tờ cá nhân có các thông tin liên quan đến nội dung đăng ký kết hôn.
Thủ tục giải quyết khi mất giấy chứng nhận kết hôn:
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp – hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ. Nếu thấy hồ sơ đăng ký lại kết hôn là đầy đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật thì công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện đăng ký lại kết hôn như trình tự quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật Hộ tịch 2014.
  • Nếu việc đăng ký lại kết hôn thực hiện tại UBND cấp xã không phải là nơi đã đăng ký kết hôn trước đây thì công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch UBND có văn bản đề nghị UBND nơi đăng ký kết hôn trước đây kiểm tra, xác minh về việc lưu giữ sổ hộ tịch tại địa phương.
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, UBND nơi đã đăng ký kết hôn trước đây tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn bản về việc còn lưu giữ hoặc không lưu giữ được sổ hộ tịch.
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh về việc không còn lưu giữ được sổ hộ tịch tại nơi đã đăng ký kết hôn, nếu thấy hồ sơ đầy đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện việc đăng ký lại kết hôn.
Quan hệ hôn nhân được công nhận kể từ ngày đăng ký kết hôn trước đây và được ghi rõ trong Giấy chứng nhận kết hôn, Sổ hộ tịch. Trường hợp không xác định được ngày, tháng đăng ký kết hôn trước đây thì quan hệ hôn nhân được công nhận từ ngày 01 tháng 01 của năm đăng ký kết hôn trước đây.

>> Xem thêm: Chồng có quyền giành quyền nuôi con khi vợ cũ tái hôn

Luật sư tư vấn thủ tục ly hôn

  • Tư vấn về quyền yêu cầu Toà án giải quyết ly hôn;
  • Tư vấn các căn cứ cho ly hôn;
  • Tư vấn các quy định về thuận tình ly hôn và ly hôn theo yêu cầu của một bên;
  • Tư vấn ly hôn có yếu tố nước ngoài, ly hôn với người nước ngoài;
  • Tư vấn các quy định về trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau ly hôn;
  • Tư vấn về cấp dưỡng con khi ly hôn;
  • Tư vấn nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn và thủ tục chia tài sản;
  • Tư vấn phân chia tài sản chung vợ chồng sau khi ly hôn;
  • Tư vấn thủ tục giải quyết ly hôn nhanh.

Sau khi khôi phục giấy chứng nhận hoặc có đủ bằng chứng thay thế, bạn có thể tiếp tục quá trình ly hôn. Quy trình ly hôn có thể bao gồm việc nộp đơn ly hôn, tham gia phiên tòa và giải quyết các vấn đề liên quan đến tài sản và quyền nuôi con (nếu có). Nếu có thắc mắc liên quan hay cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, hãy liên hệ ngay cho TƯ VẤN LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH của chúng tôi qua Hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ. Xin cảm ơn.

>>>Bài viết có thể bạn quan tâm:

4.5 (13 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 754 bài viết