Luật Dân sự

Hướng dẫn kiện đòi tài sản đánh rơi mà người nhặt không trả

Cố tình chiếm đoạt tài sản đánh rơi là vấn đề xảy ra khá phổ biến hiện nay làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của CHỦ SỞ HỮU, vi phạm quy định của pháp luật. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc tham khảo thêm về trách nhiệm của người nhặt được tài sản đánh rơi và thủ tục kiện đòi tài sản đánh rơi mà người nhặt không trả.

trả lại của rơi cho chủ sở hữu

Trả lại của rơi cho chủ sở hữu

Trách nhiệm của người nhặt được tài sản đánh rơi

Nhặt được của rơi trả lại người đánh mất là một trong những phẩm chất tốt đẹp thể hiện nét đẹp văn hóa,  sự tiến bộ, văn minh của xã hội và cần được phát huy, phổ biến rộng rãi trong cuộc sống.

Quy tắc đạo đức này cũng được quy định trong các văn bản pháp luật cụ thể là Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, khi nhặt được tài sản đánh rơi, người nhặt được phải trả lại tài sản cho người đánh rơi nếu biết thông tin liên lạc hoặc địa chỉ của người đó. Trường hợp không biết địa chỉ hoặc thông tin liên lạc của người đánh rơi, người nhặt được tài sản phải có trách nhiệm thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để các cơ quan này thực hiện việc công khai thông báo đến chủ sở hữu.

tài sản đánh rơi

Tài sản đánh rơi

Có xác lập quyền sở hữu của mình với tài sản nhặt được không?

QUYỀN SỞ HỮU theo quy định của pháp luật bao gồm: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản. Khi không có căn cứ chấm dứt quyền sở hữu được quy định tại Điều 237 Bộ luật Dân sự 2015 thì đương nhiên tài sản không thể thuộc sở hữu của người khác.

Đánh rơi tài sản không thuộc một trong các trường hợp chấm dứt quyền sở hữu theo quy định của pháp luật, vì vậy đánh rơi tài sản không đồng nghĩa với việc người đánh rơi bị mất quyền sở hữu với tài sản đó và người nhặt được tài sản đó cũng không đương nhiên được XÁC LẬP quyền sở hữu với tài sản nhặt được.

Sau 01 năm, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền thông báo công khai về tài sản đánh rơi, tùy vào giá trị của tài sản mà người nhặt được có thể có hoặc không xác lập quyền sở hữu. Cụ thể,

  • Nếu tài sản đánh rơi có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở (1,6 triệu đồng theo quy định tại Nghị quyết 86/2019/QH14), tức nhỏ hơn hoặc bằng 16 triệu đồng thì quyền sở hữu tài sản đó được xác lập cho người nhặt được tài sản.
  • Nếu tài sản đánh rơi có giá trị lớn hơn 16 triệu đồng thì tài sản đó thuộc sở hữu Nhà nước, người nhặt được được hưởng một khoản tiền tùy theo giá trị của tài sản, chi phí bảo quản theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 230 Bộ luật Dân sự 2015.
  • Riêng đối với trường hợp tài sản bị đánh rơi là tài sản thuộc di tích lịch sử – văn hóa thì tài sản đó thuộc về Nhà nước, người nhặt được nhận một khoản tiền thưởng.

Xử lý hành vi cố tình chiếm đoạt tài sản đánh rơi

Như đã phân tích ở trên, khi nhặt được tài sản đánh rơi, người nhặt phải trả lại hoặc thông báo đến cơ quan có thẩm quyền để tìm lại chủ sở hữu. Nếu người nhặt được tài sản cố tình muốn chiếm đoạt tài sản đánh rơi sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Xử lý hành chính

Hành vi cố tình không trả lại tài sản đánh rơi được xếp vào loại hành vi chiếm giữ trái phép tài sản của người khác, vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác theo điểm e khoản 2 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Hành vi này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

  • Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền
  • Mức xử phạt: Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
  • Hình thức xử phạt bổ sung có thể: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
  • Có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nếu là người nước ngoài vi phạm.

Xử lý hình sự

Trường hợp hành vi cố tình chiếm đoạt tài sản đánh rơi có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội nhất định, người có hành vi đó sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cụ thể, khi hành vi cố tình chiếm đoạt tài sản đánh rơi thỏa mãn các điều kiện theo quy định tại Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017, người nhặt được tài sản và cố tình không trả cho người mất sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội chiếm giữ trái phép tài sản.

Tội sử dụng trái phép tài sản

Xử lý hình sự hành vi chiếm giữ trái phép tài sản

Tùy theo giá trị của tài sản và mức độ nguy hiểm của hành vi, người phạm tội có thể bị xử lý như sau:

  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
  • Phạt tù từ 1 năm đến 5 năm

Khởi kiện đòi tài sản đánh rơi

Khi tài sản thuộc sở hữu của mình bị chiếm hữu trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích được pháp luật quy định, chủ sở hữu tài sản có quyền đòi lại tài sản.

Theo quy định tại Điều 166 Bộ luật Dân sự 2015, chủ sở hữu tài sản hoặc người chiếm hữu tài sản hợp pháp có quyền đòi lại tài sản từ người nhặt được cố tình không trả tài sản nói riêng và từ những người chiếm hữu tài sản của mình mà không có căn cứ pháp luật nói chung.

>>> Tham khảo thêm: THỦ TỤC KIỆN ĐÒI TÀI SẢN BỊ CHIẾM ĐOẠT TRÁI PHÉP

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết

Theo quy định tại khoản 2 Điều 26 và điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Tòa án nhân dân nơi cư trú của bị đơn là cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc đòi tài sản (tranh chấp quyền sở hữu tài sản).

Theo quy định tại Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, nếu nguyên đơn không có thông tin về địa chỉ của bị đơn hoặc bị đơn là cá nhân không có nơi cư trú, nguyên đơn có thể lựa chọn Tòa án có thẩm quyền giải quyết Thủ tục khởi kiện.

Hồ sơ khởi kiện

Người khởi kiện nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền

Hồ sơ bao gồm:

  • Đơn khởi kiện
  • Các tài liệu, chứng cứ kèm theo
  • giấy tờ pháp lý cá nhân, sổ hộ khẩu (có chứng thực hoặc công chứng)
  • Giấy tờ pháp lý khác của người khởi kiện, đương sự khác
  • Bản liệt kê các tài liệu nộp cùng đơn khởi kiện.

>>> Tham khảo thêm: TÀI LIỆU CHỨNG CỨ KHI NỘP ĐƠN KHỞI KIỆN DÂN SỰ

Với đội ngũ Luật sư Dân sự dày dặn kinh nghiệm, Công ty Luật Long Phan PMT xin hỗ trợ quý khách hàng trong các công việc sau đây:

  • Hỗ trợ tư vấn quy định của pháp luật về quyền sở hữu tài sản
  • Hỗ trợ tư vấn quy định của pháp luật về thủ tục khởi kiện tại Tòa án
  • Soạn thảo đơn khởi kiện và chuẩn bị hồ sơ khởi kiện
  • Đại diện theo ủy quyền tham gia tranh tụng tại Tòa án

Trên đây là toàn bộ bài viết tư vấn chi tiết của chúng tôi về những trường hợp được nộp đơn khởi kiện lại khi bị Tòa ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Nếu quý bạn đọc có bất cứ khó khăn, thắc mắc liên quan đến các quy định về khởi kiện lại hoặc cần tư vấn luật dân sự có thể gọi ngay vào HOTLINE 1900.63.63.87 email: chuyentuvanluat@gmail.com. để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn!

5 (15 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 754 bài viết