Luật Đất Đai

Kiện đòi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một trong những giấy tờ quan trọng liên quan đến việc công nhận quyền sử dụng đất. Khi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị người khác giữ muốn lấy lại có được khởi kiện ra tòa án nhân dân yêu cầu giải quyết? Trình tự thủ tục như thế nào? Qua bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn đọc làm rõ vấn đề trên.

cơ sở pháp lý cho việc khởi kiện đòi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa rõ rang
Pháp luật hiện chưa quy định rõ ràng việc khởi kiện đòi lại sổ đỏ, gây khó khăn cho người sử dụng đất

>>Xem thêm:Nhờ luật sư giải quyết kiện đòi đất của cha mẹ không có giấy tờ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì?

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại (khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai) là: “chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”

(Căn cứ Điều 105 Bộ Luật Dân sự):

Căn cứ Điều 115 BLDS:

  • Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ;
  • Quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.

Như vây, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ); quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất không được coi là tài sản.

Quyền sử dụng đất là quyền tài sản theo Điều 105. Còn Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là tài sản và không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân (nó chỉ là giấy tờ chứa đựng quyền sử dụng đất).

Có được khởi kiện vụ án để đòi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?

Tòa án không giải quyết đòi lại sổ đỏ
Khởi kiện vụ án đòi lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Như đã phân tích, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là một loại “tài sản” mà chỉ là chứng thư biểu thị quyền tài sản của chủ sử dụng đất. Do đó, người sử dụng đất không thể “kiện đòi” theo đúng nghĩa đen, ngoại trừ trường hợp bị người khác cố tình chiếm giữ GCNQSDĐ của mình trái phép. 
  • Trong trường hợp tranh chấp về GCNQSDĐ thường có bản chất là tranh chấp đất đai (tranh chấp về quyền sở hữu) hoặc tranh chấp liên quan đến đất đai thì người sử dụng đất có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết 
  • Tòa án có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp dân sự liên quan đến quyền sở hữu; các quyền khác đối với tài sản.
  • Do vậy, cần xác định bản chất của tranh chấp để làm rõ nội dung trong đơn khởi kiện. Người khởi kiện có thể yêu cầu Tòa án giải quyết nội dung tranh chấp đồng thời yêu cầu Tòa án buộc người đang chiếm giữ trái phép trả lại GCNQSDĐ. Nói cách khác, người khởi kiện cần xác định đúng yêu cầu khởi kiện của mình và thể hiện rõ trong đơn.
  • Trường hợp là tranh chấp đất đai theo quy định của Luật Đất đai thì người khởi kiện cần thực hiện thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất theo đúng thủ tục trước khi khởi kiện ra Tòa án.

Căn cứ: Điều 202, 203 Luật Đất đai 2013; Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (sđbs 2019, 2020) và khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP

Hướng giải quyết

cách lấy lại sổ đỏ
Hướng dẫn giải quyết trong trường hợp người sử dụng đất bị chiếm giữ sổ đỏ trái phép

Trong trường này chúng ta có quyền:

Yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận.

Theo quy định tại (Điều 77 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/4/2014) quy định cụ thể như sau:

  • Hộ gia đình và cá nhân, cộng đồng dân cư phải khai báo về việc bị mất GCN
  • UBND cấp xã có trách nhiệm niêm yết thông báo mất GCN tại trụ sở UBND cấp xã.
  • Sau 30 ngày tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; người bị mất GCN nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại GCN.
  • Văn phòng Đăng ký đất đai có trách nhiệm: kiểm tra hồ sơ; trích lục bản đồ địa
  • Lập hồ sơ trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định
  • Đồng thời ký cấp lại GCN quyền sử dụng đất; …”.

Như vậy, chúng ta sẽ có thể làm lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; trong trường hợp bị mất theo quy định của pháp luật về Đất đai.

Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi về nội dung trên. Quý bạn đọc có nhu cầu tư vấn pháp luật chi tiết vui lòng liên hệ Chuyên Tư Vấn Luật qua hotline 1900 63 63 87 để được hỗ trợ. Xin cảm ơn./.

 

4.7 (18 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 895 bài viết