Luật Hình Sự

Không Cứu Giúp Người Khác Như Thế Nào Là Sẽ Chịu Trách Nhiệm Hình Sự?

Như các trang mạng xã hội và các kênh thông tin đại chúng vừa qua đã đưa tin, một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng đã xảy ra trên địa bàn TP. HCM. Điều đáng nói ở đây, tài xế lái xe taxi đã không cứu giúp nạn nhân sau tai nạn và bỏ đi. Điều này khiến cho người dân phẫn nộ, dư luận tranh cãi rằng không cứu giúp người khác như thế nào sẽ chịu trách nhiệm hình sự? đối với tài xế taxi Đặng Tấn Phú. Liên quan đến vấn đề này, chúng tôi sẽ làm rõ trong bài viết dưới đây.

Tài xế taxi không cứu giúp người
Tội không cứu giúp người

Diễn biến của vụ va chạm giao thông

Rạng sáng ngày 25/06, một vụ TNGT giữa taxi và xe máy xảy ra tại một giao lộ Tân Hương và Võ Công Tồn, thuộc Quận Tân Phú, TP. HCM. Hậu quả của vụ tai nạn là cô gái trẻ đã tử vong và nam thanh niên phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Điều phải lưu tâm ở đây, sau khi trích xuất camera an ninh cho thấy tài xế taxi sau khi xuống xe nhìn hai nạn nhân trong vòng 13 giây thì lên xe rời đi. Ngoài ra, một số người đi đường chỉ nhìn cảnh người gặp nạn thì không đưa đi cấp cứu mà lại bỏ đi. Tại CQĐT, tài xế taxi khai sau tai nạn, xuống xe thấy nạn nhân co giật nên hoảng loạn và lái xe rời đi.

Thế thì hành vi nêu trên của tài xế taxi Đặng Tấn Phú có dấu hiệu phạm tội hay không?

Nếu lỗi không thuộc về tài xế?

Trong hoàn cảnh của vụ TNGT trên, trường hợp tài xế taxi không có lỗi gây ra vụ va chạm giao thông nhưng thấy nạn nhân đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết thì có thể bị phạt tù đến 05 năm theo quy định tại Điều 132 BLHS 2015.

Đối với tội danh này, mặt khách quan là hành vi không cứu giúp người khác khi thấy người đó đang ở trong tình trạng nguy hiểm. Tội phạm thực hiện bằng hành vi không hành động, họ biết người khác đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng nếu không được cứu giúp ngay thì có thể dẫn đến hậu quả chết người. Điều này được căn cứ trên các yếu tố:

  1. Hành vi thấy không chỉ là thông qua bằng mắt mà còn nghe thấy hoặc cảm nhận được tín hiệu về tình trạng nguy hiểm hoặc biết được thông qua từ nguồn khác như nghe người khác nói,…
  2. Dấu hiệu bắt buộc liên quan đến hành vi không cứu giúp phải gắn liền với việc người đó phải có điều kiện cứu giúp nạn nhân. Lúc này, chủ thể có đầy đủ khả năng, điều kiện và việc thực hiện hành vi này không gây nguy hại cho chủ thể phạm tội.
Tội không cứu giúp người
Tài xế taxi không cứu giúp người

      3. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi không cứu giúp dẫn đến nạn nhân chết là dấu hiệu tiên quyết đối với tội        danh này. Bởi lẽ có thể nạn nhân đã tử vong trước khi chủ thể biết được rằng nạn nhân đang trong tình trạng          nguy hiểm. Chủ thể không thực hiện hành vi cứu giúp và cũng không biết nạn nhân đã tử vong hay chưa thì            không cấu thành tội danh này.

Ngoài ra, theo như thông tin vụ án trên thì tài xế là người đã vô ý gây ra va chạm giao thông dẫn đến tình trạng nguy hiểm của nạn nhân. Đây là dấu hiệu tăng nặng khi định khung hình phạt, tuy nhiên với điều kiện là tài xế phải biết rằng mình là người vô ý đã gây ra tình trạng ấy.

Nếu lỗi thuộc về tài xế?

Trường hợp tài xế tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thì có thể bị phạt tù đến 15 năm theo Điều 260 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.

Đối với tội danh này, mặt khách quan là hành vi vi vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ, căn cứ vào các quy định định tại Luật giao thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền. Người điều khiển phương tiện vận tải giao thông đường bộ là người trực tiếp thực hiện chức năng vận hành phương tiện để phương tiện chuyển động và tham gia giao thông. Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc khi định danh tội phạm này vì Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ là tội phạm có cấu thành vật chất. Phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm giao thông đường bộ của người vi phạm là nguyên nhân tất yếu dẫn đến thiệt hại của nạn nhân.

Tội không cứu giúp người
Trách nhiệm hình sự do không cứu người

Bên cạnh đó hành vi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn là dấu hiệu tăng nặng đối với tội danh này.

Như vậy, qua thông tin báo chí hành vi bỏ mặc nạn nhân sau khi va chạm giao thông của tài xế là không thể chấp nhận được, vi phạm các quy chuẩn đạo đức xã hội dẫn tới dư luận lên án và phê phán gay gắt tài xế Đặng Tấn Phú. Tuy nhiên, chúng ta phải xem xét kết luận của cơ quan điều tra để định tội danh một cách chính xác đối với vị tài xế taxi này.

Trên đây là nội dung tư vấn về “Không cứu giúp người khác như thế nào là sẽ chịu trách nhiệm hình sự?”. Trường hợp Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc về nội dung bài viết hay cần hỗ trợ pháp luật, vui lòng liên hệ Chuyên Tư Vấn Luật qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

4.7 (17 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 898 bài viết