Luật Thừa Kế

Phân Chia Di Sản Khi Không Có Di Chúc

Theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 thì trong trường hợp người chết đi không để lại di chúc thì disản sẽ được chia theo pháp luật cho các đồng thừa kế. Điều 649 của Bộ luật này nêu rõ: “Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.”

Vậy hàng thừa kế là gì ? Tuy luật không có định nghĩa về khái niệm này. Tuy nhiên, căn cứ trên việc phân chia hàng thừa kế, có thể hiểu hàng thừa kế chính là việc sắp xếp những người thân thích, ruột thịt của người chết theo thứ tự của mối quan hệ huyết thống từ gần đến xa. Cụ thể, Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 thứ tự những người được hưởng di sản người chết lần lượt như sau:

Khái quát các quy định hiện hành về phân chia di sản không có di chúc

Khái quát các quy định hiện hành về phân chia di sản không có di chúc

Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

Trong trường hợp hàng thừa kế thứ nhất không còn ai thì hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại sẽ được hưởng di sản của người chết để lại.

Tương tự, nếu như hàng thừa kế thứ hai cũng không còn ai để hưởng di sản thì hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại sẽ được hưởng di sản của người chết.

Luật cũng quy định rõ những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Một điểm đáng lưu ý đối với thừa kế theo pháp luật đó chính là thừa kế thế vị. Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015 xác định trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Cách thức phân chia di sản khi không có di chúc

Cách thức phân chia di sản khi không có di chúc

Luật cũng dự liệu về những mối quan hệ mang tính đặc biệt trong xã hội như Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi (có chứng từ chứng minh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền); Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con. Đối với những trường hợp này, Điều 653, 654 Bộ luật Dân sự 2015 nêu rõ những đối tượng này thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo hàng thừa kế và thừa kế thế vị đã phân tích ở trên.

Đối với vợ chồng, đã chia tài sản chung nhưng quan hệ hôn nhân còn tồn tại thì luật vẫn cho phép họ được thừa kế di sản của nhau. Đối với vợ chồng đang tiến hành thủ tục ly hôn nhưng chưa có quyết định hoặc bản án có hiệu lực của tòa án về việc chấm dứt quan hệ hôn nhân thì vẫn được thừa kế di sản của nhau. Đối với vợ chồng vẫn đang tồn tại quan hệ hôn nhân khi một trong hai người chết. Dù sau đó, người còn lại có kết hôn với một người khác thì vẫn được hưởng di sản của người cũ. Những vấn đề này được quy định cụ thể tại Điều 655 Bộ luật Dân sự 2015.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng qua hotline 1900 63 63 87.

Trân trọng./.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

4.9 (10 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 754 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *