Luật Hình Sự

Khởi tố bị can trong vụ án hình sự là gì?

Khởi tố bị can là gì là vấn đề được nhiều người phân vân tạo sự hiểu lầm với một số thuật ngữ khác. Khởi tố bị can trong vụ án hình sự là một trong những thủ tục được thực hiện trong quá trình tiến hành tố tụng hình sự. Hoạt động khởi tố bị can được thực hiện khi cơ quan điều tra đã tiếp hành các nghiệp vụ của mình để xác định chủ thể thực hiện hành vi mà pháp luật hình sự quy định là tội phạm. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu hơn quy định về khởi tố bị can.

Khởi tố bị can

Khởi tố bị can

Quy định về quyết định khởi tố bị can

Khởi tố bị can là gì?

Khởi tố bị can là hình thức pháp lý trong đó cơ quan có thẩm quyền xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội. Để ra quyết định khởi tố bị can, cơ quan có thẩm quyền khởi tố phải có đủ chứng cứ xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội, làm rõ đó là tội phạm gì, quy định ở điều khoản nào của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017, xác định rõ lý lịch của người thực hiện hành vi phạm tội.

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 179 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì  Khi có đủ căn cứ để xác định một người hoặc pháp nhân đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm thì Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can.

>> Xem thêm: Phân biệt khởi tố bị can và khởi tố vụ án hình sự

Nội dung quyết định khởi tố bị can

Căn cứ quy định khoản 2 Điều 179 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì nội dung quyết định phải đảm bảo nội dung sau:

  • Ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định;
  • Họ tên, chức vụ người ra quyết định;
  • Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch, dân tộc, tôn giáo, giới tính, chỗ ở, nghề nghiệp của bị can;
  • Bị can bị khởi tố về tội gì, theo điều, khoản nào của Bộ luật hình sự; thời gian, địa điểm phạm tội và những tình tiết khác của tội phạm.

Trường hợp bị can bị khởi tố về nhiều tội khác nhau thì quyết định khởi tố bị can phải ghi rõ từng tội danh và điều, khoản của Bộ luật hình sự được áp dụng.

Khởi tố bị can trong vụ án

Pháp luật quy định về khởi tố bị can trong vụ án hình sự

Thủ tục ra quyết định khởi tố bị can

Khởi tố bị can được quy định cụ thể tại Điều 179 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 theo trình tự sau:

Bước 1: Khi có đủ căn cứ để xác định một người hoặc pháp nhân đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm thì Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can.

Bước 2: Gửi quyết định khởi tố bị can cho Viện kiểm sát để xét phê chuẩn. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố bị can, Cơ quan điều tra phải gửi quyết định khởi tố và tài liệu liên quan đến việc khởi tố bị can cho Viện kiểm sát cùng cấp để xét phê chuẩn.

Bước 3: Viện kiểm sát giải quyết quyết định khởi tố bị can

  • Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định khởi tố bị can, Viện kiểm sát phải quyết định phê chuẩn hoặc quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can hoặc yêu cầu bổ sung chứng cứ, tài liệu làm căn cứ để quyết định việc phê chuẩn và gửi ngay cho Cơ quan điều tra.
  • Trường hợp Viện kiểm sát yêu cầu bổ sung chứng cứ, tài liệu thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được chứng cứ, tài liệu bổ sung, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can.

Bước 4: Viện kiểm sát yêu cầu cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can

  • Trường hợp phát hiện có người đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm chưa bị khởi tố thì Viện kiểm sát yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can hoặc trực tiếp ra quyết định khởi tố bị can nếu đã yêu cầu nhưng Cơ quan điều tra không thực hiện.
  • Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố bị can, Viện kiểm sát phải gửi cho Cơ quan điều tra để tiến hành điều tra.

Bước 5: Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố bị can

Sau khi nhận hồ sơ và kết luận điều tra nếu Viện kiểm sát phát hiện có người khác đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm trong vụ án chưa bị khởi tố thì Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố bị can và trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra để điều tra bổ sung.

Bước 6: Giao quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can hoặc quyết định khởi tố bị can của Viện kiểm sát.

Cơ quan điều tra phải giao ngay quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can và giải thích quyền, nghĩa vụ cho bị can.

Sau khi nhận được quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, Cơ quan điều tra phải chụp ảnh, lập danh bản, chỉ bản của người bị khởi tố và đưa vào hồ sơ vụ án.

Việc giao, nhận các quyết định nêu trên được lập biên bản theo quy định

Thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can

Theo Điều 180 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, khi tiến hành điều tra, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thể ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can nếu có những căn cứ xác định như sau:

Căn cứ ra quyết định thay đổi quyết định khởi tố bị can:

  • Khi tiến hành điều tra nếu có căn cứ xác định hành vi của bị can không phạm vào tội đã bị khởi tố;
  • Quyết định khởi tố ghi không đúng họ, tên, tuổi, nhân thân của bị can.

Căn cứ ra quyết định bổ sung quyết định khởi tố bị can: có căn cứ xác định bị can còn thực hiện hành vi khác mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm.

Lưu ý: căn cứ theo khoản 4 Điều 9 Thông tư liên tịch 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP, không thay đổi quyết định khởi tố bị can khi quá trình điều tra làm rõ hành vi của bị can phạm vào khoản khác trong cùng tội danh, điều luật đã khởi tố đối với bị can.

Thủ tục thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can như sau:

  • Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can, Cơ quan điều tra phải gửi quyết định này và tài liệu có liên quan đến việc thay đổi hoặc bổ sung đó cho Viện kiểm sát cùng cấp để xét phê chuẩn.
  • Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can, Viện kiểm sát phải quyết định phê chuẩn hoặc quyết định hủy bỏ quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can hoặc yêu cầu bổ sung chứng cứ, tài liệu làm căn cứ để quyết định việc phê chuẩn và gửi ngay cho Cơ quan điều tra.
  • Trường hợp Viện kiểm sát yêu cầu bổ sung chứng cứ, tài liệu thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được chứng cứ, tài liệu bổ sung, Viện kiểm sát ra quyết định phê chuẩn hoặc hủy bỏ quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can.
  • Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi Viện kiểm sát ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can, Viện kiểm sát phải gửi cho Cơ quan điều tra để tiến hành điều tra.

Sau khi nhận được quyết định phê chuẩn hoặc quyết định hủy bỏ quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can của Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra phải giao ngay quyết định này cho người đã bị khởi tố. Việc giao, nhận các quyết định nêu trên được lập biên bản theo quy định.

Thay đổi quyết định khởi tố bị can

Luật sư tư vấn về khởi tố bị can trong tố tụng hình sự

Luật sư tại Chuyên tư vấn luật sẽ hỗ trợ khách hàng như sau:

  • Tư vấn quy định về thủ tục tố tụng hình sự
  • Tư vấn thẩm quyền ra quyết định khởi tố bị can
  • Tư vấn thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can
  • Tư vấn thẩm quyền phê duyệt khởi tố bị can

Khởi tố bị can là một trong những thủ tục được thực hiện trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Để ra được quyết định khởi tố bị can, chủ thể có thẩm quyền phải tiến hành các thủ tục nghiệp vụ chuyên môn để đưa ra quyết định cũng như phê duyệt quyết định. Nếu cần tư vấn chuyên luật hình sự hãy liên hệ qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn kịp thời.

>>Bài viết liên quan có thể bạn quan tâm:

4.9 (17 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 894 bài viết

24 thoughts on “Khởi tố bị can trong vụ án hình sự là gì?

    • Avatar
      Châu Dàng says:

      Chào bạn Nguyễn Thành Tâm
      Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến chuyentuvanluat.com.
      Đối với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:
      Theo quy định tại các điểm m, n khoản 1 Điều 4 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì:
      – Danh bản là bản ghi thông tin tóm tắt về lý lịch, nhân dạng, ảnh chụp ba tư thế, in dấu vân hai ngón tay trỏ của bị can do cơ quan có thẩm quyền lập và lưu giữ.
      – Chỉ bản là bản ghi thông tin tóm tắt về lý lịch và in dấu vân tất cả các ngón tay của bị can do cơ quan có thẩm quyền lập và lưu giữ.
      Theo quy định tại khoản 5 Điều 179 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì “Sau khi nhận được quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can hoặc quyết định khởi tố bị can của Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra phải giao ngay quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can và giải thích quyền, nghĩa vụ cho bị can. Sau khi nhận được quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, Cơ quan điều tra phải chụp ảnh, lập danh bản, chỉ bản của người bị khởi tố và đưa vào hồ sơ vụ án. Việc giao, nhận các quyết định nêu trên được lập biên bản theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này”. Như vậy, khi Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can và được Viện kiểm sát phê chuẩn thì Cơ quan Điều tra có trách nhiệm lập Lý lịch bị can. Về nguyên tắc khi khởi tố bị can, trách nhiệm của Cơ quan điều tra phải lập lý lịch bị can chính xác và có xác nhận của chính quyền địa phương. Nếu hồ sơ vụ án không có các tài liệu chứng minh lai lịch bị can thì bắt buộc phải tiến hành điều tra. Do đó, lý lịch bị can được lập sau khi Viện kiểm sát phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra.
      Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi cho câu hỏi của bạn. Nếu có thắc mắc hoặc cần trợ giúp về pháp lý, hãy liên hệ Hotline 0908 748 368 để được tư vấn miễn phí.
      Trân trọng!

        • Avatar
          Phan Mạnh Thăng says:

          Chào bạn Tranquynhanh! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Đối với thắc mắc của bạn, Chuyentuvanluat.com xin được tư vấn như sau:
          Điều 172 bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về thời hạn điều tra:
          1. Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra.
          Hết thời hạn trên, nếu chưa kết thúc điều tra thì cơ quan điều tra có thể gia hạn thời hạn điều tra. Việc gia hạn điều tra được quy định như sau:
          a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 02 tháng;
          b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, lần thứ nhất không quá 03 tháng và lần thứ hai không quá 02 tháng;
          c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng;
          d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra ba lần, mỗi lần không quá 04 tháng.
          Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà thời hạn gia hạn điều tra đã hết nhưng do tính chất rất phức tạp của vụ án mà chưa thể kết thúc việc điều tra thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể gia hạn thêm một lần không quá 04 tháng.
          Đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần không quá 04 tháng.
          Trong trường hợp nhận thấy cơ quan điều tra có dấu hiệu kéo dài thời hạn giải quyết, không khách quan khi làm việc, có thể liên hệ mời luật sư bào chữa để bảo vệ quyền lợi cho bị can.
          Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi. Nếu bạn cần bất cứ sự hỗ trợ nào vui lòng liên hệ hotline 0908 748 368 (LS Phan Mạnh Thăng)hoặc vui lòng liên hệ trực tiếp trụ sở tại tầng 1 50/6 TRường Sơn, phường 2, Tân Bình hoặc văn phòng giao dịch tại Căn hộ Office Tel 3.34, Tầng 3, Lô OT – X2, tòa nhà Sunrise City North, 27 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, quận 7, TP.HCM để trao đổi.
          Xin chân thành cảm ơn!

      • Avatar
        Phan Mạnh Thăng says:

        Chào bạn Tranquynhanh! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Đối với thắc mắc của bạn, Chuyentuvanluat.com xin được tư vấn như sau:
        Điều 172 bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về thời hạn điều tra:
        1. Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra.
        Hết thời hạn trên, nếu chưa kết thúc điều tra thì cơ quan điều tra có thể gia hạn thời hạn điều tra. Việc gia hạn điều tra được quy định như sau:
        a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 02 tháng;
        b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, lần thứ nhất không quá 03 tháng và lần thứ hai không quá 02 tháng;
        c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng;
        d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra ba lần, mỗi lần không quá 04 tháng.
        Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà thời hạn gia hạn điều tra đã hết nhưng do tính chất rất phức tạp của vụ án mà chưa thể kết thúc việc điều tra thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể gia hạn thêm một lần không quá 04 tháng.
        Đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần không quá 04 tháng.
        Trong trường hợp nhận thấy cơ quan điều tra có dấu hiệu kéo dài thời hạn giải quyết, không khách quan khi làm việc, có thể liên hệ mời luật sư bào chữa để bảo vệ quyền lợi cho bị can.
        Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi. Nếu bạn cần bất cứ sự hỗ trợ nào vui lòng liên hệ hotline 0908 748 368 (LS Phan Mạnh Thăng)hoặc vui lòng liên hệ trực tiếp trụ sở tại tầng 1 50/6 TRường Sơn, phường 2, Tân Bình hoặc văn phòng giao dịch tại Căn hộ Office Tel 3.34, Tầng 3, Lô OT – X2, tòa nhà Sunrise City North, 27 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, quận 7, TP.HCM để trao đổi.
        Xin chân thành cảm ơn!

  1. Avatar
    Khách says:

    Chao ban cho minh hỏi tham trong khi đanh bac 2 vo chong bi bat hết nhung vo dieu tra xong dc cho ve con chong thi tam giam2 thang nhu vay hoi sao nay nguoi vo co bi phat tu hay ko mong ban som tra loi cam on ban.

    • Avatar
      Triệu Hiếu Khánh says:

      Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyentuvanluat.com
      Trong trường hợp của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:
      Tạm giam chỉ là một trong những biện pháp ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án và tạm giam chỉ được áp dụng trong các trường hợp quy định tại Điều 119 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
      Do vậy, có thể trong trường hợp này, người chồng bị tạm giam là do thuộc một trong các trường hợp bị tạm giam, còn người vợ không thuộc trường hợp bị tạm giam. Tuy nhiên, việc bị tạm giam và phải chấp hành hình phạt tù là hai vấn đề riêng biệt. Khi có đủ căn cứ cho rằng việc đánh bạc của người vợ đủ yếu tố cấu thành tội đánh bạc theo Điều 321 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 (tức là đánh bạc từ 05 triệu đồng trở lên hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm) thì người vợ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự là cải tạo không giam giữ hoặc chấp hành hình phạt tù. Trong trường hợp người vợ không đủ yếu tố cấu thành tội đánh bạc theo BLHS thì có thể sẽ chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính.
      Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Trong trường hợp Quý khách hàng có thắc mắc hay cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0908 748 368 để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ kịp thời.

      • Avatar
        Mm says:

        Chồng tôi hiện đang bị khởi tố và bị tạm giam tại hoả lò 1 tháng nay. Vậy khi bị tạm giữ là đã xong hồ sơ và chờ xử hay chồng tôi vẫn đang trong thời gian điều tra và sau khi điều tra sẽ đc thả ra ngoài

        • Avatar
          Triệu Hiếu Khánh says:

          Xin chào bạn Mn, vấn đề của bạn chuyentuvanluat.com xin được tư vấn như sau:
          theo quy định của Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 thì khởi tố là cơ sở để đến giai đoạn điều tra. do đó chồng bạn bị tạm giam như bạn nói vẫn đang trong giai đoạn điều tra và khi có căn cứ chứng minh chồng bạn không có liên quan trong vụ án và phạm vào các tội được quy định của Bộ Luật hình sự thì chồng bạn sẽ được thả ra.
          Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn, mọi thắc mắc vui lòng liên hệ cho chúng tôi qua hotline 0908 738 368 để được hỗ trợ.
          Trân trọng cảm ơn.

    • Avatar
      Triệu Hiếu Khánh says:

      Chào bạn yêm,
      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyentuvanluat.com.
      Đối với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được trả lời như sau:
      Căn cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì việc khởi tố bị can là khi có căn cứ cho rằng một người hoặc pháp nhân đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm. Sau khi khởi tố bị can, cơ quan điều tra vẫn tiếp tục điều tra vụ án bằng cách tiến hành các thủ tục như lấy lời khai, hỏi cung bị can, triệu tập người làm chứng, … và đưa ra kết luận điều tra. Sau đó Viện kiểm sát mới xem xét và tiến hành truy tố, xét xử. Như vậy, sáu khi khởi tố là giai đoạn tiến hành điều tra và chưa đến giai đoạn kết án.
      Trên đây là trả lời của chúng tôi, xin cảm ơn!

    • Avatar
      Triệu Hiếu Khánh says:

      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về chuyentuvanluat.com
      Theo khoản 1 Điều 158 BLTTHS 2015, trong trường hợp đã khởi tố nhưng phát hiện có căn cứ không khởi tố vụ án hình sự theo Điều 157 BLTTHS 2015 thì chủ thể có thẩm quyền ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự và thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố biết rõ lý do; nếu xét thấy cần xử lý bằng biện pháp khác thì chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự và các tài liệu có liên quan phải gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định.
      Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Trong trường hợp còn vướng mắc, xin hãy liên hệ Hotline 0908 748 368 để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ kịp thời

    • Avatar
      Triệu Hiếu Khánh says:

      Chào bạn Nhi, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyentuvanluat.com
      Việc một người mua, bán tài sản của người phạm tội được quy định tại Điều 323 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 (sau đây gọi là BLHS) về tội Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Cụ thể:
      1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
      2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
      a) Có tổ chức;
      b) Có tính chất chuyên nghiệp;
      c) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
      d) Thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
      đ) Tái phạm nguy hiểm.
      3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 10 năm:
      a) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
      b) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng.
      4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
      a) Tài sản, vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
      b) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên.
      5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
      Do đó, nếu bạn không hứa hẹn trước mà chứa chấp và biết tài sản mà mình tiêu thụ do người phạm tội thực hiện tội phạm để có được thì bị truy cứu TNHS về tội tiêu thụ tài sản do phạm tội mà có. Hình phạt dành cho tội này là bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Nếu việc mua tài sản do người khác phạm tội mà có những tình tiết tăng nặng được quy định tại các khoản 2, 3, 4 thì mức phạt sẽ nặng hơn, tùy thuộc vào tính chất nguy hiểm của hành vi. Khoản 5 là quy định về hình phạt bổ sung với Tội này, có thể áp dụng cùng với các hình phạt chính.
      Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Trong trương hợp còn vướng mắc, xin hãy liên hệ Hotline 0908 748 368 để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ kịp thời.

    • Avatar
      Triệu Hiếu Khánh says:

      Chào Nguyễn Văn Danh,
      Theo quy định của pháp luật hiện hành, nghi can là người bị nghi có liên quan đến vụ án và thuộc trường hợp chưa bị bắt. Nghi phạm là người bị nghi là tội phạm, có dấu hiệu của một tội phạm và đã bị lệnh bắt.
      Một vụ án hình sự khi tiến hành phiên tòa xét xử sơ thẩm thì phải trải qua các giai đoạn như sau: khởi tố vụ án, khởi tố bị can, điều tra, truy tố….
      Trân trọng.

  2. Avatar
    Tâm says:

    Luật sư cho e hỏi, người nhà e làm kế toán cho quán karaoke hàn quốc hiện bị tạm giam ở chí hòa từ 6 – 11. E thấy trong lệnh tạm giam ghi ” có hành vi cùng đồng bọn môi giới mại dâm” và tạm giam 3 tháng đến 27 – 1. Nếu sau thời hạn 3th thì có gia hạn tạm giam không? Và khi tạm giam như vậy là người nhà e sau này sẽ bị ra tòa xử án phải không ạ? Tội này sẽ bị vô khung mấy vậy luật sư? Em cám ơn

    • Avatar
      Triệu Hiếu Khánh says:

      Xin chào bạn Tâm, vấn đề của bạn chuyentuvanluat.com xin được tư vấn như sau:
      thứ nhất, về thời hạn tạm giam:
      Theo quy định tại Điều 173 Bộ luật tố tụng hình sự về thời hạn tạm giam thì:
      Điều 173. Thời hạn tạm giam để điều tra
      1. Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
      2. Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.
      Việc gia hạn tạm giam được quy định như sau:
      a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 01 tháng;
      b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 02 tháng;
      c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 03 tháng;
      d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng.Tội chứa mại dâm
      1. Người nào chứa mại dâm, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
      2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
      a) Có tổ chức;
      b) Cưỡng bức mại dâm;
      c) Phạm tội 02 lần trở lên;
      d) Chứa mại dâm 04 người trở lên;
      đ) Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi;
      e) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bán dâm từ 11% đến 45%;
      g) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
      h) Tái phạm nguy hiểm.
      3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
      a) Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
      b) Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồn
      c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bán dâm 46% trở lên.
      4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
      a) Đối với 02 người trở lên từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
      b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;
      c) Cưỡng bức mại dâm dẫn đến người đó chết hoặc tự sát.
      5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
      Tội môi giới mại dâm
      1. Người nào làm trung gian dụ dỗ, dẫn dắt để người khác thực hiện việc mua dâm, bán dâm, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
      2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
      a) Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi;
      b) Có tổ chức;
      c) Có tính chất chuyên nghiệp;
      d) Phạm tội 02 lần trở lên;
      đ) Đối với 02 người trở lên;
      e) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
      g) Tái phạm nguy hiểm.
      3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
      a) Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
      b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên.
      4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
      Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi, mọi thắc mắc bạn vui lòng liên hệ hotline 0908 748 368 để được tư vấn miễn phí.

  3. Avatar
    Tâm says:

    Dạ lụât sư cho e hỏi em của em đến 27 – 01 này là hết thời hạn tạm giam 3th về tội môi giới mại dâm. Vậy e có thể biết được e em có bị gia hạn tạm giam thêm không? và e có thể bảo lĩnh để e em được tại ngoại ra trước tết được không? E đã từng nộp đơn xin bảo lĩnh trước đó cho viện kiểm sát tp rồi nhưng không thấy gì. Vậy bây giờ e có cần nộp lại nữa không? Cam ơn luật sư

    • Avatar
      Triệu Hiếu Khánh says:

      chào bạn Tâm, vấn đề của bạn chuyentuvanluat.com xin được tư vấn như sau:
      Đến ngày 27/1 em bạn hết thời hạn tạm giam thì người bị tạm giam phải được trả tự do. Trường hợp gia hạn tạm giam thì Quyết định gia hạn thời gian tạm giam sẽ được gửi trực tiếp cho người bị đang bị tạm giam và pháp luật không quy định về việc phải thông báo việc gia hạn tạm giam đến gia đình của người bị tạm giam biết. Nếu em của bạn chưa trở về sau khi hết thời hạn tạm giam lần đầu thì gia đình bạn có thể đến trực tiếp trại giam nơi người thân bị giam giữ để hỏi ban giám thị trại giam.
      Việc bảo lĩnh thì gia đình bạn có thể làm đơn bảo lĩnh cho em trai của bạn. Tuy nhiên việc cho em trai của bạn được bảo lĩnh hay không tại giai đoạn điều tra do Thủ trưởng Cơ quan điều tra quyết định căn cứ vào tính chất và mức độ phạm tội của em trai bạn. Gia đình bạn có thể cử ra ít nhất hai người làm đơn xin bảo lãnh cho người nhà bạn tại ngoại, đơn này phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã – nơi người bảo lãnh cư trú, sau đó gửi đến cơ quan điều tra có thẩm quyền để được xem xét giải quyết. Trường hợp bạn đã từng nộp đơn xin bảo lãnh mà chưa được phản hồi bạn có thể làm đơn khiếu nại để được giải quyết.
      Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Mọi khó khăn vui lòng liên hệ hotline 0908 748 368 để được tư vấn miễn phí. Xin cảm ơn ./.

  4. Avatar
    Gh says:

    Chồng tôi đang bị khởi tố, tạm giam 4 tháng về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ( số tiền lừa đảo lên tới hàng ngàn tỷ đồng) Chồng tôi chỉ làm việc thừa lệnh cấp trên có ký tá 1 số hợp đồng mua bán. Gia đình chúng tôi ko hề nắm giữ bất kỳ tài sản nào của công ty cả, cũng ko mua sắm bất cứ tài sản nào có giá trị khi làm việc tại cty. Vậy nếu như kết tội chồng tôi sẽ bị phạt bao nhiêu năm tù, và có phải bồi thường gì không. Mong luật sư giải đáp giúp. cảm ơn luật sư.

    • Avatar
      Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Đối với vấn đề của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:
      Điều 174 Bộ luật Hình sự quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:
      1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
      a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
      b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
      c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
      d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
      2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
      a) Có tổ chức;
      b) Có tính chất chuyên nghiệp;
      c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
      d) Tái phạm nguy hiểm;
      đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
      e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
      g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.
      3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
      a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
      b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
      c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
      4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
      a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
      b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
      c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
      5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
      Căn cứ thực tế vào kết quả điều tra của cơ quan cảnh sát điều tra thì có thể có những tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng tương ứng.
      Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn sơ bộ của chúng tôi dựa trên thông tin bạn đã cung cấp. Để cụ thể, chi tiết và thực hiện được tốt, bạn nên sắp xếp thời gian đến trực tiếp để nghe luật sư trao đổi, giải thích, hướng dẫn qua địa chỉ: CÔNG TY LUẬT LONG PHAN PMT
      – Trụ sở chính: 50/6 Trường Sơn, phường 2, quận Tân Bình, Tp.HCM
      – Cơ sở 02: Căn hộ Officetel 3.34, Tầng 3, Lô OT-X2, toà nhà Sunrise City North, 27 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, quận 7, Tp.HCM.
      Hotline: 1900.63.62.89
      Xin cảm ơn./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *