Luật Thừa Kế

Khởi kiện yêu cầu tước quyền thừa kế của cá nhân trong tranh chấp về thừa kế

Hưởng di sản thừa kế là hưởng di sản do người chết để lại và người được hưởng di sản phải thuộc trường hợp được quyền hưởng di sản mà pháp luật quy định. Cá nhân bị pháp luật xác định rằng họ không xứng đáng được hưởng di sản nữa thì gọi là bị tước quyền thừa kế. Vậy, khi có tranh chấp về thừa kế, cá nhân có được khởi kiện yêu cầu tước quyền thừa kế hay không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên.
Khởi kiện yêu cầu tước quyền hưởng thừa kế trong tranh chấp về thừa kế

Các trường hợp bị tước quyền thừa kế

Những người không được quyền hưởng di sản được quy định tại Khoản 1 Điều 621 Bộ luật dân sự 2015 bao gồm:
  • Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
  • Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
  • Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
  • Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
Như vậy những trường hợp trên bị tước quyền thừa kế theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, ý chí của người để lại di chúc có vai trò khôi phục quyền hưởng di sản cho những đối tượng trên.
Chia di sản thừa kế theo pháp luật
>>>Xem thêm: Trường hợp nào thì không được hưởng di sản thừa kế do người mất để lại

Khởi kiện yêu cầu tước quyền thừa kế của cá nhân trong tranh chấp về thừa kế

Thời hiệu khởi kiện

Thời hiệu về thừa kế được quy định tại Điều 623 Bộ luật dân sự 2015 như sau: Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau: Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này; Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Như vậy, theo quy định trên, đối với yêu cầu tước quyền thừa kế của cá nhân trong tranh chấp về thừa kế là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế.

Thẩm quyền tòa án

Yêu cầu tước quyền thừa kế của cá nhân là tranh chấp về thừa kế tài sản được quy định tại Khoản 5 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự  2015 thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
  • Thẩm quyền của Tòa án các cấp
Tranh chấp về thừa kế thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện theo Điểm a Khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 Nếu tranh chấp về thừa kế có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh Theo khoản 3 Điều 35, Điểm c Khoản 1 Điều 37 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
  • Thẩm quyền tòa án theo lãnh thổ
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, thẩm quyền tòa án theo lãnh thổ được quy định như sau: Nếu tranh chấp về thừa kế có liên quan đến bất động sản thì Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết. Nếu các đương sự không có thỏa thuận với nhau về yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc.

Hồ sơ khởi kiện

Trước khi tiến hành việc khởi kiện, chúng ta cần phải chuẩn bị hồ sơ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện và tuân thủ các quy định tố tụng có liên quan. Hồ sơ khởi kiện bao gồm đơn khởi kiện, giấy tờ tùy thân, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện.
  • Đơn khởi kiện
Điều đầu tiên và cần thiết nhất trước khi tiến hành khởi kiện vụ án dân sự là chúng ta phải có đơn khởi kiện. Người khởi kiện có thể tự mình làm đơn khởi kiện hoặc nhờ các tổ chức hành nghệ luật làm đơn. Nội dung và hình thức của đơn khởi kiện phải tuân theo quy định tại Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Đơn khởi kiện là văn bản đầu tiên chúng ta nộp cho tòa án để yêu cầu giải quyết tranh chấp. Vì vậy, ngoài những thông tin về người khởi kiện, người bị kiện, tòa án thụ lý giải quyết thì chúng ta cần phải trình bày rõ ràng nội dung khởi kiện và những yêu cầu của chúng ta muốn Tòa án nghiên cứu, xem xét giải quyết.
  • Chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện:
Đây là những hồ sơ tài liệu có liên quan đến yêu cầu khởi kiện. Là căn cứ để Tòa án dựa vào đó xác định vấn đề và giải quyết vụ án đúng quy định của pháp luật. Theo quy định tại Điều 94 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, nguồn của chứng cứ là:
  • Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.
  • Vật chứng.
  • Lời khai của đương sự.
  • Lời khai của người làm chứng.
  • Kết luận giám định.
  • Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.
  • Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.
  • Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.
  • Văn bản công chứng, chứng thực.
  • Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.
Đối với tranh chấp liên quan đến thừa kế cần cung cấp thông tin về người thừa kế và người để lại thừa kế; di chúc có hiệu lực (nếu có); chứng cứ chứng minh người bị yêu cầu tước quyền thừa kế không có quyền hưởng thừa kế theo quy định pháp luật
  • Giấy tờ tùy thân:
Chúng ta phải cung cấp cho tòa giấy tờ tùy thân của người khởi kiện cũng như giấy tờ tùy thân của người bị kiện(nếu có), cùng với đó là những giấy tờ chứng minh mối quan hệ với những người có liên quan trong yêu cầu khởi kiện để tòa án xem xét về quyền khởi kiện để làm căn cứ giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.

Quy trình tiếp nhận và thụ lý đơn kiện

Quy trình tiếp nhận đơn kiện được quy định tại Điều 191 Bộ luật tố tụng dân sự như sau:
  • Trường hợp nộp đơn trực tiếp tại Tòa án
Khi nhận được đơn, bộ phận tiếp nhận đơn phải ghi vào sổ nhận đơn. Sau đó, Tòa án có trách nhiệm phải cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện
  • Trường hợp nộp đơn thông qua dịch vụ bưu chính
Khi nhận được đơn, bộ phận tiếp nhận đơn phải ghi vào sổ nhận đơn. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, Tòa án phải gửi thông báo nhận đơn cho người khởi kiện
  • Trường hợp nộp đơn thông qua hình thức điện tử
  1. Khi nhận được đơn, Bộ phận tiếp nhận đơn phải in ra bản giấy và ghi vào sổ nhận đơn.
  2. Tòa án phải thông báo ngay việc nhận đơn cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
  3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
  4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:
  5. Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
  6. Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015;
  7. Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
  8. Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Kết quả xử lý đơn của Thẩm phán phải được ghi chú vào sổ nhận đơn và thông báo cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có). Thủ tục thụ lý được quy định tại Điều 195, 196,197 Bộ luật tố tụng dân sự như sau:
  • Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án:
Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí; Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí. Trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo.
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho nguyên đơn, bị đơn, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án.
Đối với vụ án do người tiêu dùng khởi kiện thì Tòa án phải niêm yết công khai tại trụ sở Tòa án thông tin về việc thụ lý vụ án trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án.
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án.
Đối với vụ án phức tạp, việc giải quyết có thể phải kéo dài thì Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán dự khuyết để bảo đảm xét xử đúng thời hạn theo quy định của Bộ luật này.
Khởi kiện yêu cầu tước quyền hưởng thừa kế
>>>Xem thêm: Hướng dẫn đề nghị hủy tư cách hưởng thừa kế

Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp thừa kế

Tư vấn các phương án và thủ tục liên quan bao gồm:
  • Tư vấn thủ tục giải quyết tranh chấp;
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp về tài sản thừa kế;
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp về quyền hưởng thừa kế theo quy định;
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp về xác định hàng thừa kế để chia thừa kế;
  • Tư vấn cho khách hàng trình tự thủ tục khởi kiện, thời hiệu khởi kiện, điều kiện khởi kiện, tư cách chủ thể và soạn đơn khởi kiện gửi đến Tòa án có thẩm quyền.
Soạn thảo đơn từ, văn bản
  • Soạn thảo đơn từ, văn bản trong quá trình giải quyết tranh chấp về thừa kế bao gồm:
  • Soạn thảo đơn từ, tài liệu liên quan đến di chúc;
  • Soạn thảo các văn bản liên quan đến yêu cầu thừa kế, tranh chấp thừa kế.
Đại diện làm việc với bên còn lại trong quan hệ thừa kế và các cơ quan Nhà nước
  • Thay mặt các bên tiến hành đàm phán, hòa giải, thương lượng chia thừa kế;
  • Tham gia tố tụng với tư cách là luật sư;
  • Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng tại các cấp tòa xét xử;
  • Nhân danh khách hàng thực hiện tất cả các phương án và cách thức theo quy định của pháp luật.

Quy trình tiếp nhận và cung cấp dịch vụ 

Quy trình cung cấp dịch vụ của chúng tôi gồm các bước: Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ, tài liệu và yêu cầu của khách hàng đối với vụ việc về pháp luật dân sự cần hỗ trợ giải quyết; Bước 2: Hội đồng luật sư tiếp nhận và báo phí dịch vụ nếu có thể hỗ trợ theo yêu cầu của khách hàng; Bước 3: Khách hàng và Chuyên tư vấn Luật ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý và thanh toán phí theo thỏa thuận; Bước 4: Luật sư chuyên môn phụ trách nghiên cứu và đưa ra phương án xử lý theo các phương thức như trên; đồng thời tư vấn cho khách hàng những ưu, khuyết điểm của từng phương án cũng như thực hiện công việc theo thoả thuận. Bước 5: Luật sư chuyên môn phụ trách thông báo tiến độ xử lý theo các phương thức trên và tư vấn hướng giải quyết tiếp theo để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng.

Cam kết chất lượng dịch vụ

Chúng tôi cam kết sẽ mang lại lợi ích tối ưu cho khách hàng với các tiêu chí:
  • An tâm về chất lượng dịch vụ: Công ty luật có đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm, chuyên môn cao, hiểu biết chuyên sâu về nhiều lĩnh vực. Chúng tôi thực hiện cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối và cập nhật thường xuyên tiến trình thực hiện yêu cầu của quý khách
  • Hiệu quả: Vụ việc được xử lý nhanh gọn, đảm bảo đúng luật, triệt tiêu các rủi ro pháp lý về sau
  • Chi phí rõ ràng, cụ thể, căn cứ theo tính chất phức tạp của vụ việc và đảm bảo hỗ trợ tối đa phí theo khả năng tài chính của khách hàng.

Thông tin liên hệ luật sư

Để tìm hiểu thông tin về chúng tôi, đánh giá chúng tôi có thể đáp ứng được các yêu cầu của Quý khách hàng hay không. Xin đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua các hình thức sau:
  • Email: chuyentuvanluat@gmail.com.
  • Tổng đài điện thoại: 1900.63.63.87
  • ZALO:Công Ty Luật Long Phan
  • FACEBOOK: FANPAGE Chuyên tư vấn pháp luật.
  • Trụ sở công ty: Tầng 14 Tòa nhà HM Tower, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh;
  • Văn phòng giao dịch: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh.
Trên đây là tư vấn về Khởi kiện yêu cầu tước quyền thừa kế của cá nhân trong tranh chấp về thừa kế. Quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này cần tư vấn pháp luật Hợp đồng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được Tư vấn luật hợp đồng nhanh nhất và kịp thời. Xin cảm ơn! *Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

4.8 (13 bình chọn)

Bài viết được thực hiện bởi Thạc Sĩ Luật Sư Võ Mộng Thu

Chức vụ: Luật Sư Thành Viên

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hành Chính, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 09 năm

Tổng số bài viết: 632 bài viết

error: Content is protected !!