Luật Dân sự

Khởi kiện buộc chấm dứt hành vi sử dụng trái phép con dấu

Hành vi sử dụng trái phép con dấu là một trong những hành vi phạm tội được quy định tại Bộ luật hình sự. Người sử dụng trái phép con dấu có thể là người trực tiếp quản lý, cất giữ con dấu cũng có thể là người dùng mọi thủ đoạn để chiếm đoạt con dấu từ người quản lý con dấu nhằm sử dụng con dấu trái phép. Bài viết dưới đây Chuyên tư vấn luật sẽ cung cấp cho khách hàng thông tin liên quan đến việc khởi kiện buộc chấm dứt hành vi sử dụng trái phép con dấu.

Khởi kiện buộc chấm dứt hành vi sử dụng con dấu trái phép

Căn cứ xác định hành vi sử dụng, chiếm giữ trái phép con dấu

Hành vi sử dụng trái phép con dấu được quy định tại Điều 341 Bộ luật hình sự 2015 và Điều 12 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Theo đó, sử dụng, chiếm giữ trái phép con dấu bao gồm những hành vi sau:

  • Hành vi làm giả con dấu
  • Sử dụng con dấu để thực hiện hành vi trái pháp luật
  • Chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy trái phép con dấu
  • Không thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền về việc mất hoặc hư hỏng giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu;
  • Không đăng ký lại mẫu dấu với cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
  • Khắc các loại con dấu mà không có giấy phép khắc dấu hoặc các giấy tờ khác theo quy định;
  • Sử dụng con dấu chưa đăng ký lưu chiểu mẫu dấu hoặc chưa có giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu;
  • Tự ý mang con dấu ra khỏi cơ quan, đơn vị mà không được phép của cấp có thẩm quyền;
  • Không thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền về việc mất con dấu đang sử dụng;
  • Không đổi lại con dấu khi có quyết định của cấp có thẩm quyền về việc đổi tên cơ quan, tổ chức dùng dấu hoặc đổi tên cơ quan cấp trên hoặc thay đổi về trụ sở cơ quan, tổ chức có liên quan đến mẫu dấu;
  • Không khắc lại con dấu theo mẫu quy định;
  • Không nộp lại con dấu và giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu khi quyết định của cấp có thẩm quyền có hiệu lực về việc chia tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, kết thúc nhiệm vụ, chuyển đổi hình thức sở hữu hoặc chấm dứt hoạt động của cơ quan, tổ chức hoặc tạm đình chỉ sử dụng con dấu;
  • Không thông báo mẫu dấu với các cơ quan có thẩm quyền trước khi sử dụng;
  • Không xuất trình con dấu và giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu khi có yêu cầu kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền.
  • Không nộp lại con dấu, giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu hoặc không nộp con dấu theo đúng thời hạn khi có quyết định thu hồi của cơ quan có thẩm quyền;
  • Đóng dấu vào văn bản, giấy tờ chưa có chữ ký của người có thẩm quyền hoặc chữ ký của người không có thẩm quyền;
  • Mượn, cho mượn con dấu, sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức khác để hoạt động;
  • Sản xuất con dấu pháp nhân không đúng thủ tục theo quy định.
  • Mang con dấu vào nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà không có giấy phép hoặc không có giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu;
  • Sử dụng trái phép con dấu mang từ nước ngoài vào Việt Nam;
  • Làm giả hồ sơ để làm thêm con dấu của cơ quan, tổ chức;
  • Khắc dấu giả hoặc sử dụng con dấu giả.

Trong trường hợp cơ quan điều tra xác định đây là tranh chấp dân sự, cụ thể là tranh chấp giữa các thành viên trong công ty, giữa những người quản lý trong công ty thì lúc này tranh chấp về việc ai là người có quyền quản lý con dấu là tranh chấp dân sự, thuộc thẩm quyền của Tòa án dân sự theo Khoản 2 Điều 26 BLTTDS 2015.

>>>Xem thêm: Mức hình phạt đối với tội làm giả con dấu, tài liệu cơ quan, tổ chức

Thẩm quyền tòa án

Việc buộc chấm dứt hành vi sử dụng con dấu trái phép là tranh chấp về quyền sở hữu đối với tài sản nên thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Căn cứ theo Khoản 2 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (BLTTDS) Để xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Xác định cấp Tòa án có thẩm quyền giải quyết Theo Điểm a Khoản 1 Điều 35 BLTTDS 2015, tranh chấp về con dấu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện.

Bước 2: Xác định thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ Việc xác định thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ được căn cứ vào Điều 39 BLTTDS 2015, theo đó nếu như hai bên không có thỏa thuận về việc chọn Tòa án nơi nguyên đơn cư trú hoặc làm việc thì thẩm quyền thuộc Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc.

Thẩm quyền của Tòa án

>>>Xem thêm: Chi nhánh có được cấp con dấu riêng

Đơn khởi kiện và hồ sơ tài liệu đính kèm

Đơn khởi kiện

Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện phải làm đơn khởi kiện. Theo Khoản 4 Điều 189 BLTTDS 2015, đơn khởi kiện phải bao gồm các nội dung chính sau đây:

Ngày, tháng ,năm làm đơn khởi kiện;

Tên tòa án nhận đơn khởi kiện;

Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);

Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;

Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có); Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

Hồ sơ tài liệu đính kèm đơn khởi kiện hành vi sử dụng con dấu trái phép gồm

  • Các tài liệu chứng cứ chứng minh con dấu bị sử dụng trái phép;
  • Giấy chứng nhận mẫu con dấu hiện hành;
  • Trường hợp cơ quan, tổ chức ủy quyền cho người khác phải có giấy ủy quyền kèm theo;
  • Giấy tờ nhân thân (chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân).
Đơn khởi kiện hành vi sử dụng trái phép con dấu

Quy trình giải quyết đơn khởi kiện

Thủ tục nhận và xử lý đơn khởi kiện theo các bước sau:

Bước 1: Ghi vào sổ nhận đơn, xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện.

  • Trường hợp người khởi kiện nộp đơn khởi kiện trực tiếp tại Tòa án:

Tòa án qua bộ phận tiếp nhận đơn phải nhận đơn khởi kiện do người khởi kiện nộp trực tiếp tại Tòa án và phải ghi vào sổ nhận đơn; Khi nhận đơn khởi kiện nộp trực tiếp, Tòa án có trách nhiệm cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện.

  • Trường hợp người khởi kiện gửi đơn khởi kiện đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính:

Tòa án qua bộ phận tiếp nhận đơn phải nhận đơn khởi kiện do người khởi kiện gửi qua dịch vụ bưu chính và phải ghi vào sổ nhận đơn; Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, Tòa án phải gửi thông báo nhận đơn cho người khởi kiện.

  • Trường hợp người khởi kiện gửi đơn khởi kiện trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án:

Tòa án nhận đơn khởi kiện được gửi bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án in ra bản giấy và phải ghi vào sổ nhận đơn và xử lý đơn khởi kiện theo quy định của pháp luật tố tụng. Tòa án gửi thông báo đã nhận đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ cho người khởi kiện từ Cổng thông tin điện tử của Tòa án đến địa chỉ thư điện tử đã đăng ký của người khởi kiện. Nội dung thông báo theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, Luật tố tụng hành chính và hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao.

Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc chánh án tòa án phân công một thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.

Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:

  • Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
  • Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;
  • Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
  • Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến nội dung Khởi kiện buộc chấm dứt hành vi sử dụng trái phép con dấu. Nếu như bạn có bất cứ vướng mắc nào hoặc có nhu cầu tìm hiểu thêm xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ DÂN SỰ tư vấn và hỗ trợ. Xin cảm ơn.

4.7 (12 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 755 bài viết