Khiếu nại trong quá trình thực hiện hợp đồng xây dựng cần tuân thủ theo những quy định pháp luật như: trách nghiệm của các bên theo Nghị định 37, trình tự khiếu nại, khiếu nại không được giải quyết…. Các quy định đó sẽ được Chuyên Tư Vấn Luật trình bày trong bài viết sau.
Thực hiện hợp đồng xây dựng
Mục Lục
Khiếu nại trong thực hiện hợp đồng xây dựng theo Nghị định 37
Thực hiện hợp đồng xây dựng là quá trình thực hiện các công việc của hoạt động đầu tư xây dựng. Trong đó bao gồm các hoạt động như xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa công trình.
- Đối với các hợp đồng thi công xây dựng thuộc phạm vi điều chỉnh và các bên thuộc đối tượng áp dụng được quy định tại Điều 1 Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng. Theo đó, các bên có quyền khiếu nại trong quá trình thực hiện hợp đồng xây dựng theo quy định tại Điều 44, Nghị định này. Khiếu nại trong quá trình thực hiện hợp đồng xây dựng trong Nghị định này được hiểu là là khi một bên phát hiện bên kia thực hiện không đúng hoặc không thực hiện nghĩa vụ theo đúng hợp đồng thì có quyền yêu cầu bên kia thực hiện đúng nội dung hợp đồng đã ký. Khi đó, bên phát hiện có quyền khiếu nại bên kia về nội dung đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng theo hợp đồng.
- Đối với trường hợp hợp đồng xây dựng mà các bên đang thực hiện không thuộc phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng tại Điều 1, Nghị định 37/2015/NĐ-CP. Thì các bên cần có thỏa thuận về việc giải quyết khiếu nại này trong hợp đồng, nếu không có thỏa thuận thì các vấn đề cần giải quyết sẽ được thực hiện bằng việc khởi kiện.
Quy trình khiếu nại khi thực hiện hợp đồng xây dựng đúng pháp luật
Trách nhiệm của bên khiếu nại
Trách nhiệm của bên khiếu nại
Bên khiếu nại là bên phát hiện bên kia thực hiện không đúng hoặc không thực hiện nghĩa vụ, khi đó theo quy định của Điều 44, Nghị định 37/2015/NĐ-CP, bên khiếu nại có trách nghiệm sau:
- Phải đưa ra các căn cứ, dẫn chứng cụ thể để làm sáng tỏ những nội dung khiếu nại theo quy định tại Khoản 1, Điều này. Đây là yêu cầu đối với bên khiếu nại nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho bên bị khiếu nại, tránh trường hợp lợi dụng việc khiếu nại.
- Trong vòng (56) ngày kể từ khi nảy sinh vấn đề một bên thực hiện hợp đồng không phù hợp với các thỏa thuận đã ký. Bên khiếu nại phải thông báo cho bên kia về những nội dung đó và khiếu nại về các nội dung này theo quy định tại Khoản 3, Điều này.
- Phải gửi khiếu nại đến đúng địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ trao đổi thông tin mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng theo quy định tại Khoản 5, Điều này.
Trách nhiệm của bên bị khiếu nại
Trong quá trình thực hiện hợp đồng xây dựng, nếu phát sinh việc một bên thực hiện không đúng hoặc không thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng thì có thể phát sinh việc bên đó bị khiếu nại. Theo quy định tại Khoản 4, Điều 44, Nghị định 37/2015/NĐ-CP thì trách nhiệm của bên bị khiếu nại như sau:
- Trong vòng (28) ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, bên nhận được khiếu nại phải đưa ra những căn cứ, dẫn chứng về những nội dung cho rằng việc khiếu nại của bên kia là không phù hợp với hợp đồng đã ký.
- Nếu những căn cứ dẫn chứng đó không không thuyết phục, hợp lý thì bên bị khiếu nại phải chấp thuận với những khiếu nại của bên kia.
- Nếu sau (28) ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại mà không có ý kiến. Bên bị khiếu nại phải thực hiện những nội dung bên khiếu nại đưa ra, nếu sau (28) ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại mà không có ý kiến gì.
Khiếu nại không được giải quyết thì sẽ được giải quyết như thế nào ?
Quy trình khiếu nại
Theo căn cứ tại Khoản 5, Điều 44, Nghị định 37/2015/NĐ-CP, các khiếu nại không được giải quyết bởi các bên sẽ được giải quyết theo quy định tại Điều 45 Nghị định này.
Theo đó, khiếu nại sẽ được giải quyết bằng giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng như sau:
Tuân thủ các nguyên tắc và trình tự giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng tại Khoản 8, Điều 146 Luật xây dựng số 50/2014/QH13:
- Tôn trọng các thỏa thuận hợp đồng và các cam kết trong quá trình thực hiện hợp đồng, bảo đảm bình đẳng và hợp tác;
- Các bên hợp đồng có trách nhiệm tự thương lượng giải quyết tranh chấp. Trường hợp các bên hợp đồng không tự thương lượng được thì tranh chấp được giải quyết thông qua hòa giải, trọng tài thương mại hoặc tòa án theo quy định của pháp luật.”
Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng
- Tư vấn giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng xây dựng,
- Tư vấn về các điều kiện ký kết, đàm phán hợp đồng xây dựng;
- Đại diện khách hàng soạn thảo, liên hệ với các cơ quan nhà nước giải quyết các tranh chấp hợp đồng xây dựng;
- Luật sư tham gia tranh tụng tại phiên tòa với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
Trên đây là bài viết trình bày về các vấn đề trong việc khiếu nại trong quá trình thực hiện hợp đồng xây dựng. Trong đó nếu còn vấn đề chưa rõ về quy trình khiếu nại, trách nghiệm của các bên, giải quyết tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng xây dựng. Vui lòng liên hệ Chuyên Tư Vấn Luật hoặc qua hotline:1900.63.63.87 để được tư vấn trực tiếp nhanh chóng và hiệu quả. Trân trọng!