Luật Đất Đai

Tòa án nào có thẩm quyền hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ?

Tòa án hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp nào? Tòa án nào có thẩm quyền hủy giấy chứng nhận này?. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất theo Khoản 16 Điều 3 Luật đất đai 2013 và là một quyết định hành chính theo giải đáp số 02/GĐ – TANDTC ngày 19/9/2016 của Tòa án nhân dân tối cao. Bài viết sau đây sẽ giải đáp vấn đề này.

Hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp nào?
Hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong những trường hợp nào theo quy định pháp luật

Tòa án hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp nào?

Thứ nhất, theo Khoản 1 Điều 34 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (BLTTDS) quy định Tòa án có quyền hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự mà Tòa án có nhiệm vụ giải quyết.

Thứ hai, theo Khoản 2 Điều 34 BLTTDS 2015 quy định quyết định cá biệt này là quyết định đã được ban hành về một vấn đề cụ thể và được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể. Trường hợp vụ việc dân sự có liên quan đến quyết định này thì phải được Tòa án xem xét trong cùng một vụ việc dân sự đó.

Như vậy, trong trường hợp này giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một quyết định cá biệt bởi nó quy định về một vấn đề cụ thể là chứng nhận quyền sử dụng đất cho một hoặc một số đối tượng cụ thể. Khi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho một chủ thể nào đó mà đương sự trong vụ án dân sự cho rằng việc cấp giấy đó là không đúng quy định pháp luật, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ thì họ có quyền yêu cầu Tòa án hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó trong cùng một vụ án dân sự.

>>Xem thêm: Thủ tục cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Tòa án nào có thẩm quyền hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?

  1. Thứ nhất, theo Khoản 4 Điều 34 BLTTDS 2015 thì thẩm quyền của cấp Tòa án giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp có xem xét việc hủy quyết định cá biệt trên được xác định theo quy định tương ứng của Luật tố tụng hành chính về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
  2. Thứ hai, theo Khoản 4 Điều 32 Bộ luật tố tụng hành chính 2015 thì Toà án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án.
  3. Thứ ba, theo Khoản 2 Điều 105 Luật đất đai 2013 thì Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân. Do đó, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một quyết định hành chính do Uỷ ban nhân dân cấp huyện ban hành.

Như vậy, khi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do UBND cấp huyện cấp trái quy định pháp luật, ảnh hưởng quyền lợi ích hợp pháp của người dân thì chỉ Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi có đất mới có thẩm quyền hủy giấy chứng nhận.

>>Xem thêm: Hủy văn bản ủy quyền tham gia tố tụng có cần phải ra công chứng?

Hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp trái pháp luật
Tòa án nào có thẩm quyền hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp trái pháp luật

Thủ tục hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quy định như thế nào?

  • Bước 1: Nộp đơn khởi kiện lên Tòa án nhân dân cấp huyện để xem xét quyền sử dụng đất đó có cần phải hủy hay không? Nếu việc không hủy quyết định đó vẫn đảm bảo giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự thì Tòa án cấp huyện tiếp tục giải quyết.
  • Bước 2: Nếu trong quá trình xét xử nhận thấy phải hủy GCNQSDĐ thì Tòa án cấp huyện tự chuyển vụ án lên Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
  • Bước 3: Tòa án nhân dân cấp tỉnh xem xét và đánh giá về tính hợp pháp của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nếu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó là bất hợp pháp thì Tòa án nhân dân tuyên hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về thẩm quyền của Tòa án trong việc hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nếu có thắc mắc hoặc rơi vào tình huống trên hoặc cần được luật sư tư vấn luật đất đai thì hãy liên hệ tới chúng tôi qua hotline 1900 63 63 87 để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất.

4.7 (11 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 895 bài viết

23 thoughts on “Tòa án nào có thẩm quyền hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ?

    • Avatar
      Lễ Tân phương says:

      Em có mua miếng đất 2877 m mà người bán đa kí bán hết qua cho tôi mà bây giờ say ra tranh chấp người ở trên đất tôi tôi không mua bán chi ở nhờ bây giờ cắt nhà tôi không cho nên tôi thưa ra toà người bán đất cho tôi là người có nghĩa vụ liên quan và Huyền lợi mà đòi hủy giấy tôi đòi thói tiền lợi cho tôi vậy xin hỏi luật sư như có vấn đề vì không

      • Avatar
        Phan Mạnh Thăng says:

        Chào bạn, đối với câu hỏi của bạn, chúng tôi chưa thể đưa ra tư vấn cụ thể, bạn vui lòng cung cấp thêm thông tin chi tiết về yêu cầu tư vấn hoặc liên hệ qua hotline bên dưới để được luật sư trực tiếp tư vấn cụ thể hơn.
        Trân trọng!

  1. Avatar
    Nguyễn Anh Tuấn says:

    Em muốn hỏi luật sư như này à.nguoi khác có quyền hủy so Hồng (so đo) của mình được không ạ.chuyen là như vầy.em bị mất sổ Hồng gần 10 năm về trước, rồi ông bác hàng xóm làm dùm em với chi phí 10 triệu đồng hồi năm ngoái.roi em lấy sổ hồng về.moi đây khoảng 1 tuần, chuyện chẳng giống ai, chuyện bé xé ra to, rồi ông bác đó nói với em .tao làm sổ cho may được thì tao hủy được, vậy e xin hỏi luật sư, có được quyền hủy so hồng cua em được không ạ, và luật pháp nào cho phép à,e cảm ơn luật sư à

    • Avatar
      Triệu Hiếu Khánh says:

      Chào bạn Nguyễn Anh Tuấn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về chuyentuvanluat. com
      Trình tự, thủ thục để hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như sau:
      Bước 1: Nộp đơn khởi kiện lên Tòa án nhân dân cấp huyện để xem xét quyền sử dụng đất đó có cần phải hủy hay không? Nếu việc không hủy quyết định đó vẫn đảm bảo giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự thì Tòa án cấp huyện tiếp tục giải quyết.
      Bước 2: Nếu trong quá trình xét xử nhận thấy phải hủy GCNQSDĐ thì Tòa án cấp huyện tự chuyển vụ án lên Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
      Bước 3: Tòa án nhân dân cấp tỉnh xem xét và đánh giá về tính hợp pháp của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nếu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó là bất hợp pháp thì Tòa án nhân dân tuyên hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
      Như vậy, trong trường hợp người hàng xóm muốn hủy GCN quyền sử dụng đất của bạn thì họ phải soạn đơn khởi kiện kèm theo chứng cứ nộp cho Tòa án có thẩm quyền. Dựa trên những tài liệu, chứng cứ, Tòa án sẽ xem xét có hủy hay không giấy chứng nhận. Hay nói cách khác, chỉ có Tòa án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền hủy GCN quyền sử dụng đất. Do đó, người hàng xóm chỉ có thể nộp đơn yêu cầu hủy. Tòa án sẽ là cơ quan quyết định.Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Trong trường hợp còn vướng mắc, xin hãy liên hệ Hotline 0908 748 368 để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ kịp thời

  2. Avatar
    Ksor jích says:

    Xin hỏi Nhà tôi có đất nuôi trồng thủy sản và nhà nước đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhiều người cứ phá hoại tài sản của chúng tôi và đòi thu hồi lại đất những người ấy có vi phạm pháp luật không và có quyền thu hồi lại đất không tôi xin được tư vấn xin cảm ơn

    • Avatar
      Triệu Hiếu Khánh says:

      Chào bạn Ksor jich, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về chuyentuvanluat.com
      Việc thu hồi đất thuộc thẩm quyền của Nhà nước. Và theo quy định của Luật Đất đai 2013, nhà nước chỉ thực hiện thu hồi đất trong các trường hợp sau:
      a) Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;

      b) Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;

      c) Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.

      Do đó, việc thu hồi đất chỉ được thực hiện khi đáp ứng cả hai điều kiện sau:
      – Thuộc trường hợp thu hồi đất luật quy định
      – Do người có thẩm quyền tiến hành
      Vì vậy, nếu những người mà bạn đề cập không đáp ứng được các điều kiện để tiến hành thu hồi đất và có hành vi phá hoại tài sản của gia đình bạn thì bạn có thể làm đơn tố cáo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết.
      Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Trong trường hợp còn vướng mắc, xin hãy liên hệ hotline 0908 748 368 để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ kịp thời

  3. Avatar
    Khách says:

    cho tôi hỏi là GCN quyền sử dụng đất đc cấp đại diện cho hộ gia đình có giấy uỷ quyền để ng trong hộ đứng ra để đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. khi người đứng tên trong giấy chứng nhận chết đi thì người phụ nữ cặp với người đã chết( không nằm trong hộ khẩu) họ không sống chung, k đăng ký kết hôn, k có con riêng tự lấy GCN quyền sử dụng đất đi kê khai di sản thừa kế và cập nhật tên của bà đó lên GCN quyền sử dụng đất. khi bà ta có ý định bán tài sản trên thì hộ chúng tôi mới biết. giờ chúng tôi muốn kiện để huỷ giấy chứng nhận trên thì phải đi đâu để kiện( ngươi chết k để lại di chúc) và thủ tục pháp lý như thế nào. mong luật sư tư vấn giúp cho tôi.

    • Avatar
      Triệu Hiếu Khánh says:

      Chào Khách,
      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyentuvanluat.com
      Đối với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau
      Theo quy định của pháp luật Đất đai hiện hành, chủ thể có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân là UBND cấp huyện. Việc cấp giấy chứng nhận này được thể hiện bằng một quyết định hành chính cá biệt của Chủ tịch UBND cấp huyện. Căn cứ theo thẩm quyền của tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính 2015 thì Tòa án có thẩm quyền xét xử đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của UBND huyện là Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Do đó, bạn khởi kiện tại tòa án nhân dân cấp tỉnh, người bị khởi kiện là Chủ tịch UBND cấp huyện. Thủ tục pháp lý như sau: Bạn gửi đơn khởi kiện và tài liệu chứng cứ chứng minh việc cấp sổ đỏ là vi phạm pháp luật đến Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh sẽ nhận đơn khởi kiện và xem xét đơn và tiến hành thụ lý. Sau khi thụ lý, tòa án sẽ tiến hành giải quyết theo quy định của Pháp luật.
      Trên đây là tư vấn của chúng tôi, hãy liên hệ ngay Hotline 0908 748 368 để được tư vấn.
      Trân trọng.

  4. Avatar
    Trần văn sơn says:

    Chào luật sư , tôi có manh đất diện tích 700m2 do gia tộc để lại có biên bản tương phân do uy ban nhân dân chứng nhận . Năm 1998 ubnd huyện hóc môn cấp giấy chứng nhận cho tôi .trên mảnh đất đó tôi có cho người chị cất nhà . Nhưng sau đó bằng cách nào mà con dâu của chị tôi làm được sổ hồng hết một nửa mảnh đất trên ( 330m2) không có yếu kiến. của tôi mà lại còn tính đuổi chị tôi ra khỏi nhà ( sổ hồng nó đứng tên . Vậy xin hỏi luật sư tôi có thể khởi kiện để lấy lại hay kg .giấy chứng nhận của tôi ẩn còn đủ 700 m2 và chưa tách thửa . Xin cám ơn luật sư

    • Avatar
      Triệu Hiếu Khánh says:

      Chào bạn Trần Văn Sơn,
      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyentuvanluat.com
      Đối với câu hỏi này, bạn vui lòng liên hệ Hotline 0908 748 368 để được tư vấn trực tiếp về điều kiện khởi kiện, thủ tục khởi kiện, quy trình thủ tục giải quyết vụ án.
      Trân trọng.

  5. Avatar
    Trương Văn Minh says:

    Xin chào Luật sư.Năm 2017 tôi có mua một căn nhà diện tích là 31m2 của người bạn.Hai bên thỏa thuận mua bán bán bằng giấy tay..Trị giá căn nhà là 1.510.000 đồng,tôi trả trước là 1.450.000 đồng,còn thiếu lại 60.000.000đồng sẽ trả sau khi làm thủ tục hợp thức hóa xong…..Vậy việc mua bán nhà bằng giấy viết tay của tôi có hiệu lực khi xảy ra tranh chấp không..Xin Luật sư giải thích dùm..Xin chào và chân thành cám ơn Luật sư..

    • Avatar
      Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn Trương Văn Minh, vấn đề của bạn chuyentuvanluat.com xin được tư vấn như sau:
      Căn cứ theo Điều 328 BLDS 2015 về Đặt cọc như sau:
      Điều 328. Đặt cọc
      1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
      Theo đó, việc hai bên thỏa thuận mua bán bằng giấy tay mà chưa hợp thức hóa và bạn trả trước 1,450,000 đồng được xem là việc hai bên thỏa thuận cho việc đặt cọc đảm bảo thực hiện hợp đồng. Khi có tranh chấp xảy ra thì hợp đồng đặt cọc được xem là chứng cứ trong giải quyết tranh chấp.
      Theo Điều 81, 82 BLTTDs 2015 quy định về chứng cứ như sau:
      Điều 81. Chứng cứ
      “Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cá nhân, cơ quan, tổ chức khác giao nộp cho Toà án hoặc do Toà án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Toà án dùng làm căn cứ để xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp hay không cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự.”
      Điều 82. Nguồn chứng cứ
      “Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:
      1. Các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được;
      2. Các vật chứng;
      3. Lời khai của đương sự;
      4. Lời khai của người làm chứng;
      5. Kết luận giám định;
      6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ;
      7. Tập quán;
      8. Kết quả định giá tài sản;
      9. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.
      Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi, nếu bạn cần bất cứ sự hỗ trợ nào vui lòng liên hệ hotline 0908 748 368 (ls Phan Mạnh Thăng). Xin cảm ơn./.

  6. Avatar
    chuclinh says:

    xin chào luật sư. xin nhờ ls tư vấn giúp ạ. bố tôi có mua 1 manh đất năm 2001 bằng giấy viết tay được cả 2 vc người bán kí. có giấy nhận tiền. nhưng không công chứng. sau đó gđ tôi có trình giấy mua bán đó ra thôn xã để xin cấp sổ đỏ mà không biết mảnh đất ấy người bán đã có sổ rồi vì lúc mua ng bán không nói là đất đã có sổ đỏ sau này tôi mới biết là sổ đỏ ông ấy cắm ở ngân hàng sổ nhà ông ấy được cấp năm 2000.( gd tôi chỉ mua 1 phần mảnh đất của người bán chứ không phải mua hết).năm 2002 gđ tôi đc cấp sổ. và sd mảnh đất ấy. đến năm 2013 xã huyện có đợt chỉnh lý đo đạc lại bản đồ và cấp đổi sổ đỏ sang sổ hồng gđ tôi cũng đưa sổ ra chỉnh lý và đc cấp sổ hồng . năm 2016 bố tôi làm thủ tục tách thửa mảnh đất và chuyển quyền sd cho 2 con . khi làm hồ sơ gđ bán đất cũng ký giáp ranh cho gđ tôi. đến 2020 tôi định làm nhà trên đất này thì gđ hàng xóm ngăn cản với lý do là đất nhà tôi vẫn nằm trong sổ đỏ nhà ông ấy. ông ấy nói không đồng ý bán cho nhà tôi toàn bộ diện tích đất là đất ở như thế. mà chỉ bán 1 phần thôi. nhưng trên giấy viêt tay có ghi rõ là bán đất thổ cư. và trên sổ đỏ nhà tôi ghi toàn bộ diện tích là đất ở. theo tôi hiểu thổ cư chính là đất ở. xin hỏi luật sư như vậy ông ấy có đòi lại đất nhà tôi được không? sao ubnd xã không cắt phần đất của nhà tôi trên sổ của ông ấy đi? gđ tôi có bị ảnh hưởng vì sai sót của xã huyện không ạ? sổ đỏ nhà tôi có bị thu hồi không ? vì giờ sổ đứng tên 2 chị e tôi rồi. bây giờ tôi phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình ạ.

    • Avatar
      Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi, rất xin lỗi vì đã chậm trễ trong việc phản hồi. Đối với vấn đề của bạn, Chuyentuvanluat.com xin được tư vấn như sau:
      Đối với tranh chấp đất đai, pháp luật yêu cầu bước đầu tiên là hòa giải tại cơ quan có thẩm quyền. Theo Luật Đất đai 2013 Điều 202. Hòa giải tranh chấp đất đai
      1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
      2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
      3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
      4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
      5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.
      Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
      Nếu hòa giải tại xã không thành thì bạn có thể tiếp tục yêu cầu cấp Huyện giải quyết hoặc khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền theo quy định tại Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

      Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
      1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
      2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
      a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
      b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
      3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
      a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
      b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
      4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.
      Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn sơ bộ của chúng tôi dựa trên thông tin bạn đã cung cấp. Để cụ thể, chi tiết và thực hiện được tốt, bạn nên sắp xếp thời gian đến trực tiếp để nghe luật sư trao đổi, giải thích, hướng dẫn qua địa chỉ: CÔNG TY LUẬT LONG PHAN PMT
      – Trụ sở chính: 50/6 Trường Sơn, phường 2, quận Tân Bình, Tp.HCM
      – Cơ sở 02: Căn hộ Officetel 3.34, Tầng 3, Lô OT-X2, toà nhà Sunrise City North, 27 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, quận 7, Tp.HCM.
      Hotline: 1900.63.63.87
      Trân trọng!

  7. Avatar
    Hoàng Trung tấn says:

    Chào luật sư tôi có câu hỏi như sau.bo mẹ tôi có thưa đất 1405m2 được ông bà nội tôi cho năm 1984 sau khi kết hôn và ra ở riêng đến năm 2003 đó khó khăn nên cắt bán 720m2 cho ông A chỉ bằng giấy viết tay có trưởng thôn làm chứng và ông A cũng đã xây dựng ranh giới ngay tại thời điểm này (thời điểm này vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất)sau đó ông A chuyển nhượng lại cho ai gia đình tôi không biết , đến năm 2014 gia đình tôi có thông tin sổ đỏ nhà tôi bị cầm cố bên ngoài.trong khi bố mẹ tôi chưa hề đi kê khai làm sổ đỏ qua tìm hiểu tôi được biết toàn bộ thưa đất 1405m2 của bố mẹ tôi được do đặc Theo bản đồ năm 2001 và được cấp sổ năm 2008 với diện tích 1000m2 đất thổ cư va405 m2 đất trồng cây lâu năm và đồng thời cấp tách sổ cho 3 họ khác đã mua đất mà bố mẹ tôi đã bán cho ông A , đến năm nay họ giáp với nhà tôi cầm sổ đỏ đến và đo đạc lại thì thiếu hơn 200 m2 đất trên sổ đỏ của họ họ còn yêu cầu bố mẹ tôi phải trả đất cho họ trong khí ranh giới ông A xây vẫn còn nguyên vẹn từ năm 2003 đến nay mong ls tu van giúp tôi với ah

    • Avatar
      Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn Trung Tấn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Đối với vấn đề của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau: Theo những thông tin bạn cung cấp, gia đình bạn sử dụng đất gần 40 năm kể từ năm 84 mà không đi làm sổ đỏ thì còn bất cứ tài liệu, chứng cứ gì để chứng minh đất này là đất nhà bạn hay không? Đối với tranh chấp đất đai, bạn nộp đơn yêu cầu hòa giải gửi xã, yêu cầu hủy sổ cấp đối với phần diện tích còn lại của gia định hiện nay đang sử dụng. Còn những hộ gia đình khác yêu cầu trả 200m thì mình không đồng ý. trường hợp hòa giải ko thành thì nộp đơn khởi kiện lên tòa án huyện.
      Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn sơ bộ của chúng tôi dựa trên thông tin bạn đã cung cấp. Để cụ thể, chi tiết và thực hiện được tốt, bạn nên sắp xếp thời gian đến trực tiếp để nghe luật sư trao đổi, giải thích, hướng dẫn qua địa chỉ: CÔNG TY LUẬT LONG PHAN PMT
      – Trụ sở chính: 50/6 Trường Sơn, phường 2, quận Tân Bình, Tp.HCM
      – Cơ sở 02: Căn hộ Officetel 3.34, Tầng 3, Lô OT-X2, toà nhà Sunrise City North, 27 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, quận 7, Tp.HCM.
      Hotline: 1900.63.63.87
      Trân trọng!

  8. Avatar
    nguyen van tu says:

    chao luat su cho toi duoc xin hoi mot viec nhu sau toi ten la nguyen van t o phuong khai quang thanh pho vinh yen tinh vinh phuc ngay 19-5-2020 vua qua toi co don kien cua ba chi gai toi ve viec doi chia di san la dat ma bo me toi de lai toi trinh bay viec sau bo me toi sinh duoc hai chi em chi gai sinh 1958 toi ssinh 1963bometoi deu sinh nam 1933 nam 1967 bo me toi co mua manh dat la700m khi bo toi con song de lam vuon con van o nho nha anh ho nam 1967 bo toi chet va den nam1970 me toi ra khu dat do lam duoc ba gian nha tranh vach dat de o va sinh song den nam 1979 chi toi di lay chong con lai hai me con toi sau khi bo toi mat mot minh nuoi con mot phan do tam ly mot phan do kinh te thoi ky do cong them suc khoe yeu len dau om lien tuc den nam 1982 toi xay dung gia dinh va sinh duoc hai nguoi con nam1983 toi di lam nghia vu quan su o trong quan doi den cuoi nam 1988gia quan ve dia phuong va van o tren manh dat do chong lom con cai cham soc me cho den nam1992 khi co thong bao chuyen muc dich su dung dat su dung lau dai co dang khi tai so bo thue tai uy ban xa thoi do sang giay chung nhan quyen su dung dat thi can bo dia chinh xa co thong bao den cac ho gia dinh tren dia ban den de dang ky truoc do moi thong tin thua dat ho khau deu dung ten me khi co thong bao do thi me toi da y kien va chuyen quyen su dung o dat do cho toi va ho khau deu cho toi dung tenchu ho vi me toi da het tuoi lao dong theo quy dinh den nam 2005 me toi chet tu truoc den gio o co van de gi cho den ngay 19-5 -2020 vua qua co don kien doi chia di san cua bo me toi de lai ca mot thoi gian dai me toi cung o de lai mot thu giay to gi ve phan chia tai san cho chi toi trong don chi toi co doi phan chia di san 50 phan tram lo dat do la350m nho luat su tu van giup

    xin cam on

  9. Avatar
    Nguyễn văn Thành says:

    Tôi xin nhờ luật sư tư vấn giúp: gia đình tôi có cho ông A ở nhờ trên đất nay tôi đòi đất nếu tòa hủy gcnqssd vậy nhà ông A đã xây Dựng trên đất đó thì phải giải quyết như thế nào.

    • Avatar
      Thạc Sĩ Luật Sư Võ Mộng Thu says:

      Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách có những nội dung cần cụ thể, chi tiết hơn về thông tin thì mới có thể tư vấn được. Quý khách vui lòng kết bạn qua số zalo: 0819700748 để trao đổi.
      Trân trọng./.

  10. Avatar
    nguyen van nhan says:

    Tóm tắt như sau năm 1944 cha tôi có kết hôn ở dưới quê (có hôn thú đang được giám định) họ có 3 người con sinh năm 1949, 1954 và 1957, năm 1955 do mâu thuẩn cha tôi bỏ lên sài gòn . cha tôi gặp và chung sống với mẹ tôi có 4 người con sinh năm 1956,1959,1961 và 1968 . đến ngày mẹ tôi chết năm 2004(không có hôn thú với mẹ tôi cũng chưa ly hôn với bà vợ dưới quê) .Trong thời gian chung sống cha mẹ tôi có mua 2 căn nhà vào năm 1956 và năm 1964 . Trên giấy mua bán 2 căn nhà này chỉ có cha tôi đứng tên người mua
    Năm 2001 cha mẹ tôi được cấp GCN căn nhà mua năm 1956 , năm 2004 mẹ tôi chết , năm 2017 tại văn phòng công chứng đã làm hợp đồng phân chia di sản của mẹ tội đồng thời cha tôi làm giấy tặng cho tài sản của ông cho anh em chúng tôi . Do đó GCN đã được sang tên cho anh em chúng tôi
    Hiện nay bà vợ dưới quê đòi hủy GCN này vì cho rằng trong thời gian mua căn nhà này cha tôi vẫn còn hôn nhân hợp pháp với bà ấy và khi làm hợp đồng tặng cho phần tài sản của ông mà không được sự đồng ý của bà ấy
    Cho hỏi Luật sư : Có điều luật nào quy định theo yêu cầu của bà ấy không ?
    Chân thành cám ơn đã tư vấn cho tôi

    • Avatar
      Thạc Sĩ Luật Sư Võ Mộng Thu says:

      Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Quý khách vui lòng xem mail để biết chi tiết.
      Trân trọng./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *