Luật Đất Đai

Hướng xử lý rủi ro khi vay tiền bằng hợp đồng mua bán nhà

Hiện nay, việc vay tiền bằng hợp đồng đang diễn ra khá phổ biến nhưng lại tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Vậy trong trường hợp đã thực hiện thì hướng xử lý rủi ro vay tiền bằng hợp đồng mua bán đất như thế nào? Bài viết này sẽ giải đáp vấn đề trên.

vay tiền bằng hợp đồng mua bán nhà

Vay tiền bằng hợp đồng mua bán đất

>>Xem thêm: Tư vấn rủi ro hợp đồng khi ủy quyền định đoạt nhà đất

Quy định của pháp luật về hợp đồng vay tiền

Hiện nay pháp luật chưa có quy định cụ thể về hợp đồng vay tiền nhưng theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 thì tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Vậy từ đó có thể suy ra hợp đồng vay tiền là một dạng của hợp đồng vay tài sản.

Vậy theo quy định tại Điều 463 BLDS 2015 thì hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Chủ thể tham gia cho vay tiền có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Hình thức hợp đồng vay có thể bằng văn bản hoặc thỏa thuận miệng, lãi suất trong hợp đồng vay sẽ theo sự thỏa thuận của các bên. Và khi ký kết hợp đồng vay tiền thì bên vay sẽ trở thành chủ sở hữu tài sản vay tại thời điểm nhận tài sản đó.

>> Xem thêm: Mua bán nhà hình thành trong tương lai bằng hợp đồng góp vốn có đúng luật không ?

Quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán tài sản

Theo quy định tại Điều 430 BLDS 2015 thì hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán. Bên bán nhà có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua đúng thời hạn đã thỏa thuận.

quy định của pháp luật về hợp đồng vay tiền

Rủi ro khi vay tiền bằng hợp đồng mua bán đất

>> Xem thêm: Quy Định Của Pháp Luật Về Mua Nhà Giấy Tay

Hậu quả của việc vay tiền bằng hợp đồng mua bán nhà đất

Như đã phân tích về quy định pháp luật ở trên khi bán ký hợp đồng mua bán nhà đất thì trên thực tế điều này có nghĩa là bạn đã bán nhà đất của mình cho người cho vay với giá trị bằng số tiền vay. Vậy trong thời gian thỏa thuận vay bên cho vay có thể bán nhà đất của bạn bởi theo hợp đồng mua bán nhà đất thì bạn đã bán nhà cho họ, bạn phải chuyển quyền sở hữu và họ có quyền bán căn nhà, mảnh đất đó.

Cho nên có thể thấy rằng vay tiền bằng hợp đồng mua bán nhà đất có thể khiến bạn mất trắng nhà, đất khi chưa đến hạn trả nợ. Và khi bạn trả nợ được thì nhà và đất cũng không còn, bạn vừa mất tiền trả nợ vừa mất nhà, đất.

Những rủi ro khi vay tiền bằng hợp đồng mua bán nhà đất được xử lý như thế nào?

Những rủi ro phổ biến

rủi ro khi vay tiền bằng hợp đồng mua bán đất

Hướng xử lý rủi ro khi vay tiền bằng hợp đồng mua bán đất

  • Trường hợp bên vay không trả được nợ thì người cho vay có thể lợi dụng hợp đồng vay để tự ý sang tên nhà đất. Lúc này, cho dù bên vay không thanh toán được khoản vay thì giá trị có thể vẫn thấp hơn giá trị căn nhà.
  • Trường hợp ký hợp đồng bán nhà nhưng thỏa thuận số tiền vay  bằng giá trị căn nhà. Theo đó, bên bán (bên mua nhà trên danh nghĩa) thường ràng buộc bên vay phải thanh toán đủ gốc lẫn lãi, nếu không trả thì sẽ thương lượng để thanh lý giá trị còn lại của căn nhà;

Đó là một vài trong số những rủi ro mà bên vay có thể mắc phải nếu vay tiền bằng hình thức hợp đồng mua nhà. Thực tế còn nhiều tình huống khó lường phát sinh trên thực tế, theo đó đem lại rủi ro pháp lý cho bên vay.

Yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu do giả tạo

Căn cứ theo Điều 124 BLDS 2015 thì giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che dấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch giả tạo vô hiệu, giao dịch bị che dấu vẫn có hiệu lực. Vậy có thể thấy:

  • Hợp đồng mua bán nhà đất là một giao dịch dân sự; bên cho vay cho bên vay vay tiền cũng được xem là một giao dịch dân sự
  • Hợp đồng mua bán nhà đất được xác lập nhằm che dấu cho việc vay tiền
  • Vậy nên, hợp đồng mua bán nhà đất là hợp đồng giả tạo sẽ bị vô hiệu và giao dịch vay tiền vẫn có hiệu lực.

>> Xem thêm: Hợp đồng mua bán bị tòa án hủy thì sổ hồng nhà còn giá trị pháp lý?

Luật sư hỗ trợ xử lý khi vay tiền bằng hợp đồng mua bán nhà đất

Vay tiền bằng hợp đồng mua bán nhà đất là vấn đề xảy ra nhiều rủi ro, phức tạp và khó tìm được chứng cứ chứng minh để hợp đồng mua bán nhà đất vô hiệu. Vậy nên, khi rơi vào trường hợp này bạn nên nhờ đến sự hỗ trợ của luật sư. Bằng kinh nghiệm và hiểu biết của mình luật sư sẽ tư vấn cho bạn:

  • Các quy định của pháp luật liên quan đến việc vay tiền và hợp đồng mua bán đất đai
  • Tư vấn cho bạn hướng giải quyết đảm bảo được quyền và lợi ích bản thân trên các quy định của pháp luật
  • Thu thập chứng cứ, tài liệu, đọc hồ sơ để bảo vệ khách hàng trước phiên tòa
  • Chuẩn bị, soạn thảo những hồ sơ, đơn từ cần thiết nộp cho cơ quan nhà nước
  • Tham gia tranh tụng theo sự ủy quyền của khách hàng.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về rủi ro khi vay tiền bằng hợp đồng mua bán nhà đất. Nếu như sau khi đọc bài viết các bạn còn có thắc mắc về hướng xử lý hoặc cần tìm luật sư hỗ trợ giải quyết tranh chấp khi vay tiền bằng hợp đồng mua bán đất, có thể liên hệ HOTLINE 1900.63.63.87 để nhận được sự tư vấn hiệu quả hơn từ LUẬT SƯ TƯ VẤN ĐẤT ĐAI.

4.8 (14 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 895 bài viết