Luật Lao Động

Hướng giải quyết thủ tục bảo hiểm cho người lao động khi thỏa thuận hoãn hợp đồng

Hợp đồng lao động có thể bị tạm hoãn trong quá trình người lao động thực hiện hợp đồng. Một trong những trách nhiệm của người sử dụng lao động khi ký kết hợp đồng lao động với người lao động là đóng bảo hiểm. Vậy, hướng giải quyết thủ tục bảo hiểm cho người lao động khi thỏa thuận hoãn hợp động như thế nào? Bài viết sau đây sẽ làm rõ hơn vấn đề này.

Hướng giải quyết thủ tục bảo hiểm cho người lao động khi thỏa thuận hoãn hợp đồng

Hướng giải quyết thủ tục bảo hiểm cho người lao động khi thỏa thuận hoãn hợp đồng

>>Xem thêm: Thủ tục giải trình thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài cấp trung ương

>>>Xem thêm: Bàn về tính cấp thiết của việc sửa đổi luật kinh doanh bảo hiểm

Trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động

Căn cứ vào Điều 30 Bộ luật lao động 2019, các trường hợp sau đây được tạm hoãn thực hiện hợp đồng:

  • Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ;
  • Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;
  • Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc;
  • Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 138 của Bộ luật lao động 2019;
  • Người lao động được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
  • Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
  • Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác;
  • Trường hợp khác do hai bên thỏa thuận.

>>> Xem thêm: Luật Bảo hiểm xã hội về thai sản? Chế độ nghỉ thai sản như thế nào là đúng pháp luật

Chế độ bảo hiểm xã hội đối với trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động

Chế độ bảo hiểm xã hội đối với trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động

Chế độ bảo hiểm xã hội đối với trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động

Căn cứ vào Điều 89 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì người sử dụng lao động có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động dựa trên mức tiền lương như sau:

  • Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
  • Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở.
  • Đối với những trường hợp người lao động làm việc theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì việc đóng bảo hiểm xã hội được thực hiện trên cơ sở mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.

Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều 30 Bộ luật lao động 2020 thì trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác. Đồng thời, căn cứ vào khoản 3 Điều 85 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 và Khoản 4 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó, thời gian này không được tính để hưởng BHXH.

Như vậy, người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương (tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng) không đóng BHXH.

>>> Xem thêm: Nghỉ ngang có được hưởng bảo hiểm xã hội không?

Chế độ bảo hiểm y tế đối với trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động

Chế độ bảo hiểm y tế đối với trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động

Chế độ bảo hiểm y tế đối với trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động

Căn cứ theo Điều 13 Luật Bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014 thì mức đóng bảo hiểm y tế được xác định theo tỷ lệ phần trăm của tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Đồng thời, đối với các trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động thì dựa trên quy định của thì người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó, thời gian này không được tính để hưởng BHXH. Như vậy, người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương (tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng) không đóng Bảo hiểm y tế.

>>> Xem thêm: Tạm thời nghỉ việc do dịch bệnh Corona có phải đóng bảo hiểm xã hội không?

Trên đây là tư vấn về phương án tối ưu cho doanh nghiệp khi làm thủ tục xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động. Quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này cần TƯ VẤN LUẬT LAO ĐỘNG vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được  tư vấn nhanh nhất và kịp thời. Xin cảm ơn!

5 (20 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 754 bài viết