Luật Hành Chính

Hướng giải quyết khi nhà kế bên xả nước thải chăn nuôi gây ô nhiễm

Hướng giải quyết khi nhà kết bên xả nước thải chăn nuôi gây ô nhiễm  đang được người dân quan tâm khi các hộ chăn nuôi bên cạnh không đảm bảo vệ sinh trong chăn nuôi, xả thải gây ô nhiễm môi trường sống xung quanh ảnh hưởng tới các hộ dân sống trong khu vực. Trong bài viết dưới đây, Chuyên tư vấn luật sẽ tìm ra các hướng xử lý để giúp người dân giải quyết vấn đề này.

Nhà kế bên xả nước thải chăn nuôi gây ô nhiễmNhà kế bên xả nước thải chăn nuôi gây ô nhiễm

Quy định về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi

Quy định về bảo vệ môi trường khi chăn nuôi được quy định tại khoản 2 Điều 60 Luật Bảo vệ môi trường 2020 về bảo vệ môi trường đối với hộ gia đình, cá nhân:  Chuồng trại chăn nuôi quy mô hộ gia đình phải bảo đảm vệ sinh, không gây ô nhiễm tiếng ồn, phát tán mùi khó chịu; chất thải từ hoạt động chăn nuôi phải được thu gom, xử lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Bên cạnh đó, vấn đề xả nước thải trong chăn nuôi được quy định cụ thể tại khoản 3 Điều 59 Luật Chăn nuôi 2018 về xử lý chất thải trong chăn nuôi trang trại:

Việc xử lý nước thải chăn nuôi được quy định như sau:

  • Tổ chức, cá nhân sở hữu cơ sở chăn nuôi trang trại có trách nhiệm thu gom, xử lý nước thải chăn nuôi đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi trước khi xả thải ra nguồn tiếp nhận theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
  • Nước thải chăn nuôi đã xử lý đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi được sử dụng cho cây trồng;
  • Nước thải chăn nuôi chưa xử lý khi vận chuyển ra khỏi cơ sở chăn nuôi trang trại đến nơi xử lý phải sử dụng phương tiện, thiết bị chuyên dụng.

Hành vi xả nước thải chăn nuôi gây ô nhiễm có bị xử phạt không ?

Xử phạt hành chính

Tùy vào quy mô của trang trại chăn nuôi, căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 30 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi:

Hành vi vi phạm quy định về xử lý nước thải chăn nuôi không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi cho cây trồng bị xử phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ;
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô vừa;
  • Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn.

Bên cạnh đó, nếu như việc xả chất thải gây ô nhiễm kéo dài, căn cứ theo quy định tại khoản 3, khoản 8 và khoản 9 Nghị định 45/2022/NĐ-CP, người xả thải ngoài bị xử phạt hành chính còn phải chịu các hình phạt bổ sung và khắc phục hậu quả:

Đối với hành vi gây ô nhiễm đất, nước (nước ngầm, nước mặt bên trong và ngoài khuôn viên của cơ sở) hoặc không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đất, nước, không khí xung quanh bị xử phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với trường hợp hàm lượng chất gây ô nhiễm (thông số môi trường) trong đất, nước hoặc không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật dưới 03 lần đối với thông số môi trường nguy hại hoặc dưới 05 lần đối với thông số môi trường thông thường;
  • Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp hàm lượng chất gây ô nhiễm (thông số môi trường) trong đất, nước hoặc không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 03 lần đến dưới 05 lần đối với thông số môi trường nguy hại hoặc từ 05 lần đến dưới 10 lần đối với thông số môi trường thông thường;
  • Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với trường hợp hàm lượng chất gây ô nhiễm (thông số môi trường) trong đất, nước hoặc không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 05 lần trở lên đối với thông số môi trường nguy hại hoặc từ 10 lần trở lên đối với thông số môi trường thông thường.

Hình thức xử phạt bổ sung

Biện pháp khắc phục hậu quả

Theo đó, tùy thuộc vào hành vi chăn nuôi gây ô nhiễm đất, nước (nước ngầm, nước mặt bên trong và ngoài khuôn viên của cơ sở) hoặc không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đất, nước, không khí xung quanh mà cá nhân chăn nuôi có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng. Với tổ chức thì mức phạt áp dụng sẽ gấp đôi.

Xử lý hình sự

Người chăn nuôi nếu gây ô nhiễm môi trường nếu thỏa mãn các dấu hiệu của tội phạm môi trường ‘thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội gây ô nhiễm môi trường theo quy định Bộ luật hình sự. Căn cứ quy định tại Điều 235 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 về tội gây ô nhiễm môi trường thì người gây ô nhiễm môi trường tùy theo mức độ có thể bị xử lý như sau:

Đối với cá nhân:

  • Bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm;
  • Bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm;
  • Bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm;
  • Bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm;

Đối với pháp nhân thương mại:

  • Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng;
  • Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 7.000.000.000 đồng đến 12.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;
  • Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 12.000.000.000 đồng đến 20.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm;
  • Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
  • Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm.

Nhà kế bên xả nước thải chăn nuôi gây ô nhiễm phải giải quyết như thế nào?

Hướng giải quyết khi phát hiện hành vi gây ô nhiễmHướng giải quyết khi phát hiện hành vi gây ô nhiễm

Nếu bạn phát hiện nhà hàng xóm có hành vi xả nước thải chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường xung quanh nơi khu vực bạn sống, bạn có thể thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo căn cứ theo quy định tại Điều 163 Luật Bảo vệ môi trường 2020:

Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại về hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Cá nhân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường với cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố cáo.

Luật sư tư vấn giải quyết khi nhà kế bên xả nước thải chăn nuôi gây ô nhiễm

Luật sư soạn thảo đơn tố cáo gây ô nhiễm môi trườngLuật sư soạn thảo đơn tố cáo gây ô nhiễm môi trường

  • Tư vấn giải quyết khi phát hiện nhà kế bên chăn nuôi xả thải gây ô nhiễm
  • Soạn đơn khiếu nại
  • Khởi kiện hành vi gây ô nhiễm
  • Yêu cầu bồi thường thiệt hại

Vấn đề xử phạt vi phạm với hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi  đã được Chuyên tư vấn luật giải đáp phía trên. Bên cạnh đó Chuyên tư vấn luật đã đưa ra hướng giải quyết khi nhà kế bên chăn nuôi xả nước thải gây ô nhiễm môi trường.  Nếu quý khách có bất kỳ vướng mắc nào, xin vui lòng liên hệ số điện thoại luật sư tư vấn miễn phí 190063387  để được tư vấn kịp thời và hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn.

4.9 (10 bình chọn)

Bài viết được thực hiện bởi Thạc Sĩ Luật Sư Phan Mạnh Thăng

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân Sự, Hình Sự

Trình độ đào tạo: Thạc sĩ kinh tế Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 12 năm

Tổng số bài viết: 756 bài viết

error: Content is protected !!