Luật Lao Động

Hướng giải quyết khi người sử dụng lao động bắt làm thêm giờ

Hiện nay, vấn đề người sử dụng lao động bắt làm thêm giờ gây ảnh hưởng lớn cũng như xâm phạm đến quyền lợi của người lao động. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cũng như đề ra Hướng giải quyết khi người sử dụng lao động bắt làm thêm giờ giúp người lao động hiểu rõ hơn về quy định. Bài viết sau đây của Chuyên tư vấn luật, sẽ giải đáp cụ thể quy định của Bộ luật lao động 2019 như sau:
Hướng giải quyết khi người sử dụng lao động bắt làm thêm giờ

Điều kiện để người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ

Điều kiện quy định để người sử dụng lao động bắt làm thêm giờ

Căn cứ tại khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định, điều kiện để người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ như sau:
  • Phải được sự đồng ý của người lao động;
  • Bảo đảm số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc bình thường/ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ/ngày; không quá 40 giờ/tháng;
  • Bảo đảm số giờ làm thêm không quá 200 giờ/năm, trừ trường hợp làm thêm không quá 300 giờ/năm theo quy định.
Bên cạnh đó, được sự đồng ý của người lao động khi làm thêm giờ là điều kiện bắt buộc khi muốn huy động người lao động làm thêm giờ. Theo đó, dựa trên Điều 59 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động 2019 về điều kiện lao động và quan hệ lao động:
  • Trừ các quy định làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt tại Điều 108 của Bộ luật Lao động 2019. Các trường hợp khác khi tổ chức làm thêm giờ phải được sự đồng ý của người lao động tham gia làm thêm về các nội dung:
Thứ nhất, thời gian làm thêm; Thứ hai, địa điểm làm thêm; Thứ ba, công việc làm thêm.
  • Sự đồng ý của người lao động được ký thành văn bản riêng thì tham khảo Mẫu số 01/PLIV Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.

Trường hợp ngoại lệ người sử dụng lao động bắt làm thêm giờ

Đối với một số trường hợp ngoại lệ quy định tại Điều 108 Bộ luật Lao động năm 2019. Người sử dụng lao động được yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn. Người lao động cũng không được từ chối trong trường hợp sau:
  • Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo bảo nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định pháp luật;
  • Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa. Đồng thời, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa (trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động).
Mặc khác, trong trường hợp người lao động làm thêm giờ vào ngày thường hoặc vào ngày nghỉ hàng tuần, hoặc vào ngày nghỉ Lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương vẫn được người sử dụng lao động tính. Theo đó, sẽ được trả lương làm thêm giờ theo quy định tại Điều 98 Bộ luật này.
Điều kiện để người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ
>>> Xem thêm: Quy định pháp luật về làm thêm giờ

Các trường hợp người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm thêm giờ

Căn cứ Bộ luật lao động năm 2019 quy định thì người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm thêm giờ như sau:
  • Đối với những người lao động mang thai từ tháng thứ 07 trở đi hoặc những lao động nữ đang mang thai từ tháng thứ 06 trở đi mà làm việc ở vùng sâu, vùng xa, vùng cao, vùng biên giới, hải đảo với mục đích nhằm bảo vệ đối với lao động nữ đang mang thai, bảo đảm sức khỏe sinh sản theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 137 Bộ luật lao động năm 2019.
  • Đối với những người lao động bao gồm cả nam và nữ hiện nay đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi nếu không được sự đồng ý của họ.
  • Đối với những người lao động là người chưa đủ 15 tuổi theo quy định tại khoản 1 Điều 146 Bộ luật lao động năm 2019.
  • Đối với những người lao động là người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi, người sử dụng lao động chỉ có thể sắp xếp họ làm thêm giờ trong một số công việc; một số nghề nằm trong danh mục các ngành, nghề được cho phép do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
  • Đối với những người lao động là người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nhẹ có mức suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên hoặc người khuyết tật nặng không được sử dụng họ làm thêm giờ nếu không có sự đồng ý của họ.
>>> Xem thêm: Tự ý nghỉ việc 5 ngày trong tháng?

Xử lý người sử dụng lao động đối với các hành vi vi phạm về việc bắt làm thêm giờ

Căn cứ theo Bộ luật lao động năm 2019 và Nghị định 24/2018/NĐ-CP quy định về Xử lý người sử dụng lao động đối với các hành vi vi phạm về việc bắt làm thêm giờ như sau:

Khiếu nại

Khiếu nại lần đầu gửi đến người sử dụng lao động
  • Theo quy định tại Điều 20 Nghị định 24/2018/NĐ-CP, kể từ thời điểm khiếu nại được thụ lý thì sau 30 ngày hoặc 45 ngày (nếu ở vùng sâu vùng xa, đặc biệt khó khăn); đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết không quá 60 ngày.
  • Nếu kết quả giải quyết khiếu nại lần một đồng ý thì quyết định giải quyết khiếu nại sẽ có hiệu lực sau 30 ngày kể từ ngày ra quyết định giải quyết khiếu nại.
Khiếu nại lần hai
  • Căn cứ khoản 2 Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP quy định Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.
  • Căn cứ theo Điều 28 Nghị định 24/2018/NĐ-CP quy định thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý. Đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.
  • Trường hợp ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý. Đối với vụ việc phức tạp, thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 90 ngày, kể từ ngày thụ lý.

Trình tự thủ tục khởi kiện

Thủ tục hòa giải cơ sở

Căn cứ vào Điều 32 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 2 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
  • Tranh chấp lao động giữa người lao động với người sử dụng lao động phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động mà hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải theo quy định của pháp luật về lao động mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải.
  • Đối với một số trường hợp ngoại lệ, các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải quy định cụ thể tại Điều này.
Như vậy, người sử dụng lao động bắt người lao động làm thêm giờ không thuộc tranh chấp ngoại trừ trên, do đó có thể thông qua thủ tục hòa giải cơ sở theo quy định.

Thẩm quyền Tòa án

Theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, thẩm quyền của Toà án được quy định như sau:
Thứ nhất, thẩm quyền của toà án nhân dân các cấp
  • Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động ở cấp sơ thẩm theo quy định Điều 32 Bộ luật này.
  • Toà án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục phúc thẩm các vụ mà quyết định lao động chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện vị kháng cáo, kháng nghị theo quy định.
  • Tòa án nhân dân cấp tỉnh cũng có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
Thứ hai, thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ
  • Nếu bị đơn là cá nhân, hoặc cơ quan, tổ chức thì thẩm quyền giải quyết thuộc về toà án nhân dân nơi bị đơn cư trú hoặc có trụ sở.
Thứ ba, thẩm quyền của tòa án theo sự thỏa thuận của các đương sự
  • Các đương sự có quyền tự thỏa thuận bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn hoặc nơi nguyên đơn có trụ sở giải quyết tranh chấp.
Thứ tư, thẩm quyền của tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn
  • Không biết nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của bị đơn hiện tại. Do đó, có thể lựa chọn Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng;
  • Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam thì có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;
  • Nếu tranh chấp lao động cá nhân phát sinh từ quan hệ hợp đồng lao động, có thể yêu cầu Tòa án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết;
  • Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau; có thể yêu cầu Tòa án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết.

Hồ sơ khởi kiện:

  • Đơn khởi kiện (theo mẫu) và các tài liệu chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện;
  • Bản sao giấy chứng minh thư nhân dân (hoặc hộ chiếu), Sổ hộ khẩu gia đình (có sao y bản chính);
  • Các tài liệu liên quan đến quan hệ lao động: nếu như không cung cấp được hợp đồng lao động vì lý do công ty giữ thì có thể trình bày cụ thể vào đơn khởi kiện, bảng lương, các hóa đơn, chứng từ về việc công ty thanh toán lương, văn bản xác nhận thời gian làm việc của công ty….
  • Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn khởi kiện (ghi rõ số lượng bản chính, bản sao);
Xử lý người sử dụng lao động đối với các hành vi vi phạm về việc bắt làm thêm giờ
>>> Xem thêm: Nghĩa vụ thông báo của người sử dụng lao động trong quan hệ lao động 

Thông tin liên hệ luật sư

Đội ngũ luật sư tại Chuyên Tư Vấn Luật là những luật sư cựu cuội trong nghề, mỗi luật sư bằng chuyên môn, nhiệt huyết và đạo đức nghề nghiệp sẵn sàng hỗ trợ mọi thủ tục pháp lý khi Quý khách tin chọn. Để được hỗ trợ, Quý khách có thể lựa chọn qua các hình thức:

Tư vấn trực tiếp

  • Trụ sở công ty: Tầng 14 Tòa nhà HM Tower, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP.HCM.
  • Văn phòng giao dịch: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh.

Tư vấn trực tuyến

Trên đây là toàn bộ bài viết tư vấn của chúng tôi về Hướng giải quyết khi người sử dụng lao động bắt làm thêm giờ. Hy vọng bài viết có thể giúp ích, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc liên quan đến vấn đề này hoặc cần Tư vấn luật lao động hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1900 63 63 87. Luật sư của Long Phan PMT hy vọng có thể giúp đỡ được nhiều người với nhiều nhu cầu dịch vụ pháp lý khác nhau. Hotline 1900.63.63.87 luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc. Xin cảm ơn. *Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

4.7 (20 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 754 bài viết