Luật Thừa Kế

Hướng dẫn thực hiện thừa kế nhà đất khi không có sổ đỏ?

Hướng dẫn thực hiện thừa kế nhà đất khi không có sổ đỏ được nhận được nhiều sự quan tâm. Trên thực tế nhiều trường hợp nhà đất không có sổ đỏ nên không biết thực hiện thừa kế như thế nào cho phù hợp. Vậy pháp luật quy định vấn đề này như thế nào? Đất không có sổ đỏ liệu có được để lại thừa kế. Khi phát sinh tranh chấp thừa kế nhà đất không có sổ đỏ sẽ giải quyết như thế nào? Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn vấn đề này.

thực hiện thừa kế khi không có sổ đỏ

Thực hiện thừa kế khi nhà đất không có sổ đỏ.

>> Xem thêm: Thủ tục nhận thừa kế đất không sổ như thế nào?

Thừa kế

Thừa kế là gì?

Căn cứ Điều 609, Bộ luật Dân sự 2015 quy định cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; Để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Quy định chung của pháp luật Việt Nam về thừa kế

quy định pháp luật về thừa kế

Quy định pháp luật về thừa kế

Căn cứ Chương XXI, Bộ luật Dân sự 2015, pháp luật thừa kế Việt Nam quy định chung:

Mọi cá nhân đều có quyền để lại tài sản của mình cho người khác, và được quyền hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Nếu có di chúc thì chia theo di chúc, tuy nhiên nếu rơi vào một trong các trường hợp sau khi sẽ chia theo pháp luật (Điều 650, Bộ luật Dân sự 2015).

  • Không có di chúc;
  • Di chúc không hợp pháp;
  • Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
  • Người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Đất không có sổ đỏ có được để lại thừa kế?

đất không có sổ đỏ

Đất không có sổ đỏ

Căn cứ Tiểu mục 1.3, mục 1, Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP đất người chết để lại quyền sử dụng đất mà đất đó không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất nhưng có di sản là nhà ở, vật kiến trúc khác gắn liền với đất đó mà có yêu cầu chia di sản thừa kế, thì cần phân biệt các trường hợp sau:

  • Trong trường hợp đương sự có văn bản của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng chưa kịp cấp Giấy chứng nhận (đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận) thì Toà án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với đất và quyền sử dụng đất đó.
  • Trường hợp đương sự không có văn bản của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng có văn bản của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền cho biết rõ là việc sử dụng đất đó không vi phạm quy hoạch và có thể được xem xét để giao quyền sử dụng đất thì Toà án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với đất.
  • Trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất mà đất đó không Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất và cũng không có di sản là tài sản gắn liền với đất, nếu có tranh chấp thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân theo quy định của pháp luật về đất đai.

Như vậy đất không có sổ đỏ vẫn được để lại thừa kế và chia thừa kế.

>> Xem thêm: Thừa kế quyền sử dụng đất không có di chúc

Các trường hợp được thực hiện thừa kế nhà đất khi không có sổ đỏ

Trường hợp lập di chúc có người làm chứng

Căn cứ Điều 188, Luật Đất đai 2013 quy định điều kiện để thực hiện thừa kế bao gồm:

Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

  • Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
  • Đất không có tranh chấp;
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
  • Trong thời hạn sử dụng đất.

Căn cứ Điều 627, Bộ luật Dân sự 2015 theo đó, pháp luật chỉ quy định di chúc phải thực hiện bằng văn bản hoặc bằng miệng, chứ không đề cập có bắt buộc công chứng chứng thực hay không. Tuy nhiên, công chứng là việc nên làm để đảm bảo tính pháp lý cho di chúc.

Căn cứ Điều 634, Bộ luật Dân sự 2015 quy định người lập di chúc:

  • Tự mình viết di chúc;
  • Không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy;
  • Nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc

Nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng và người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng;

Những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.

Căn cứ Khoản 1, 2, Điều 631, Bộ luật Dân sự 2015 nội dung di chúc phải có các nội dung sau:

  • Ngày, tháng, năm lập di chúc;
  • Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
  • Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
  • Di sản để lại và nơi có di sản;
  • Các nội dung khác

>> Xem thêm: Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Không Có Di Chúc

Trường hợp lập di chúc không có người làm chứng

Căn cứ Điều 633, Bộ luật Dân sự 2015, người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc.

Căn cứ Khoản 1, 2, Điều 631, Bộ luật Dân sự 2015 nội dung di chúc phải có các nội dung sau:

  • Ngày, tháng, năm lập di chúc;
  • Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
  • Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
  • Di sản để lại và nơi có di sản;
  • Các nội dung khác.

Thủ tục thừa kế đất khi đất chưa có sổ đỏ

Căn cứ Điều 650, Bộ luật Đất đai 2015 quy định, thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường trường hợp có di chúc, di sản sẽ được chia dựa trên di chúc nếu di chúc hợp pháp. Trường hợp không có hoặc có di chúc nhưng không hợp pháp hoặc người chỉ định từ chối di sản…Thì di sản chia theo pháp luật.

Hàng thừa kế theo pháp luật bao gồm:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết…
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, …

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Hướng dẫn giải quyết tranh chấp thừa kế nhà đất khi không có sổ đỏ

Khi phát sinh tranh chấp thừa kế nhà đất không sổ đỏ, các bên nên thỏa thuận để giải quyết tranh chấp. Nếu không thể tự thỏa thuận để giải quyết tranh chấp các bên có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết.

Sau khi thụ lý, Tòa án sẽ có khoảng thời gian là 04 tháng để chuẩn bị xét xử. Khi đó, Tòa án sẽ mời các bên lên thực hiện thủ tục hòa giải, …Hết thời gian trên, Thẩm phán có thể ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo quy định của pháp luật.

Trên đây là bài viết liên quan đến hướng dẫn thực hiện thừa kế nhà đất khi không có sổ đỏ. Nếu bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc liên quan đến vấn đề trên hoặc cần tư vấn liên quan đến Luật Dân sự. Vui lòng liên hệ theo HOTLINE: 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ tư vấn kịp thời. Xin cảm ơn.

4.8 (18 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 754 bài viết