Luật Doanh Nghiệp

Hướng dẫn thủ tục phá sản doanh nghiệp

Phá sản doanh nghiệp là tình trạng một chủ thể mất khả năng thanh toán các khoản nợ khi đến hạn thanh toán. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin pháp lý liên quan đến vấn đề trên và hướng dẫn trình tự, thủ tục tuyên bố doanh nghiệp phá sản theo đúng quy định pháp luật.

huong dan mau don yeu cau tuyen bo pha san
Mẫu đơn yêu cầu tuyên bố phá sản

>>> Xem thêm: Thủ tục doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài phá sản tại Việt Nam như thế nào?

Điều kiện để doanh nghiệp tuyên bố phá sản

Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản 2014, phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.

Như vậy, không phải bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể tự mình tuyên bố phá sản, một doanh nghiệp chỉ được công nhận rơi vào tình trạng phá sản khi thỏa mãn hai điều kiện:

  • Mất khả năng thanh toán
  • Có quyết định của Tòa án nhân dân tuyên bố doanh nghiệp đó phá sản.

Khi rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, doanh nghiệp để được công nhận rơi vào tình trạng phá sản cần phải nộp đơn yêu cầu Tòa án nhân dân mở thủ tục phá sản.

Những người có quyền và nghĩa vụ yêu cầu Tòa án tuyên bố doanh nghiệp phá sản theo quy định tại Điều 5 Luật Phá sản 2014 quy định, bao gồm:

  • Doanh nghiệp, Hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản;
  • Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần;
  • Người lao động trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã không trả được lương, các khoản nợ khác cho người lao động;
  • Chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước;
  • Các cổ đông công ty cổ phần;
  • Thành viên hợp danh công ty hợp danh.

Nội dung đơn yêu cầu tuyên bố phá sản gồm những gì?

Đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp phải có những nội dung sau:

  • Họ tên, thông tin người yêu cầu tuyên bố phá sản (đối với cá nhân)
  • Tên công ty, tên tổ chức, thông tin của công ty, tổ chức thông tin của người đại diện theo pháp luật của công ty, tổ chức yêu cầu tuyên bố phá sản (đối với tổ chức)
  • Thông tin của doanh nghiệp bị yêu cầu tuyên bố phá sản.
  • Trình bày sự việc, lý do phải làm đơn yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản đối với công ty bị yêu cầu.

>>>Xem thêm: Các vấn đề doanh nghiệp cần lưu ý khi đối tác tuyên bố phá sản

Hồ sơ nộp kèm đơn yêu cầu tuyên bố phá sản

chu no nop don yeu cau tuyen bo pha san
Chủ nợ chỉ cần nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản

Trong trường hợp người yêu cầu tuyên bố phá sản là chủ nợ hoặc người lao động thì chỉ cần nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản.

Trong trường hợp chủ thể nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản là Doanh nghiệp, Hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản hoặc là chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước, các cổ đông công ty cổ phần hoặc thành viên hợp danh công ty hợp danh. Ngoài đơn yêu cầu tuyên bố phá sản, còn phải nộp kèm các tài liệu sau:

  • Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó giải trình nguyên nhân và hoàn cảnh dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán;
  • Báo cáo về các biện pháp mà doanh nghiệp, hợp tác xã đã thực hiện, nhưng vẫn không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn;
  • Bảng kê chi tiết tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã và địa điểm nơi có tài sản nhìn thấy được;
  • Danh sách các chủ nợ của doanh nghiệp; ngân hàng mà chủ nợ có tài khoản; các khoản nợ đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm; các khoản nợ chưa đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm (không yêu cầu đối với cổ đông công ty cổ phần);
  • Danh sách những người mắc nợ của doanh nghiệp; ngân hàng mà họ có tài khoản; các khoản nợ đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm; các khoản nợ chưa đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm(không yêu cầu đối với cổ đông công ty cổ phần);
  • Danh sách ghi rõ tên, địa chỉ của các thành viên, nếu doanh nghiệp mắc nợ là một công ty có các thành viên liên đới chịu trách nhiệm về những khoản nợ của doanh nghiệp (không yêu cầu đối với cổ đông công ty cổ phần);
  • Những tài liệu khác mà Tòa án yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã phải cung cấp theo quy định của pháp luật.

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết

toa an co tham quyen giai quyet
Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết phá sản

>>>Xem thêm: Các vấn đề doanh nghiệp cần lưu ý khi đối tác tuyên bố giải thể

Theo quy định tại Điều 8 Luật phá sản 2014 cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp như sau:

Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp đăng ký kinh doanh tại tỉnh đó và thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Vụ việc phá sản có tài sản ở nước ngoài hoặc người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài;
  • Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;
  • Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có bất động sản ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;
  • Vụ việc phá sản thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết do tính chất phức tạp của vụ việc.

Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã có trụ sở chính tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đó và không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Trình tự thủ tục tuyên bố phá sản

Trình tự thủ tục tuyên bố phá sản doanh nghiệp được thực hiện như sau:

  1. Người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
  2. Tòa án xem xét đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
  3. Người yêu cầu nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản
  4. Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
  5. Tòa án Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài tư vấn hướng dẫn thủ tục phá sản doanh nghiệp. Bạn đọc nếu còn bất cứ thắc mắc nào hoặc gặp khó khăn trong quá trình thực hiện thủ tục trên xin vui lòng liên hệ hotline 1900 63 63 87 để được luật sư tư vấn và hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn./.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

4.7 (15 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 719 bài viết