Luật Sở Hữu Trí Tuệ

Hướng dẫn thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu trong công ty

Hướng dẫn thủ tục chuyển nhãn hiệu trong công ty là vấn đề quý bạn đọc quan tâm khi muốn chuyển nhượng nhãn hiệu. Theo đó, Luật sở hữu trí tuệ và các văn bản liên quan đã hướng dẫn thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu công ty.Tuy nhiên, để làm rõ vấn đề trên, Luật sư tới từ Chuyên Tư Vấn Luật xin gửi đến bài viết về hợp đồng, điều kiện, trình tự, thủ tục và các vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu trong công ty.

Hướng dẫn thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu trong công ty

Hướng dẫn thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu trong công ty

Chuyển nhượng nhãn hiệu là gì?

Theo quy định của pháp luật,  nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Bên cạnh đó, căn cứ Khoản 4 Điều 4, Khoản 1 Điều 138 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 chuyển nhượng nhãn hiệu là việc chủ sở hữu nhãn hiệu chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác.

Bên cạnh đó, việc chuyển nhượng trên phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp).

>>>Xem thêm: Rủi ro pháp lý khi sử dụng nhãn hiệu khác với nhãn hiệu đã đăng ký

Điều kiện chuyển nhượng nhãn hiệu

Điều kiện chuyển nhượng

Điều kiện chuyển nhượng

Khi muốn thực hiện chuyển nhượng nhãn hiệu trong công ty, các bên trong việc chuyển nhượng cần đáp ứng được các điều kiện sau đây:

  • Công ty cổ phần là chủ sở hữu chỉ được phép chuyển nhượng nhãn hiệu và quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ;
  • Việc chuyển nhượng quyền không được gây nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hoá/dịch vụ mang nhãn hiệu;
  • Chỉ được chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu cho tổ chức, cá nhân đáp ứng đủ các điều kiện đăng ký nhãn hiệu đó;
  • Việc chuyển nhượng phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản.

Cơ sở pháp lý: Điều 138 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, Điều 139 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2022.

Trình tự, thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu trong công ty

Thẩm quyền giải quyết

Theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ, thẩm quyền xử lý hồ sơ đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu trong công ty thuộc về Cục Sở hữu trí tuệ.

Cơ sở pháp lý: Điều 48 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành ngày 14 tháng 02 năm 2007.

Hồ sơ

Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp gồm 01 bộ tài liệu được quy định tại khoản 47.1, điều 47, Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành ngày 14 tháng 02 năm 2007 (sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 1 Thông tư 18/2011/TT-BKHCN và Khoản 5 Điều 2 Thông tư 13/2010/TT-BKHCN) sau đây:

  • 02 bản Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, làm theo mẫu 01-HĐCN quy định tại Phụ lục D của Thông tư này;
  • 01 bản hợp đồng (bản gốc hoặc bản sao được chứng thực theo quy định); nếu hợp đồng làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải kèm theo bản dịch hợp đồng ra tiếng Việt; hợp đồng có nhiều trang thì từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc đóng dấu giáp lai;
  • Bản gốc văn bằng bảo hộ;
  • Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, nếu quyền sở hữu công nghiệp tương ứng thuộc sở hữu chung;
  • Giấy ủy quyền (nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện);
  • Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ)”

Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp (hợp đồng li xăng sở hữu công nghiệp) được quy định tại khoản 47.2, Điều 47, Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành ngày 14 tháng 02 năm 2007 (sửa đổi bởi Điểm b Khoản 39 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN và Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ) phải gồm các tài liệu sau đây:

  • 02 bản Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, làm theo mẫu 02-HĐSD quy định tại Phụ lục D của Thông tư này;
  • 02 bản hợp đồng (bản gốc hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực theo quy định); nếu hợp đồng làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải kèm theo bản dịch hợp đồng ra tiếng Việt; nếu hợp đồng có nhiều trang thì từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc đóng dấu giáp lai
  • Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, nếu quyền sở hữu công nghiệp tương ứng thuộc sở hữu chung;
  • Giấy ủy quyền (nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện);
  • Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ)

>>>Xem thêm: Thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi sử dụng nhãn hiệu trái luật

Trình tự giải quyết

Trình tự xử lý hồ sơ chuyển nhượng nhãn hiệu

Trình tự xử lý hồ sơ chuyển nhượng nhãn hiệu

Theo quy định của pháp luật, Trong trường hợp hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp không có các thiếu sót nêu tại điểm 48.3 của Thông tư này, Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện các công việc sau đây:

  • Ra quyết định ghi nhận chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp (đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp) và quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp (đối với hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp);
  • Đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp: Ghi nhận vào văn bằng bảo hộ chủ sở hữu mới; trong trường hợp chuyển nhượng một phần danh mục hàng hóa/dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ thì cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho bên nhận và xác định giới hạn danh mục hàng hóa/dịch vụ trong văn bằng bảo hộ gốc đối với phần chuyển nhượng đó;
  • Đối với hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp cho người nộp hồ sơ; đóng dấu đăng ký vào 02 bản hợp đồng và trao người nộp hồ sơ 01 bản, lưu 01 bản;
  • Ghi nhận việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp vào Sổ đăng ký quốc gia về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp;
  • Công bố quyết định ghi nhận chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp và quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký quyết định

Cơ sở pháp lý: Điều 48 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ngày ngày 14 tháng 02 năm 2007 ( sửa đổi bởi Điểm a Khoản 40 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN ).

Luật sư tư vấn thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu

  • Tư vấn điều kiện chuyển nhượng cho khách hàng tham khảo;
  • Tư vấn nội dung hợp đồng chuyển nhãn hiệu và xây dựng hợp đồng khung cho khách hàng;
  • Thay mặt Soạn hồ sơ chuyển nhượng nhãn hiệu;
  • Nộp hồ sơ chuyển nhượng nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ, theo dõi hồ sơ cho đến khi ra kết quả cuối cùng;
  • Nhận giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đã ghi nhận chủ sở hữu mới và bàn giao cho khách hàng.

Như vậy, khi muốn chuyển nhượng nhãn hiệu trong công ty, Quý bạn đọc cần hiểu rõ quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ và các quy định liên quan. Không những vậy, hợp đồng mà các bên giao kết phải thỏa mãn các điều kiện theo luật định. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thực hiện chuyển nhượng nhãn hiệu trong công ty được trình bày cụ thể trong bài viết. Trường hợp Quý bạn đọc còn thắc mắc và cần được hỗ trợ pháp luật hoặc sử dụng dịch vụ luật sư của chúng tôi vui lòng liên hệ 1900.63.63.87 để được hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời.

5 (20 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 726 bài viết