Luật Dân sự

Hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

Phát triển bền vững trong kinh tế, xã hội và môi trường là xu thế chung của thế giới và Việt Nam hiện nay. Điều này đòi hỏi rằng khi xây dựng, đầu tư dự án cần thực hiện một số thủ tục trong đó hướng dẫn lập báo đánh giá tác động môi trường là một trong những thủ tục bắt buộc. Bài viết sau đây Chuyên Tư Vấn Luật sẽ cung cấp một số thông tin tư vấn cụ thể như sau:

Hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

Hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

Đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

Theo Điều 30 Luật bảo vệ môi trường 2020 quy định về các đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường cụ thể như sau:

  1. Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được quy định cụ thể tại Phụ lục II Nghị định 18/2015/NĐ-CP.
  2. Dự án có sử dụng đất của khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia khu di tích lịch sử – văn hóa, khu di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển, khu danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng.
  3. Dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường.

Chi tiết về các dự án tham khảo xem tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP.

Đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

Đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

Quy trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

Căn cứ Luật bảo vệ môi trường 2014, Nghị định 18/2015/NĐ-CP, Nghị định 40/2019/NĐ-CP quy định:

  • Buớc 1: Khảo sát thực trạng về hoạt động để tiến hành lập báo cáo ĐTM
  • Bước 2: Rà soát điều kiện môi trường, địa chất, địa điểm thực hiện dự án.
  • Bước 3: Đánh giá hiện trạng môi trường, yếu tố khí hậu, những nguồn gây nên ô nhiễm trong phạm vi dự án.
  • Bước 4: Xác định rõ nguyên nhân làm phát sinh ô nhiễm trong quá trình thi công dự án, dự án đang trong tiến độ hoạt động.
  • Bước 5: Đánh giá tác động và sự ảnh hưởng gây nên ô nhiễm môi trường, liên quan đến dự án.
  • Bước 6: Tham vấn ý kiến của cộng đồng, UBND, UBMTTQ tại nơi dự án thi công.
  • Bước 7: Tiến hành xây dựng các chương trình báo cáo để phục vụ quá trình giám sát môi trường.
  • Bước 8: Đưa ra kết luận thực trạng của môi trường liên quan dự án và đề xuất biện pháp xử lý tốt nhất.
  • Bước 9: Hoàn tất hồ sơ và tiến hành lập hội đồng thẩm định để phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM.

Quy trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

Quy trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

Nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường

Theo quy định tại Điều 32 Luật bảo vệ môi trường 2020, một báo cáo đánh giá tác động môi trường phải bao gồm các nội dung sau đây:

  • Xuất xứ của dự án, chủ dự án, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án; phương pháp đánh giá tác động môi trường.
  • Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và các hoạt động của dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường.
  • Đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên, kinh tế – xã hội nơi thực hiện dự án, vùng lân cận và thuyết minh sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án.
  • Đánh giá, dự báo các nguồn thải và tác động của dự án đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
  • Đánh giá, dự báo, xác định biện pháp quản lý rủi ro của dự án đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
  • Biện pháp xử lý chất thải.
  • Các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
  • Kết quả tham vấn.
  • Chương trình quản lý và giám sát môi trường.
  • Dự toán kinh phí xây dựng công trình bảo vệ môi trường và thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường.
  • Phương án tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.

Thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

Căn cứ theo quy định tại Điều 35 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc về các cơ quan dưới đây:

  1. Các dự án do Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm thẩm định:
  • Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
  • Dự án liên ngành, liên tỉnh thuộc đối tượng quy định phải thực hiện đánh giá tác động môi trường; trừ dự án thuộc bí mật quốc phòng, an ninh.
  • Dự án do Chính phủ giao thẩm định.
  1. Các dự án do Bộ, cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm thẩm định:
  • Dự án thuộc thẩm quyền quyết định, phê duyệt đầu tư của mình; trừ những dự án do Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định.
  1. Các dự án do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chịu trách nhiệm thẩm định:
  • Dự án thuộc thẩm quyền quyết định, phê duyệt đầu tư của mình.
  • Các dự án thuộc bí mật quốc phòng, an ninh.
  1. Các dự án do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm thẩm định: Dự án đầu tư trên địa bàn mình (trừ các dự án do các cơ quan trên thẩm định).

Thủ tục lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường 2014; Nghị định 18/2015/NĐ-CP; Nghị định 40/2019/NĐ-CP sửa đổi các nghị định hướng dẫn luật bảo vệ môi trường quy định trình tự thủ tục như sau:

  • Bước 1: Nộp hồ sơ
  • Bước 2: Kiểm tra hồ sơ
  • Bước 3: Thẩm định hồ sơ
  • Bước 4: Phê duyệt và gửi kết quả

Trên đây là bài tư vấn về việc Hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Để có thể được hiểu rõ cụ thể hơn các vấn đề liên quan trình tự, thủ tục lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc nếu như quý bạn đọc có bất cứ vướng mắc nào hoặc có nhu cầu tìm hiểu thêm xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được Chuyên Tư Vấn Luật tư vấn và hỗ trợ.

4.6 (18 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 755 bài viết