Luật Hợp Đồng

Vấn đề phạt vi phạm trong quá trình thực hiện hợp đồng

Vấn đề phạt vi phạm trong quá trình thực hiện hợp đồng là gì? Phạt vi phạm hợp đồng là một trong những hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng, vậy để áp dụng phạt vi phạm hợp đồng cần đáp ứng các điều kiện nào, mức phạt vi phạm được quy định ra sao? Vấn đề này sẽ được làm rõ tại bài viết này.

Phạt vi phạm hợp đồng

Phạt vi phạm hợp đồng

Căn cứ phạt quy phạm hợp đồng theo quy định pháp luật

Quy định về phạt vi phạm hợp đồng theo quy định pháp luật

Vấn đề phạt quy phạm hợp đồng được quy định tại điều 418 Bộ luật dân sự 2015. Theo đó, phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm. Đây được xem là một điều kiện để đảm bảo các bên thực hiện hợp đồng theo đúng thỏa thuận.

Ngoài được quy định trong Bộ Luật dân sự 2015, vấn đề này còn được quy định tại Luật thương mại 2005 và một số luật khác, theo đó theo từng loại hợp đồng mà mức phạt vi phạm hợp đồng được quy định khác nhau.

>>> Xem thêm: Mức Phạt Vi Phạm Hợp Đồng Thương Mại

Điều kiện áp dụng phạt vi phạm hợp đồng

Điều 300 Luật thương mại năm 2005, phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thỏa thuận và điều 418 Bộ luật dân sự năm 2015, phạt vi phạm là sự thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.

Theo đó, để có thể áp dụng phạt vi phạm hợp đồng cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Hợp đồng phải có hiệu lực: Các quyền và nghĩa vụ tương ứng, trực tiếp giữa các chủ thể giao kết hợp đồng, trong đó có phạt vi phạm hợp đồng chỉ phát sinh khi hợp đồng có hiệu lực pháp luật. Do vậy, chế định phạt vi phạm hợp đồng chỉ xảy ra khi hợp đồng có hiệu lực pháp luật.
  • Có hành vi vi phạm hợp đồng: đây là căn cứ pháp lý cần thiết để áp dụng đối với tất cả các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng trong đó có phạt vi phạm hợp đồng. Theo khoản 5 điều 3 Luật thương mại 2005, hành vi vi phạm hợp đồng là hành vi không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng hợp đồng
  • Có thỏa thuận phạt vi phạm: theo đó, để thỏa thuận phạt vi phạm được áp dụng, các bên trong hợp đồng cần ghi rõ ràng vấn đề này vào hợp đồng.

Điều kiện áp dụng phạt vi phạm

Điều kiện áp dụng phạt vi phạm

Mức phạt vi phạm hợp đồng

Tùy theo từng lĩnh vực, từng phạm vi điều chỉnh mà mỗi hợp đồng có thể quy định các mức phạt khác nhau, sau đây là mức phạt vi phạm hợp đồng của một số hợp đồng thông dụng:

Hợp đồng dân sự

Điều 418 Bộ Luật dân sự 2015, quy định về phạt vi phạm hợp đồng như sau:

  • Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.
  • Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
  • Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.

>>> Xem thêm: Bồi Thường Thiệt Hại Trong Hợp Đồng Thương Mại

Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.

Theo quy định trên, bộ luật dân sự 2015 không quy định về mức phạt vi phạm hợp đồng dân sự tối đa là bao nhiêu như các loại hợp đồng khác, mà mức phạt này được các bên trong hợp đồng thỏa thuận với nhau.

Hợp đồng thương mại

Quy định tại điều 301 Luật thương mại 2005, mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.

Tuy nhiên có trường hợp ngoại lệ, các trường hợp kết quả giám định sai do lỗi vô ý của bên giám định thì bên giám định sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng với mức bồi thường không được quá 10 lần giá trị thù lao dịch vụ giám định theo quy định tại Điều 266 Luật Thương mại 2005.

Mức phạt vi phạm hợp đồng

Mức phạt vi phạm hợp đồng

Hợp đồng xây dựng

Mức phạt vi phạm hợp đồng của hợp đồng xây dựng được quy định tại điều 146 Luật xây dựng 2014 (sửa đổi bổ sung năm 2020), theo đó được quy định như sau:

  • Thưởng, phạt hợp đồng xây dựng phải được các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng

>>> Xem thêm: Quy Định Mới Về Lãi, Lãi Suất, Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Vay Tài Sản Không Phải Là Tín Dụng

  • Đối với công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước, mức phạt hợp đồng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm. Ngoài mức phạt theo thỏa thuận, bên vi phạm hợp đồng còn phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, bên thứ ba (nếu có) theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan khác

Theo đó mức phạt này không vượt quá 12% giá trị hợp đồng vi phạm đối với công trình sử dụng vốn nhà nước và việc phạt vi phạm hợp đồng phải ghi trong hợp đồng.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến “Vấn đề phạt vi phạm trong quá trình thực hiện hợp đồng”. Nếu như bạn có bất cứ vướng mắc nào, xin vui lòng liên hệ TƯ VẤN LUẬT HỢP ĐỒNG qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn kịp thời và hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com

5 (17 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 727 bài viết