Luật Hợp Đồng

Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng gia công

Tranh chấp hợp đồng gia công là một vấn đề khó giải quyết. Các tranh chấp trong hợp đồng gia công thường xảy ra về hàng hóa gia công là gì. Khi xảy ra vấn đề tranh chấp giữa các bên nên giải quyết như thế nào? Bài viết sau đây sẽ cung cấp hướng để bạn đọc có thể giải quyết tranh chấp trong hợp đồng gia công.

Hợp đồng gia công

Hợp đồng gia công

>>Xem thêm: Dịch vụ luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng

Hợp đồng gia công

Hợp đồng gia công là gì?

Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 và Luật thương mại 2005 thì hợp đồng gia công là sự thỏa thuận giữa các bên, trong đó bên nhận gia công thực hiện công việc để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công, bên đặt gia công nhận sản phẩm và trả tiền công.

Đối tượng của hợp đồng gia công

Đối tượng của hợp đồng gia công là vật được xác định trước theo mẫu, theo tiêu chuẩn mà các bên thỏa thuận trước hoặc theo quy định của pháp luật.

Gia công sản phẩm may mặc

Gia công sản phẩm may mặc

Đặc điểm của hợp đồng gia công

Giống như các loại hợp đồng khác trong hoạt động thương mại, hợp đồng gia công có những đặc điểm để phân biệt với các loại giao dịch khác như sau:

  • Là giao dịch dân sự được tạo lập bởi ý chí chung của ít nhất hai bên trở lên.
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên là do các bên tự nguyện tạo ra cho chính mình mà không phải do pháp luật quy định
  • Hợp đồng gia công mang tính đền bù

>>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản

Nội dung cơ bản của hợp đồng gia công

Nội dung cơ bản của hợp đồng gia công

Nội dung cơ bản của hợp đồng gia công

Hợp đồng gia công bao gồm các điều khoản cơ bản theo quy định tại Điều 398 Bộ luật dân sự 2015, bao gồm:

  • Thông tin chủ thể trong hợp đồng
  • Đối tượng hợp đồng
  • Thù lao và phương thức thanh toán trong hợp đồng
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng
  • Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng
  • Phạt vi phạm hợp đồng
  • Phương thức giải quyết tranh chấp

Quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công

Quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công theo quy định tại Điều 181 của Luật Thương mại 2005 bao gồm:

  • Giao một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu gia công theo đúng hợp đồng gia công hoặc giao tiền để mua vật liệu theo số lượng, chất lượng và mức giá thỏa thuận.
  • Nhận lại toàn bộ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, phế liệu sau khi thanh lý hợp đồng gia công, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
  • Bán, tiêu huỷ, tặng biếu tại chỗ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu theo thoả thuận và phù hợp với quy định của pháp luật.
  • Cử người đại diện để kiểm tra, giám sát việc gia công tại nơi nhận gia công, cử chuyên gia để hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm gia công theo thoả thuận trong hợp đồng gia công.
  • Chịu trách nhiệm đối với tính hợp pháp về quyền sở hữu trí tuệ của hàng hoá gia công, nguyên liệu, vật liệu, máy móc, thiết bị dùng để gia công chuyển cho bên nhận gia công.

Quyền và nghĩa vụ của bên nhận gia công

Quyền và nghĩa vụ cơ bản của bên nhận gia công theo quy định của Luật Thương mại tại Điều 182, cụ thể là:

  • Cung ứng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu để gia công theo thỏa thuận với bên đặt gia công về số lượng, chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật và giá.
  • Nhận thù lao gia công và các chi phí hợp lý khác.
  • Trường hợp nhận gia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, bên nhận gia công được xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu theo uỷ quyền của bên đặt gia công.
  • Trường hợp nhận gia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, bên nhận gia công được miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư tạm nhập khẩu theo định mức để thực hiện hợp đồng gia công theo quy định của pháp luật về thuế.
  • Chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hoạt động gia công hàng hóa trong trường hợp hàng hoá gia công thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu.

Các tranh chấp hợp đồng gia công thường xảy ra

Tranh chấp là một sự kiện thường xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng, các loại tranh chấp thường gặp trong hợp đồng gia công bao gồm:

  • Tranh chấp về hàng hóa giao không đúng chất lượng, số lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật
  • Tranh chấp về việc thanh toán trong quá trình thực hiện hợp đồng.

>>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng

Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng gia công

Các phương pháp giải quyết tranh chấp

Tùy vào từng loại tranh chấp mà sẽ có những hướng giải quyết khác nhau

  • Hòa giải là một trong các phương thức truyền thống khi xảy ra tranh chấp giữa các bên
  • Phương thức giải quyết thông qua Trọng tài, khi hai bên thỏa thuận khi nảy sinh vấn đề sẽ sử dụng Trọng tài để giải quyết
  • Phương thức giải quyết thông qua tố tụng

>>> Xem thêm: Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng cung ứng dịch vụ

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng gia công

Luật sư của Chuyên Tư Vấn Luật sẽ tư vấn cho quý khách hàng về Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng, tư vấn xác định căn cứ giải quyết tranh chấp và cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp, thực hiện các thủ tục để liên hệ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để bảo vệ tốt nhất quyền và nghĩa vụ cho khách hàng.

Quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ LUẬT SƯ HỢP ĐỒNG qua HOTLINE: 1900.63.63.87 để được tư vấn.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

4.9 (15 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 713 bài viết