Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ là tình huống thường gặp, khi giữa bên mua bảo hiểm và bên bán bảo hiểm xảy ra tranh chấp liên quan đến hợp đồng này. Hiện nay, nhiều gia đình lựa chọn đặt niềm tin vào bảo hiểm phi nhân thọ để bảo vệ những điều quan trọng nhất. Vậy khi xảy ra tranh chấp, chúng ta cần làm gì để bảo vệ quyền lợi cho mình. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin liên quan đến vấn đề này.
Bảo hiểm phi nhân thọ là loại hợp đồng phổ biến trong thực tế hiện nay
>>> Xem thêm: Hợp Đồng Bảo Hiểm
Mục Lục
Quy định của pháp luật hiện hành về hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ
Hiện nay, những quy định về hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ được ghi nhận tại Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022
- Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thụ hưởng (nếu có), doanh nghiệp bảo hiểm hoặc chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài;
- Đối tượng bảo hiểm;
- Số tiền bảo hiểm hoặc giá trị tài sản được bảo hiểm hoặc giới hạn trách nhiệm bảo hiểm;
- Phạm vi hoặc quyền lợi bảo hiểm; quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm;
- Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và bên mua bảo hiểm;
- Thời hạn bảo hiểm, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm;
- Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm;
- Phương thức bồi thường, trả tiền bảo hiểm;
- Phương thức giải quyết tranh chấp.
Theo đó, khi giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này, thường căn cứ vào quy định pháp luật về bảo hiểm
>>> Xem thêm: Dịch vụ luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng
Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ
Xác định loại tranh chấp
Hiện nay, những dạng tranh chấp hợp đồng bảo hiểm xảy ra gồm các dạng sau:
- Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm con người;
- Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm tài sản;
- Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
Xác định sự kiện bảo hiểm
Xác định sự kiện bảo hiểm là nội dung cực kỳ quan trọng, vì đây là cơ sở để xác định có hay không trách nhiệm bảo hiểm của công ty bảo hiểm.
Theo quy định tại Khoản 27 Điều 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022 sự kiện bảo hiểm là:
- Sự kiện khách quan do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định;
- Khi sự kiện đó xảy ra, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm.
Như vậy, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm. Tuy nhiên, pháp luật cũng đưa ra những trường hợp ngoại lệ, được quy định tại Điều 16 Luật này. Tức là không phải cứ tham gia bảo hiểm thì mọi tổn thất đều được bảo hiểm thanh toán. Những nội dung loại trừ trách nhiệm bảo hiểm sẽ tùy vào thỏa thuận giữa các bên và được thể hiện trong hợp đồng bảo hiểm.
Ngoài ra, tại Điều 40 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022 có quy định các trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không phải trả tiền bảo hiểm:
- Người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn hai năm, kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm tiếp tục có hiệu lực;
- Người được bảo hiểm chết hoặc bị thương tật vĩnh viễn do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng;
- Người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình.
Xác định thời hiệu khởi kiện
Luật mới không có quy định về vấn đề này. Vì vậy, căn cứ theo quy định tại Điều 30 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000, sửa đổi năm 2010 thời hiệu khởi kiện về hợp đồng bảo hiểm là ba năm, kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp.
Xác định thẩm quyền giải quyết
Căn cứ Điều 32, Luật Kinh doanh Bảo hiểm năm 2022, tranh chấp phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm thuộc giải quyết của Tòa án hoặc Trọng tài thương mại. Việc lựa chọn cơ quan nào giải quyết xác định căn cứ theo hợp đồng, hoặc theo thỏa thuận của các bên.
Tuy nhiên, nếu đã ấn định Trọng tài là cơ quan giải quyết trong hợp đồng thì một hoặc các bên không có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết (Điều 6, Luật Trọng tài thương mại 2010).
Sự kiện bảo hiểm là cơ sở để xác định trách nhiệm bảo hiểm
Trình tự, thủ tục tục khởi kiện giải quyết tranh chấp
Hồ sơ khởi kiện
Để thực hiện thủ tục khởi kiện, chủ thể cần chuẩn bị hồ sơ khởi kiện, bao gồm:
- Đơn khởi kiện;
- Thông báo tai nạn và yêu cầu bồi thường (giám định viên sẽ đưa mẫu cho người mua bảo hiểm ghi và nhận);
- Chứng từ chứng minh thiệt hại tài sản (Biên bản giám định, báo giá sửa chữa, hóa đơn, thỏa thuận đền bù, biên bản định giá của hội đồng định giá tài sản);
- Chứng từ chứng minh thiệt hại về người (Giấy ra viện, kết luận giám định thương tật, thỏa thuận đền bù);
- Một số tài liệu, chứng cứ khác chứng minh nếu có…
Thủ tục khởi kiện theo thủ tục tố tụng dân sự
Thủ tục khởi kiện đòi tiền bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm được tuân thủ theo quy trình tố tụng dân sự, cụ thể như sau:
- Người khởi kiện nộp đơn đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết;
- Tòa án xem xét đơn, nếu hợp lệ Tòa án thông báo cho người khởi kiện thực hiện nghĩa vụ đóng tiền tạm ứng án phí. Trong trường hợp người khởi kiện được miễn tạm ứng án phí thì Thẩm phán thụ lý vụ án ngay sau khi nhận được đơn hợp lệ;
- Tòa án kiểm tra, đánh giá hồ sơ, chuẩn bị xét xử;
- Tòa án mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và phiên tòa phúc thẩm (nếu có).
- Tòa án ban hành bản án/quyết định. Bản án/quyết định có hiệu lực pháp luật và quyền, nghĩa vụ của các bên trong bản án phát sinh khi không có kháng cáo, kháng nghị.
Thời hạn giải quyết sẽ tuân theo quy định tại Điều 179 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Theo đó:
- Thời hạn chuẩn bị xét xử là 02 – 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án;
- Thời hạn mở phiên tòa xét xử là 01 – 02 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử.
>>> Xem thêm: Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng gia công
Các căn cứ giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ
Để giải quyết tranh chấp về hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ, có thể dựa vào những cơ sở sau:
- Hợp đồng bảo hiểm, trong đó ghi nhận quyền, nghĩa vụ giữa các bên; sự kiện bảo hiểm; điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm…
- Bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm, chẳng hạn như chứng từ chứng nhận bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm, quy tắc bảo hiểm, điện báo, telex, fax và các hình thức khác do pháp luật quy định. Đối với tài sản còn có biên bản, báo cáo giám định thiệt hại tài sản…
Các bên có thể khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp
Trên đây là bài viết hướng dẫn quý khách hàng về Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ. Nếu quý bạn đọc có thắc mắc liên quan đến vấn đề trên hay cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, hãy liên hệ ngay cho TƯ VẤN LUẬT HỢP ĐỒNG của chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ. Xin cảm ơn.
*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.