Luật Hợp Đồng

Thủ Tục Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Kinh Tế

Sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được gọi là hợp đồng. Mở rộng hơn sang lĩnh vực kinh tế được gọi là hợp đồng kinh tế. Thực tế, khi các bên ký kết hợp đồng kinh tế với nhau trong quá trình làm việc thường xảy ra rất nhiều tranh chấp. Để giúp các cá nhân tổ chức có cái nhìn toàn diện hơn về loại hợp đồng này cũng như hướng giải quyết khi xảy ra tranh chấp thì dưới đây là bài viết thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế.

Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế

Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế

>>>Xem thêm: Quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng do dịch Covid-19

Hợp đồng kinh tế là gì?

Hợp đồng kinh tế là sự thỏa thuận bằng văn bản hoặc tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về thực hiện công việc sản xuất trao đổi hàng hóa, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các thỏa thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình

Các phương thức giải quyết tranh chấp?

Khi các bên tham gia vào quan hệ hợp đồng kinh tế thì việc phát sinh tranh chấp, mâu thuẫn là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp là vô cùng quan trọng. Có 04 phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế chủ yếu là: thương lượng, hòa giải, trọng tài, Tòa án. Cụ thể:

Hòa giải giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế

Hòa giải giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế

>>>Xem thêm: Tranh chấp hợp đồng gia công do vi phạm về quy chuẩn, chất lượng sản phẩm

Thứ nhất, thương lượng là phương thức giải quyết đầu tiên trong quá trình giải quyết tranh chấp, thể hiện ở việc các bên trong tranh chấp chủ động gặp gỡ nhau, bàn bạc, thỏa thuận về quyền lợi cũng như nghĩa vụ của mỗi bên. Tuy nhiên, pháp luật về giải quyết tranh chấp không có quy định bắt buộc các bên phải tiến hành thương lượng.

Thứ hai, hòa giải là việc các bên tiến hành thương lượng với sự hỗ trợ của bên thứ ba. Phương thức hòa giải cũng là một phương thức giải quyết tranh chấp không chịu sự điều chỉnh của pháp luật, được thực hiện hoàn toàn dựa trên thiện chí của các bên.

Thứ ba, giải quyết thông qua con đường trọng tài là một hình thức giải quyết tranh chấp không thể thiếu trong quá trình phát triển của các quan hệ kinh tế và thường được các chủ thể ưu chuộng. Phương thức trọng tài do chính các bên trong tranh chấp thỏa thuận lựa chọn, nhưng sẽ được tiến hành theo quy trình pháp luật quy định.

Thứ tư, giải quyết bằng phương thức Tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp truyền thống nhất và cũng hiệu quả nhất. Phương thức này có sự tham gia giải quyết của đại diện quyền lực nhà nước là Tòa án nhân dân. Vì vậy, quy trình giải quyết tranh chấp phải tuân thủ quy định chặt chẽ của pháp luật tố tụng nước ta.

Luật áp dụng giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế?

Khi xảy ra tranh chấp hợp đồng kinh tế mà các bên lựa chọn phương thức giải quyết Trọng tài nếu không có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết tranh chấp.

Các bên tự lựa chọn luật áp dụng giải quyết khi xảy ra tranh chấp trong hợp đồng. Theo quy định tại Điều 14 Luật trọng tài thương mại 2010, đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn; nếu các bên không có thỏa thuận về luật áp dụng thì Hội đồng trọng tài quyết định áp dụng pháp luật mà Hội đồng trọng tài cho là phù hợp nhất.

Cơ quan tài phán có thẩm quyền giải quyết tranh chấp?

Tòa án hoặc Trọng tài thương mại để giải quyết tranh chấp

Các bên có thể lựa chọn Tòa án hoặc Trọng tài thương mại để giải quyết tranh chấp

>>>Xem thêm: Hợp Đồng Môi Giới Thương Mại

Các bên được lựa chọn cơ quan tài phán giải quyết tranh chấp là Tòa án hoặc Trọng tài.  Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 5 Luật trọng tài thương mại 2010 thì điều kiện để giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là  khi các bên có thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.

Vì vậy, trong trường hợp không quy định trong hợp đồng là khi xảy ra tranh chấp thì giải quyết thông qua cơ quan nào thì sẽ được giải quyết bằng con đường Tòa án.

Trên đây là nội dung tư vấn về “Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế”. Các bên đang có tranh chấp về các loại hợp đồng kinh tế xin vui lòng liên hệ Luật sư Phan Mạnh Thăng qua hotline 1900 63 63 87 để được hỗ trợ tốt nhất.

4.5 (14 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 719 bài viết