Luật Hợp Đồng

Thủ tục khởi kiện chủ đầu tư không thanh toán tiền cho nhà thầu

Khởi kiện chủ đầu tư không thanh toán tiền cho nhà thầu được thực hiện khi một bên trong hợp đồng vi phạm các thỏa thuận mà hai bên đã ký kết. Tranh chấp về hợp đồng diễn ra rất phổ biến và cần được giải quyết bằng một cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm đảm bảo quyền lợi cho các bên

Chủ đầu tư không thanh toán tiền cho nhà thầu
Chủ đầu tư không thanh toán tiền cho nhà thầu

>>>Xem thêm: Thủ tục phong tỏa tài khoản của đối tác khi vi phạm nghĩa vụ thanh toán

Những tranh chấp liên quan giữa chủ đầu tư và nhà thầu

Quá trình thực hiện hợp đồng giữa các nhà thầu và chủ đầu tư trong việc thi công công trình có thể phát sinh nhiều những tranh chấp mà phổ biến nhất vẫn là những tranh chấp liên quan đến việc chậm trễ trong quá trình thanh toán tiền quy định trong hợp đồng.

Thông thường, hợp đồng giữ chủ đầu tư và nhà thầu thi công công trình sẽ được thanh toán dựa trên tiến độ công việc thực tế. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện hợp đồng, nhiều trường hợp chủ đầu tư cố tình thanh toán chậm trễ cho nhà thầu hoặc nhà thầu thực hiện không đúng tiến độ nên không được thanh toán tiền theo như các bên đã thỏa thuận.

Hợp đồng nhà thầu thi công xây dựng
Hợp đồng nhà thầu thi công xây dựng

>>> Xem thêm: Có thể khởi kiện chủ đầu tư về quỹ bảo trì công trình, dự án hay không?

Khi tranh chấp phát sinh, các bên có nhiều lựa chọn trong việc giải quyết tranh chấp như:

  • Các bên có thể tự thương lượng, thỏa thuận với nhau về việc thanh toán tiền theo hợp đồng. Đây là phương án hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí trong việc giải quyết tranh chấp;
  • Trường hợp các bên không thể tìm được tiếng nói chung trong việc giải quyết tranh chấp thì có thể lựa chọn các cơ quan tài phán để giải quyết như Tòa án hoặc trọng tài thương mại

Thủ tục khởi kiện chủ đầu tư không thanh toán tiền cho nhà thầu

Nếu các bên trong tranh chấp thỏa thuận về việc lựa chọn tòa án là cơ quan giải quyết tranh chấp thì thẩm quyền của Tòa được xác định theo Điều 30, 31 BLTTDS 2015 như sau:

Tòa án cấp huyện có thẩm quyền:

  • Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

Yêu cầu về kinh doanh, thương mại cụ thể:

giải quyết tranh chấp hợp đồng thi công xây dựng
Giải quyết tranh chấp hợp đồng thi công xây dựng

>>>Xem thêm: Tính cấp thiết của việc khởi kiện khi đối tác trốn tránh nghĩa vụ theo hợp đồng

  • Yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, nghị quyết của Hội đồng thành viên theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
  • Các yêu cầu khác về kinh doanh, thương mại.

Bên cạnh đó, tòa án có thẩm quyền giải quyết xác định theo lãnh Thổ là tòa án nơi bị đơn cư trú hoặc có trụ sở theo quy định tại điều 39 BLTTDS 2015. Việc xác định thẩm quyền của tòa án có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình giải quyết tranh chấp.

Trình tự, thủ tục khởi kiện

  1. Nộp đơn khởi kiện;
  2. Tòa án xem xét thụ lý;
  3. Tòa án xét xử sơ thẩm;
  4. Tòa án xét xử phúc thẩm nếu có

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi liên quan đến việc khởi kiện yêu cầu chủ đầu tư trả tiền theo hợp đồng. Mọi thắc mắc xin liên hệ HOTLINE 1900 63 63 87 để được giải đáp và hướng dẫn chi tiết./.

4.8 (10 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 727 bài viết