Luật Hợp Đồng

Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại

Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại hiện nay đã dần được hoàn thiện bởi các quy định pháp luật. Tuy nhiên, các TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG nhượng quyền thương mại phát sinh từ hoạt động nhượng quyền thương mại, một hoạt động thương mại còn non trẻ, mới phổ biến trong những năm gần đây. Vì vậy, để hiểu rõ hơn về thủ tục, trình tự giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại như thế nào, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Quy định pháp luật về nhượng quyền thương mại

Quy định pháp luật về nhượng quyền thương mại

Nhượng quyền thương mại được quy định như thế nào?

Nhượng quyền thương mại là gì?

Điều 284 Luật Thương mại 2005 thì Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, trong đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện theo các điều kiện sau đây:

  • Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
  • Bên nhượng quyền có quyền

Ở Việt Nam hiện nay, hoạt động nhượng quyền thương mại cũng ngày càng phổ biến, sôi động, trải dài trên nhiều lĩnh vực khác nhau.

Điều kiện nhượng quyền thương mại

Theo quy định tại Mục 1 Nghị định 35/2006/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Điều 8, Điều 9 Nghị định 08/02018/NĐ-CP, hoạt động nhượng quyền thương mại được thực hiện khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

  • Đối với bên nhượng quyền: thương nhân được phép nhượng quyền thương mại khi hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm.
  • Đối với bên nhận quyền: theo quy định pháp luật hiện hành đã bãi bỏ điều kiện đối với bên nhận quyền.

Quy định về hợp đồng nhượng quyền thương mại

Hợp đồng nhượng quyền thương mại là sự thỏa thuận của các bên, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ do bên nhượng quyền sở hữu và phát triển; bên nhận quyền trả tiền nhượng quyền cho bên nhượng quyền.

Về hình thức, hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương (Điều 285 Luật Thương mại 2005).

>>Xem thêm: Hợp Đồng Nhượng Quyền Thương Hiệu

Mẫu hợp đồng nhượng quyền thương mại

Mẫu hợp đồng nhượng quyền thương mại

Các tranh chấp thường phát sinh từ hợp đồng nhượng quyền thương mại

Các tranh chấp thường phát sinh từ hợp đồng nhượng quyền thương mại gồm:

  • Tranh chấp về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng;
  • Tranh chấp về thỏa thuận ràng buộc;
  • Tranh chấp do thay đổi hệ thống;
  • Tranh chấp do vi phạm thỏa thuận cạnh tranh;
  • Tranh chấp về chuyển nhượng quyền cho bên thứ 3.

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại

Để giải quyết các tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại, Điều 317 Luật thương mại 2005 có quy định về những hình thức giải quyết tranh chấp sau:

Thương lượng, hòa giải

Thương lượng là hình thức giải quyết tranh chấp phổ biến hiện nay. Theo đó, các bên sẽ trực tiếp hoặc thông qua người đại diện của mình đàm phán, thương thảo về những bất đồng, mâu thuẫn đã phát sinh để đi tới hướng giải quyết có lợi nhất cho cả hai bên trên tinh thần mong muốn duy trì hợp tác làm ăn lâu dài.

Hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia của bên thứ ba (cá nhân hoặc tổ chức) do các bên thỏa thuận lựa chọn để làm trung gian điều phối, tạo điều kiện giúp đỡ các bên thỏa thuận giải quyết tranh chấp.

Thương lượng, hòa giải là các hình thức giải quyết tranh chấp được ưu tiên sử dụng đầu tiên khi có tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại bởi sự thuận tiện, nhanh chóng, chi phí thấp. Tuy nhiên việc thực hiện các thỏa thuận đạt được không mang tính ràng buộc cao, phụ thuộc vào sự tự nguyện, thiện chí của các bên.

Trọng tài thương mại

Theo quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010, các bên có thể giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài nếu có thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.

Trường hợp giải quyết bằng Trọng tài thương mại, các bên có thể thỏa thuận lựa chọn trọng tài viên, trung tâm trọng tài giải quyết. Phán quyết của Hội đồng trọng tài có tính chung thẩm.

Khởi kiện ra Tòa án

Nếu các bên trong tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại không thương lượng, hòa giải hoặc thương lượng, hòa giải không thành; không có thỏa thuận trọng tài thì một trong hai bên có thể khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp.

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại

Vai trò luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại

Luật sư thực hiện các công việc sau để tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại:

  • Tư vấn quy định pháp luật về nhượng quyền thương mại, hợp đồng nhượng quyền thương mại và các tranh chấp phát sinh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại;
  • Tư vấn về thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại;
  • Soạn thảo đơn khởi kiện, đơn yêu cầu;
  • Đại diện khách hàng thương lượng, hòa giải tranh chấp;
  • Đại diện khách hàng tham gia vào quá trình tố tụng giải quyết tranh chấp;
  • Tư vấn, hỗ trợ khách hàng thu thập, lưu giữ tài liệu, chứng cứ;
  • Tư vấn các vấn đề khác liên quan đến hoạt động nhượng quyền thương mại.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại. Nếu quý khách còn có nội dung nào vướng mắc về hoạt động nhượng quyền thương mại hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác liên quan đến TƯ VẤN LUẬT HỢP ĐỒNG, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ và tư vấn.

4.7 (18 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 724 bài viết