Luật Hợp Đồng

Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng cung ứng dịch vụ

Tranh chấp hợp đồng cung ứng dịch vụ xảy ra khi các quyền và nghĩa vụ cũng hợp đồng không được tuân thủ như thỏa thuận trước đó của các bên trong hợp đồng cung ứng, thế nhưng các thủ tục về GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG thì không phải ai cũng hiểu biết một cách chính xác. Bài biết này nhằm giúp bạn đọc có thể nắm bắt rõ ràng về các thủ tục này một cách cụ thể nhất.

Giải quyết tranh chấp hợp đồng cung ứng dịch vụ
Giải quyết tranh chấp hợp đồng cung ứng dịch vụ

Các phương thức giải quyết tranh chấp

Bằng THƯƠNG LƯỢNG

Thương lượng là hình thức giải quyết tranh chấp không chính thức, không có sự can thiệp của bất kỳ cơ quan nhà nước hay bên thứ ba nào.

Bằng HÒA GIẢI

Hòa giải là phương thức do cơ quan tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hòa giải.

Hòa giải là các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận để đi đến thống nhất một phương án giải quyết bất đồng giữa họ và tự nguyện thực hiện phương án đã thỏa thuận qua hòa giải.

Giải quyết tranh chấp bởi Trọng tài

Các bên thỏa thuận đưa ra những tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh giữa họ ra giải quyết tại Trọng tài và Trọng tài sau khi xem xét sự việc tranh chấp, sẽ đưa ra phán quyết có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên.

Hình thức thỏa thuận trọng tài

Căn cứ theo Điều 16 Luật TTTM 2010, Thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng. Thoả thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng VĂN BẢN dưới các dạng sau:

  • Được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
  • Xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên;
  • Được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên;
  • Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác;
  • Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thoả thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận.

Gửi đơn khởi kiện yêu cầu Trung tâm trọng tài giải quyết

  • Sau khi xem xét còn thời hiệu khởi kiện, các bên có quyền làm đơn khởi kiện gửi đến Trung tâm trọng tài yêu cầu giải quyết tranh chấp.
  • Trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được.
  • Theo quy định tại (Điều 30 Luật TTTM 2010), trường hợp giải quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện gửi đến Trung tâm trọng tài. Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện và gửi cho bị đơn.
Mẫu đơn khởi kiện
Mẫu đơn khởi kiện

Mở phiên họp giải quyết tranh chấp

  • Phiên họp giải quyết tranh chấp được mở ra nhằm mục đích để các bên thực hiện hòa giải, thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp thực hiện theo Điều 58 Luật TTTM 2010.
  • Hội đồng trọng tài ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên. Quyết định này là chung thẩm và có giá trị như phán quyết trọng tài.

Phán quyết của Hội đồng trọng tài

Khi các bên không hòa giải thành thì Hội đồng trọng tài sẽ giải quyết tranh chấp. Theo (Điều 60 Luật Trọng tài thương mại 2010), Hội đồng trọng tài ra phán quyết trọng tài bằng cách biểu quyết theo nguyên tắc đa số.

Giải quyết tranh chấp bởi Tòa án

Xác định Tòa án có thẩm quyền

Xác định thẩm quyền Tòa án theo cấp:

Dựa theo quy định tại  (Điều 35,36,37,38 BLTTDS 2015) để xác định tòa án cấp huyện hay cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết.

Xác định thẩm quyền theo lãnh thổ:

Các bên trong tranh chấp căn cứ theo quy định tại (Điều 39 BLTTDS 2015) để xác định cụ thể Tòa án nơi nào có thẩm quyền giải quyết.

Soạn thảo và gửi đơn khởi kiện

Theo Điều 186 BLTTDS 2015, người khởi kiện tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đơn khởi kiện phải có những nội dung sau:

  • Ngày, tháng, năm và địa điểm làm đơn khởi kiện (ví dụ:TP.HCM, ngày…tháng…năm…)
  • Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện.
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân. Nếu bên khởi kiện là tổ chức thì ghi rõ địa chỉ trụ sở; số điện thoại, và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân. Đối với tổ chức thì ghi rõ địa chỉ trụ sở; số điện thoại và địa chỉ thư điện tử (nếu có), ghi rõ người đại diện theo pháp luật của tổ chức đó.
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân, nếu bên bị kiện là tổ chức thì ghi rõ địa chỉ trụ sở; số điện thoại, địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;
  • Đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì cũng cung cấp thông tin tương tự như trên.
  • Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
  • Nếu có người làm chứng thì ghi rõ họ, tên, địa chỉ;

Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm.

Đơn khởi kiện vụ án kinh doanh thương mại
Đơn khởi kiện vụ án kinh doanh thương mại

Theo dõi quy trình thụ lý

Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:

  • Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
  • Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn;
  • Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
  • Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Quy trình thụ lý tuân thủ theo quy định tại (Điều 195 BLTTDS 2015)

Theo dõi thời hạn giải quyết

Theo (Điều 203, Điều 205 BLTTDS 2015) thì tùy thuộc vào tính chất của mỗi vụ việc, thời hạn chuẩn bị xét xử thường kéo dài từ 02 đến 04 tháng.

Nếu bạn đọc có những thắc mắc, khó khăn về tranh chấp hợp đồng, rắc rối, hay cần thuê luật sư hãy liên hệ qua HOTLINE: 1900.63.63.87  để được đội ngũ Luật sư TƯ VẤN DOANH NGHIỆP của chúng tôi giải đáp. Xin cảm ơn./.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

4.7 (14 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 726 bài viết