Luật Hợp Đồng

Thủ tục đề nghị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi trung tâm trọng tài đang giải quyết tranh chấp

Khác với Pháp lệnh Trọng tài, Luật Trọng tài thương mại 2010 đã mở rộng thẩm quyền trọng tài khi cho phép Hội đồng trọng tài có thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết tranh chấp. Vậy thủ tục đề nghị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi trung tâm trọng tài đang giải quyết tranh chấp được thực hiện như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc của Quý bạn đọc, kính mời các bạn cùng theo dõi.

Giải quyết tranh chấp tại Trọng tài

Giải quyết tranh chấp tại Trọng tài

Chủ thể nào có quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời?

Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Theo quy định tại Điều 49 Luật Trọng tài thương mại 2010 (Luật TTTM) thì khi có yêu cầu của một trong các bên, Hội đồng trọng tài có thể áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với các bên tranh chấp. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời bao gồm:

  • Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp;
  • Cấm hoặc buộc bất kỳ bên tranh chấp nào thực hiện một hoặc một số hành vi nhất định nhằm ngăn ngừa các hành vi ảnh hưởng bất lợi đến quá trình tố tụng trọng tài;
  • Kê biên tài sản đang tranh chấp;
  • Yêu cầu bảo tồn, cất trữ, bán hoặc định đoạt bất kỳ tài sản nào của một hoặc các bên tranh chấp;
  • Yêu cầu tạm thời về việc trả tiền giữa các bên;
  • Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp.

Thẩm quyền của Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Theo khoản 1 Điều 53 Luật TTTM 2010, sau khi nộp đơn khởi kiện, nếu quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại hoặc có nguy cơ trực tiếp bị xâm hại thì một bên có quyền làm đơn gửi đến Toà án có thẩm quyền yêu cầu áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời (BPKCTT). Bên cạnh đó, theo Điều 12 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP thì một hoặc các bên tranh chấp có quyền làm đơn yêu cầu áp dụng một hoặc một số BPKCTT ngay sau khi nộp đơn khởi kiện tại Trọng tài (khi thời điểm tố tụng trọng tài đã bắt đầu) mà không phân biệt Hội đồng trọng tài đã được thành lập hay chưa, Hội đồng trọng tài đã giải quyết tranh chấp hay chưa.

Theo đó, một hoặc các bên có quyền đề nghị Tòa án có thẩm quyền yêu cầu áp dụng một hoặc một số BPKCTT quy định tại khoản 2 Điều 49 Luật TTTM nêu trên, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 

Tuy nhiên trong quá trình giải quyết tranh chấp, theo khoản 5 Điều 53 Luật TTTM 2010 nếu một trong các bên đã yêu cầu Hội đồng trọng tài áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời mà lại có đơn yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Tòa án phải từ chối và trả lại đơn yêu cầu, trừ trường hợp yêu cầu áp dụng BPKCTT  không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài.

Biện pháp kê biên tài sản đang tranh chấp

Biện pháp kê biên tài sản đang tranh chấp

>>>Xem thêm: Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trọng vụ án dân sự

Thủ tục đề nghị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Theo khoản 2 Điều 50 Luật TTTM 2010, bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải làm đơn yêu cầu. Đơn gồm các nội dung sau:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn;
  • Tên, địa chỉ của bên có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
  • Tên, địa chỉ của bên bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
  • Tóm tắt nội dung vụ tranh chấp;
  • Lý do cần áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
  • Biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể.

Ngoài ra yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải cung cấp các tài liệu, chứng cứ để chứng minh sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó.

Mẫu đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Mẫu đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

>>>Xem thêm:  Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời Trong Tố Tụng Trọng Tài

Thời hạn xét đơn

Tại trọng tài

Theo khoản 4 Điều 50 LTTTM 2010, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn và ngay sau khi bên yêu cầu đã thực hiện biện pháp bảo đảm thì Hội đồng trọng tài xem xét ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Trường hợp không chấp nhận yêu cầu, Hội đồng trọng tài thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho bên yêu cầu biết.

Tại Tòa án

Theo khoản 2 Điều 53 LTTTM 2010, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Chánh án Tòa án có thẩm quyền phân công một Thẩm phán xem xét, giải quyết. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét, quyết định áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Thẩm phán phải ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay sau khi người yêu cầu thực hiện biện pháp bảo đảm. Trường hợp không chấp nhận yêu cầu thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu biết.

Biện pháp bảo đảm khi yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Tại trọng tài

Căn cứ khoản 3 Điều 50 Luật TTTM 2010, theo quyết định của Hội đồng trọng tài, bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá do Hội đồng trọng tài ấn định tương ứng với giá trị thiệt hại có thể phát sinh do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng gây ra để bảo vệ lợi ích của bên bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá được gửi vào tài khoản phong tỏa tại ngân hàng do Hội đồng trọng tài quyết định.

Tại Tòa án

Ngoài biện pháp bảo đảm là gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá phải được gửi vào tài khoản phong tỏa tại ngân hàng nơi có trụ sở của Tòa án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tùy từng trường hợp còn phải nộp cho Tòa án chứng từ bảo lãnh được bảo đảm bằng tài sản của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác (Điều 136 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).

>>>Xem thêm:  Chi phí đảm bảo khi thực hiện yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được tính như thế nào?

Thông tin liên hệ luật sư

Tư vấn trực tiếp

Trường hợp quý khách gặp phải tình huống có nhiều vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều quy định pháp luật khác nhau và cần nhanh chóng xử lý, quý khách hàng có thể đến văn phòng của chúng tôi để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp tại một trong hai địa chỉ sau:

Trụ sở chính Quận 3: Tầng 14, Tòa Nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 05, Quận 03, Tp Hồ Chí Minh.

Văn phòng giao dịch Bình Thạnh: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh.

Tư vấn trực tuyến

Để nhận được sự tư vấn của Luật sư một cách nhanh chóng nhất, quý khách vui lòng liên hệ qua Hotline 1900.63.63.87. Ngoài ra, Chuyên Tư Vấn Luật còn nhận các thắc mắc của khách hàng thông qua những hình thức khác:

  • Email: pmt@luatlongphan.vn
  • Fanpage: Luật Long Phan
  • Kênh youtube: Công ty Luật Long Phan PMT

Như vậy, biện pháp khẩn cấp tạm thời là biện pháp được áp dụng trong quá trình giải quyết tranh chấp nhằm giải quyết nhu cầu của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản và thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ để tránh gây thiệt hại, đảm bảo cho việc giải quyết tranh chấp. Cần nắm rõ chủ thể có quyền yêu cầu, thẩm quyền áp dụng cũng như thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng trọng tài để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân.

Trên đây là tư vấn về Thủ tục đề nghị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi trung tâm trọng tài đang giải quyết tranh chấp. Quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN PHÁP LUẬT nhanh nhất và kịp thời. Xin cảm ơn!

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

4.8 (18 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 724 bài viết