Luật Hợp Đồng

Thủ tục đấu giá tài sản đang thế chấp mà không qua thủ tục xét xử tại toà án

Thủ tục đấu giá tài sản đang thế chấp mà không qua thủ tục xét xử tại toà án được thực hiện như thế nào? Khi một tài sản đang thế chấp tại các tổ chức tín dụng ghi nhận trong các hợp đồng tín dụng mà đến hạn tuy nhiên không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ đúng hạn. Vậy trong trường hợp này trình tự thủ tục để xử lý như thế nào, hãy cùng Chuyên Tư Vấn Luật tìm hiểu về vấn đề này.

Tài sản thế chấp

Tài sản thế chấp

Tài sản nào đang thế chấp được tổ chức đấu giá mà không qua thủ tục xét xử

Theo khoản 1 Điều 4 Nghị Quyết 42/2017/NQ-QH tài sản thế chấp của khoản nợ xấu được tổ chức đấu giá mà không qua thủ tục xét xử bao gồm: 

  • Khoản nợ được hình thành và xác định là nợ xấu trước ngày 15 tháng 8 năm 2017;
  • Khoản nợ được hình thành trước ngày 15 tháng 8 năm 2017 và được xác định là nợ xấu trong thời gian Nghị quyết có hiệu lực.

Điều kiện để một tài sản đang thế chấp được tổ chức đấu giá không qua thủ tục xét xử được quy định tại Điều 7 Nghị Quyết này như sau:

  • Khi xảy ra trường hợp xử lý tài sản bảo đảm theo Điều 299 của BLDS 2015;
  • Hợp đồng bảo đảm có thỏa thuận về việc bên bảo đảm đồng ý cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu khi xảy ra trường hợp xử lý tài sản bảo đảm;
  • Giao dịch bảo đảm hoặc biện pháp bảo đảm đã được đăng ký;
  • Tài sản bảo đảm không phải là tài sản tranh chấp trong vụ án đã được thụ lý nhưng chưa được giải quyết hoặc đang được giải quyết tại Tòa án có thẩm quyền; không đang bị Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; không đang bị kê biên hoặc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án;
  • Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu đã hoàn thành nghĩa vụ công khai thông tin.

>>>Xem thêm:  Thủ tục khởi kiện huỷ kết quả đấu giá tài sản thế chấp ngân hàng

Thông báo thông tin đấu giá

Căn cứ vào khoản 1 Điều 35 Luật Đấu giá tài sản 2016 tổ chức đấu giá tài sản được thực hiện như sau:

  • Đối với tài sản là động sản thì tổ chức đấu giá tài sản phải niêm yết việc đấu giá tài sản tại trụ sở của tổ chức mình, nơi trưng bày tài sản (nếu có) và nơi tổ chức cuộc đấu giá ít nhất là 07 ngày làm việc trước ngày mở cuộc đấu giá;
  • Đối với tài sản là bất động sản thì tổ chức đấu giá tài sản phải niêm yết việc đấu giá tài sản tại trụ sở của tổ chức mình, nơi tổ chức cuộc đấu giá và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản đấu giá ít nhất là 15 ngày trước ngày mở cuộc đấu giá.
  • Căn cứ vào khoản 3 Điều 7 Nghị quyết 42/2017/NQ-QH thì người có quyền còn phải có nghĩa vụ thông báo trong các trường hợp sau đâu:
  • Đăng tải thông tin trên trang thông tin điện tử của mình;
  • Gửi văn bản thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan Công an nơi có tài sản bảo đảm;
  • Niêm yết văn bản thông báo tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bên bảo đảm đăng ký địa chỉ theo hợp đồng bảo đảm và trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản bảo đảm;
  • Thông báo cho bên bảo đảm bằng văn bản theo đường bưu điện có bảo đảm đến địa chỉ của bên bảo đảm theo hợp đồng bảo đảm hoặc gửi trực tiếp cho bên bảo đảm.

Công bố về giá khởi điểm

Căn cứ vào điểm d khoản 2 Điều 34 Luật đấu giá tài sản 2016 quy định về quy chế cuộc đấu giá giá khởi điểm của tài sản đấu giá trong trường hợp công khai giá khởi điểm.

Địa điểm thực hiện đấu giá

Địa điểm thực hiện đấu giá

Địa điểm thực hiện đấu giá

Căn cứ vào Điều 37 Luật đấu giá tài sản 2016 quy định về địa điểm đấu giá như sau:

Cuộc đấu giá được tổ chức tại trụ sở của tổ chức đấu giá tài sản, nơi có tài sản đấu giá hoặc địa điểm khác theo thỏa thuận của người có tài sản đấu giá và tổ chức đấu giá tài sản, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

>>>Xem thêm: Thế chấp nhà bị nợ xấu như thế nào thì bị ngân hàng bán đấu giá tài sản?

Đăng ký tham gia đấu giá

Căn cứ vào khoản 1 Điều 38 Luật Đấu giá tài sản 2016 đăng ký tham gia đấu giá như sau:

  • Cá nhân, tổ chức đăng ký tham gia đấu giá thông qua việc nộp hồ sơ tham gia đấu giá hợp lệ và tiền đặt trước cho tổ chức đấu giá tài sản theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Trong trường hợp pháp luật có quy định về điều kiện khi tham gia đấu giá thì người tham gia đấu giá phải đáp ứng điều kiện đó. Người tham gia đấu giá có thể ủy quyền bằng văn bản cho người khác thay mặt mình tham gia đấu giá.

Tiền đặt trước và cách xử lý khi bán đấu giá

  • Căn cứ vào Điều 39 Luật Đấu giá tài sản 2016 tiền đặt trước và xử lý tiền đặt trước như sau:
  • Người tham gia đấu giá phải nộp tiền đặt trước. Khoản tiền đặt trước do tổ chức đấu giá tài sản và người có tài sản đấu giá thỏa thuận, nhưng tối thiểu là năm phần trăm và tối đa là hai mươi phần trăm giá khởi điểm của tài sản đấu giá.
  • Tổ chức đấu giá tài sản có trách nhiệm trả lại khoản tiền đặt trước và thanh toán tiền lãi (nếu có) trong trường hợp người tham gia đấu giá không trúng đấu giá trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc cuộc đấu giá hoặc trong thời hạn khác do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này.
  • Người tham gia đấu giá không được nhận lại tiền đặt trước trong các trường hợp sau đây:
    • Đã nộp tiền đặt trước nhưng không tham gia cuộc đấu giá, buổi công bố giá mà không thuộc trường hợp bất khả kháng;
    • Bị truất quyền tham gia đấu giá .
    • Từ chối ký biên bản đấu giá.
    • Rút lại giá đã trả hoặc giá đã chấp nhận.
    • Từ chối kết quả trúng đấu giá.

>>>Xem thêm:  Khi nào thì ngân hàng phát mại tài sản?

Vai trò của luật sư tư vấn về thủ tục đấu giá

Vai trò của luật sư tư vấn về thủ tục đấu giá

Vai trò của luật sư tư vấn về thủ tục đấu giá

Luật sư là những người có kiến thức chuyên môn cao, am hiểu sâu sắc pháp luật Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ các thủ tục pháp lý liên quan đến lĩnh vực đấu giá tài sản:

  • Tư vấn các quy định của pháp luật cụ thể về đấu giá tài sản để khách hàng có sự thấu hiểu về mặt pháp lý, đảm bảo việc giao kết hợp đồng được thực hiện một cách có lợi nhất nhưng đảm bảo đúng quy định pháp luật.
  • Tư vấn các quy định của pháp luật về xử lý tiền đặt trước.
  • Tư vấn về các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình đấu giá tài sản
  • Tư vấn giải quyết các tranh chấp liên quan đến đấu giá tài sản,…

Trên đây là nội dung tư vấn thủ tục đấu giá tài sản đang thế chấp mà không qua thủ tục xét xử tại toà án. Quý bạn đọc cần đặt lịch gặp luật sư TƯ VẤN LUẬT HỢP ĐỒNG vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được Tư Vấn Pháp Luật Dân sự nhanh nhất và kịp thời. Xin cảm ơn!

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

4.9 (15 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 786 bài viết