Rủi ro pháp lý khi ghi giá tiền trong hợp đồng mua bán đất thấp hơn thực tế là một vấn đề đáng quan tâm. Do hiện nay, nhằm tránh hoặc giảm một số phí, lệ phí khi giao dịch, các chủ thể thường thể thỏa thuận thể hiện giá trên hợp đồng thấp hơn đáng kể so với giá thực tế. Như vậy, khi có tranh chấp xảy ra pháp luật sẽ chỉ giải quyết quyền và nghĩa vụ của các bên theo như giá thỏa thuận trên hợp đồng.
Rủi ro pháp lý khi ghi giá tiền trong hợp đồng mua bán đất thấp hơn thực tế
>>Xem thêm:Tư vấn giải quyết rủi ro khi giao kết hợp đồng bảo lãnh với ngân hàng
Mục Lục
Rủi ro đối với hợp đồng khi thể hiện giá bán thấp hơn giá thực tế
Khi giá trị hợp đồng thấp hơn giá trị thực tế của giao dịch, hợp đồng có thể bị vô hiệu do các chủ thể lập ra một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác. Lúc này, theo Điều 124 Bộ luật Dân sự 2015, giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.
Khi hợp đồng vô hiệu, các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Như vậy, giả sử bạn là bên mua, nếu như bạn không chứng minh được mình đã đưa cho bên bán một số tiền lớn hơn giá trị hợp đồng giao dịch. Lúc này, có thể bạn sẽ không nhận lại đầy đủ những gì đã bỏ ra. Chúng tôi sẽ đề cập thêm đến trường hợp này ở phần cuối bài viết.
Các loại phí, thuế phải nộp dựa trên giá trị hợp đồng
Thuế Thu nhập cá nhân
Theo quy định tại Điều 29 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, sửa đôi, bổ sung 2012 Thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản tại Việt Nam của cá nhân không cứ trú được xác định bằng giá chuyển nhượng bất động sản nhân với thuế suất 2%. Như vậy, nếu giá trị hợp bất động sản thể hiện trên hợp đồng càng nhỏ thì số thuế mà cá nhân không cư trú chuyển nhượng bất động sản phải nộp càng nhỏ.
Phí công chứng hợp đồng
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC quy định mức thu phí công chứng hợp đồng giao dịch nhà đất được xác định theo giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch cụ thể như sau:
- Trường hợp công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng, cho, chia, tách, nhập, đối, góp vốn bằng quyền sử dụng đất thì phí công chứng tính trên giá trị quyền sử dụng đất.
- Trường hợp công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng, cho, chia tách, nhập, đổi, góp vốn bằng quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất bao gồm nhà ở, công trình xây dựng trên đất: Tính trên tổng giá trị quyền sử dụng đất và giá trị tài sản gắn liền với đất, giá trị nhà ở, công trình xây dựng trên đất.
Cũng theo Nghị định này, bảng mức thu phí công chứng hợp đồng thấp nhất là 50.000 đồng khi giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch dưới 50.000.000 đồng. Trường hợp phí công chứng hợp đồng cao nhất khi giá trị tài sản/giá trị hợp đồng trên 100 tỷ đồng, phí công chứng là 32,2 triệu đồng + 0,02% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 100 tỷ đồng (mức thu tối đa là 70 triệu đồng/trường hợp).
Như vậy, để giảm chi phí cho việc công chứng hợp đồng, các bên cố ý thỏa thuận để thể hiện giá trị hợp đồng thấp hơn so với giá trị thực tế của giao dịch.
Các loại phí, thuế phải nộp dựa trên giá trị hợp đồng
Trách nhiệm phải chịu khi có hành vi trái pháp luật liên quan đến giá trị hợp đồng
Bị xử phạt vi phạm hành chính
Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn. Theo đó, đối với hành vi Lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ sai về số lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ để khai thuế thấp hơn thực tế và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế sẽ bị áp dụng hình thức phạt tiền từ 1 đến 3 lần số tiền trốn thuế tùy theo trường hợp có hoặc không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.
Bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Theo Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017, khi có hành vi trốn thuế với số tiền từ 100 triệu đồng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội “Trốn thuế”. Hình thức xử phạt thấp nhất đối với tội này là phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
>> Xem thêm: HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ GIẢ ĐỂ CHE ĐẬY ĐI HỢP ĐỒNG VAY CÓ HỦY ĐƯỢC KHÔNG ?
Trách nhiệm phải chịu khi có hành vi trái pháp luật liên quan đến giá trị hợp đồng
Phương pháp để chứng minh giá trị thực tế trong quá trình mua bán đất
Nếu rơi vào trường hợp hợp đồng mua bán đất bị vô hiệu, các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Vậy các bên sẽ hoàn trả cho nhau giá trị thực tế mà không phải là giá trị trên hợp đồng. Để bảo vệ quyền lợi cho mình, cá nhân cần chứng minh được giá trị thực tế đã chuyển giao trong giao dịch. Sau đây là một số cách thức, biện pháp để chứng minh giá trị thực tế trong quá trình mua bán đất:
- Nhờ người làm chứng chứng minh giá trị thực tế của giao dịch;
- Lưu trữ thông tin giao dịch liên quan đến giá trị thực tế: tin nhắn, cuộc gọi , dữ liệu điện tử,…
- Thực hiện thủ tục sao kê nội dung giao dịch chuyển khoản, cung cấp biên nhận chuyển tiền,…
>> Xem thêm: CÓ PHẢI HOÀN TRẢ LẠI HOA LỢI, LỢI TỨC KHI HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU?
Trên đây là bài viết Rủi ro pháp lý khi ghi giá tiền trong hợp đồng mua bán thấp hơn giá thực tế. Nếu quý đọc giả có thắc mắc hoặc có nhu cầu tư vấn những vấn đề liên quan đến TƯ VẤN LUẬT HỢP ĐỒNG thì có thể vui lòng liên hệ qua Hotline 1900.63.63.87 của chúng tôi để được hỗ trợ. Xin cảm ơn.
*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.