Luật Hợp Đồng

Phân biệt các loại hợp đồng tín dụng và hệ quả pháp lý khi khách hàng lựa chọn

Phân biệt các loại hợp đồng tín dụng và hệ quả pháp lý khi khách hàng lựa chọn là vấn đề quan trọng. Hợp đồng tín dụng ra đời và  phát triển gắn liền với sự phát triển của hoạt động thương. Tuy nhiên không phải ai cũng có sự hiểu biết về hợp đồng tín dụng và có cái nhìn đúng về nó, các loại hợp đồng tín dụng, những rủi ro, hệ quả pháp lý khi sử dụng nó.

Vay tiền theo hợp đồng tín dụng

Vay tiền theo hợp đồng tín dụng

>>>Xem thêm: Các điểm lưu ý khi soạn thảo hợp  đồng

Phân biệt các loại hợp đồng tín dụng

Căn cứ vào thời hạn sử dụng vốn

  • Cho vay ngắn hạn: là hình thức cho vay của các tổ chức tín dụng (TCTD) đối với khách hàng với thời hạn sử dụng vốn vay do các bên thỏa thuận là đến một năm;
  • Cho vay trung và dài hạn: hình thức này khác cho vay ngắn hạn là với thời gian thỏa thuận là từ trên một năm trở lên.

Căn cứ vào tính chất có đảm bảo khoản vay

  • Cho vay có bảo đảm bằng tài sản: là hình thức cho vay trong đó nghĩa vụ trả nợ tiền vay được bảo đảm bằng tài sản của bên vay hoặc của người thứ ba. Việc cho vay này phải được bảo đảm dưới hình thức ký kết cả hai loại hợp đồng, bao gồm hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay (hợp đồng cầm cố, hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo lãnh;
  • Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản: là hình thức cho vay trong đó nghĩa vụ hoàn trả tiền vay không được bảo đảm bằng các tài sản cụ thể, xác định của khách hàng vay hoặc của người thứ ba.

 Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn

  • Cho vay kinh doanh: là hình thức cho vay trong đó các bên cam kết số tiền vay sử dụng vào mục đích thực hiện các công việc kinh doanh của mình;
  • Cho vay tiêu dùng: bên tham gia vay cam kết số tiền vay sẽ được sử dụng vào việc thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt hay tiêu dùng như mua sắm đồ gia dụng, mua sắm nhà cửa hoặc phương tiện đi lại, hay sử dụng vào mục đích học tập…

Căn cứ vào phương thức cho vay

  • Cho vay từng lần: Mỗi lần vay vốn, khách hàng và TCTD làm thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng;
  • Cho vay theo hạn mức tín dụng;
  • Cho vay theo dự án đầu tư: TCTD cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống;
  • Cho vay hợp vốn: Một nhóm TCTD cùng thực hiện cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng; trong đó, một tổ chức tín dụng làm đầu mối dàn xếp;
  • Cho vay trả góp: Khi vay, tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thỏa thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay;
  • Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: TCTD chấp nhận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiềm mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của TCTD;
  • Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: TCTD cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định để đầu tư cho dự án.

 Rủi ro trong hợp đồng tín dụng

 Hợp đồng tín dụng vốn chứa đựng nguy cơ rủi ro rất lớn cho quyền lợi của bên cho vay vì theo cam kết trong hợp đồng tín dụng, bên cho vay chỉ có thể đòi tiền của bên vay sau một thời hạn nhất định. Nếu thời hạn cho vay càng dài thì nguy cơ rủi ro và bất trắc càng lớn. Vì thế, mà các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng cũng thường xảy ra với số lượng và tỷ lệ lớn hơn so với đa số các loại hợp đồng khác. Nhiều loại rủi ro như rủi ro giao dịch, danh mục, nội tại, tập trung, bảo đảm, nghiệp vụ…

Rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng

>>>Xem thêm: Quy định về thủ tục giải quyết tranh chấp Hợp đồng tín dụng.

Hệ quả pháp lý khi khách hàng lựa chọn hợp đồng tín dụng

Về hình thức, thỏa thuận cho vay phải được lập thành văn bản, trong đó có nội dung cơ bản là về hiệu lực của thỏa thuận cho vay quy định tại điểm o khoản 1 Điều 23 Thông tư 39/2016/TT-NHNN. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng tín dụng là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Hợp đồng tín dụng vô hiệu khi thoả mãn các điều kiện để giao dịch dân sự vô hiệu quy định tại Điều 117 của Bộ luật dân sự năm 2015.

Trong hợp đồng tín dụng, khi xảy ra tranh chấp, bên cho vay chỉ có thể đòi tiền người vay sau một thời gian nhất định nên thường dẫn đến rủi ro, chẳng hạn người vay không thanh toán hoặc thanh toán không đúng hạn như đã thỏa thuận trong hợp đồng. Trong trường hợp có tranh chấp xảy ra các bên có giải quyết bằng thương lượng bình đẳng giữa hai bên. Trường hợp không thương lượng được thì có thể đưa ra Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Phán quyết của Tòa án có hiệu lực bắt buộc đối với các bên theo quy định pháp luật hiện hành.

Hệ quả pháp lý của hợp đồng tín dụng

Hệ quả pháp lý của hợp đồng tín dụng

>>>Xem thêm: Hệ quả của hợp đồng thế chấp đã công chứng vô hiệu như thế nào?

Trên đây là một số vấn đề về hợp đồng tín dụng. Để được luật sư hợp đồng  tư vấn các vấn đề pháp lý một cách chi tiết và kịp thời nhất, bạn đọc vui lòng liên hệ trực tiếp với TƯ VẤN LUẬT HỢP ĐỒNG của Chuyên Tư Vấn Luật qua số Hotline 1900.63.63.87. Xin cảm ơn!

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com..

4.5 (17 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 727 bài viết