Luật Hợp Đồng

Ngân Hàng Có Được Thu Giữ Tài Sản Thế Chấp Không?

Nhiều tổ chức tín dụng đang phải đau đầu vì việc xử lý nợ xấu và xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu đó. Nghị quyết 42/2017/QH14 ra đời phần nào giải quyết được vấn đề cấp bách nêu trên. Tuy nhiên, bản thân Nghị quyết 42 cũng phát sinh nhiều vấn đề vướng mắc cần được làm rõ. Vậy ngân hàng có được thu giữ tài sản thế chấp không?

Ngân hàng có được quyền thu giữ tài sản thế chấp không?

Ngân hàng có được quyền thu giữ tài sản thế chấp không?

>>Xem thêm: Tư vấn giải quyết trường hợp không trả nợ cho ngân hàng khi đến hạn

Khoản nợ xấu nào được áp dụng Nghị quyết 42/2017/QH14 để xử lý nợ?

Theo khoản 1 Điều 4 Nghị quyết 42/2017/QH14 quy định các khoản nợ xấu được áp dụng Nghị quyết 42 để xử lý nợ bao gồm:

Một, khoản nợ được hình thành và xác định là nợ xấu trước ngày 15/8/2017.

Hai, khoản nợ được hình thành trước ngày 15/8/2017 và được xác định là nợ xấu trong thời gian Nghị quyết có hiệu lực. Theo Khoản 1 Điều 19 Nghị Quyết 42 thì Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/8/2017 và được thực hiện trong thời hạn 05 năm từ ngày có hiệu lực thi hành.

Như vậy, trường hợp các khoản nợ được hình thành từ sau ngày 15/08/2017 và được xác định là nợ xấu sau thời gian này sẽ không được áp dụng các quy định của Nghị quyết 42 để xử lý.

Ngân hàng có được thu giữ tài sản thế chấp không?

Theo Khoản 1 Điều 7 Nghị Quyết 42/2017/QH14 quy định trường hợp bên bảo đảm, bên giữ tài sản không giao tài sản bảo đảm cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu để xử lý thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được thu giữ tài sản bảo đảm. Do đó, ngân hàng có quyền thu giữ tài sản thế chấp.

Điều kiện thu giữ tài sản thế chấp theo Nghị quyết 42/2017/QH14

Theo Khoản 2 Điều 7 Nghị Quyết 42/2017/QH14 quy định ngân hàng chỉ được thu giữ tài sản thế chấp các khoản nợ xấu của bên bảo đảm khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

Thứ nhất, khi xảy ra trường hợp xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại Điều 299 của Bộ luật Dân sự, cụ thể đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ hoặc Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật hoặc Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.

Các trường hợp ngân hàng được quyền thu giữ tài sản thế chấp
Các trường hợp ngân hàng được quyền thu giữ tài sản thế chấp

Thứ hai, tại hợp đồng bảo đảm có thỏa thuận về việc bên bảo đảm đồng ý cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu khi xảy ra trường hợp xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật.

Thứ ba, Giao dịch bảo đảm hoặc biện pháp bảo đảm đã được đăng ký theo quy định của pháp luật.

Thứ tư, tài sản bảo đảm không phải là tài sản tranh chấp trong vụ án đã được thụ lý nhưng chưa được giải quyết hoặc đang được giải quyết tại Tòa án có thẩm quyền; không đang bị Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; không đang bị kê biên hoặc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật;

Thứ năm, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu đã hoàn thành nghĩa vụ công khai thông tin.

Như vậy, khi đáp ứng đủ 05 điều kiện được nêu trên thì ngân hàng có quyền thu giữ tài sản thế chấp của khoản nợ xấu.

Tính khả thi của việc áp dụng Nghị quyết 42 như thế nào?

Thứ nhất, trong điều kiện thứ hai quy định tại hợp đồng bảo đảm có thỏa thuận về việc bên bảo đảm đồng ý cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu khi xảy ra trường hợp xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật.

Đây là điều kiện đang gây khó khăn cho một số ngân hàng, bởi lẽ hiện nay không phải tất cả các hợp đồng bảo đảm của các ngân hàng đều có điều khoản ghi nhận quyền thu giữ tài sản bảo đảm. Do đó, nếu muốn áp dụng thủ tục thu giữ tài sản bảo đảm, các ngân hàng cần phải thực hiện ký bổ sung thỏa thuận về thu giữ tài sản bảo đảm với bên bảo đảm. Tuy nhiên, việc này không hề dễ dàng khi khoản vay đang bị quá hạn và bên bảo đảm thường không hợp tác với ngân hàng.

Thứ hai, trong điều kiện thứ ba quy định giao dịch bảo đảm hoặc biện pháp bảo đảm đã được đăng ký theo quy định của pháp luật. Điều này lại tiếp tục gây khó khăn cho ngân hàng về việc thu giữ tài sản bảo đảm bởi theo Điều 298 Bộ luật dân sự 2015 và  Điều 4 Nghị định 102/2017/NĐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm thì có những trường hợp cầm cố thế chấp tài sản không cần phải đăng ký. Như vậy, việc quy định điều kiện trên đã ảnh hưởng đến quyền lợi của ngân hàng, buộc ngân hàng phải đi đăng ký biện pháp bảo đảm.

Trên đây là những thông tin về vấn đề “Ngân hàng có được thu giữ tài sản thế chấp?”. Nếu ngân hàng bạn, hoặc người thân bạn đang gặp phải vấn đề trên thì hãy liên hệ tới chúng tôi thông qua hotline 1900 63 63 87 để được nhận sự hỗ trợ tốt nhất từ phía Thạc sĩ Luật sư Phan Mạnh Thăng.

4.6 (15 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 719 bài viết