Luật Hợp Đồng

Muốn hủy hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được hay không?

Muốn hủy hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được hay không là vấn đề được rất nhiều người đã, đang và sẽ sử dụng bảo hiểm quan tâm. Bảo hiểm nhân thọ được xem là một sản phẩm cứu trợ kịp thời khi không may người mua gặp phải những rủi ro không mong muốn. Tuy nhiên, do nhiều lý do nên không ít người muốn hủy hợp đồng trước hạn. Vậy để giải quyết cho câu hỏi trên thì các bạn hãy theo dõi bài viết của chúng tôi ngay sau đây nhé. 

Hợp đồng bảo hiểm nhân thọHợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Chấm dứt hợp đồng bảo hiểm trước hạn gây ra hậu quả gì?

Căn cứ Điều 24 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 quy định về hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm như sau:

  • Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm do bên mua bảo hiểm không còn quyền lợi có thể được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại phí bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm tương ứng với thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm, sau khi đã trừ các chi phí hợp lý có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm.
  • Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm do bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm hoặc không đóng phí bảo hiểm theo thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, bên mua bảo hiểm vẫn phải đóng đủ phí bảo hiểm đến thời điểm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm, Quy định này không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm con người.
  • Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm do bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm trong thời gian gia hạn đóng phí bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra trong thời gian gia hạn đóng phí; bên mua bảo hiểm vẫn phải đóng phí bảo hiểm cho đến hết thời gian gia hạn theo thỏa thuận trong trường hợp đồng bảo hiểm. Quy định này không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm con người.
  • Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm trong các trường hợp khác được thực hiện theo quy định của BLDS và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Khi nào được hủy hợp đồng bảo hiểm nhân thọ trước thời hạn

Căn cứ theo Điều 26 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 quy định về việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm:

  • Bên mua bảo hiểm có thể chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
  • Việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực trong trường hợp bên mua bảo hiểm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc chuyển nhượng và doanh nghiệp bảo hiểm có văn bản chấp thuận việc chuyển nhượng đó, trừ trường hợp việc chuyển nhượng được thực hiện theo tập quán quốc tế.

Do đó, chỉ được chuyển nhượng theo thỏa thuận đã có trong hợp đồng hoặc bằng văn bản thông báo về việc chuyển nhượng và có văn bản chấp thuận về việc chuyển nhượng đó.

Giải quyết tranh chấp thông qua hòa giảiGiải quyết tranh chấp thông qua hòa giải

Thủ tục khởi kiện hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Thẩm quyền giải quyết

Căn cứ Khoản 3 Điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 (BLTTDS 2015) quy định các tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Do đó, các tranh chấp về hợp đồng thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án Nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh theo quy định Điểm a Khoản 1 Điều 35 và Điểm a Khoản 1 Điều 37 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Hồ sơ khởi kiện

Căn cứ Khoản 4 và Khoản 5 Điều 189 BLTTDS 2015 thì hồ sơ tiến hành khởi kiện ra Tòa án Nhân dân bao gồm:

  • Đơn khởi kiện theo Mẫu số 23 – DS (Ban hành kèm theo Nghị Quyết 01/2017/NQ – HĐTP, do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành ngày 13/07/2017);
  • Giấy tờ tùy thân;
  • Các tài liệu chứng cứ kèm theo;
  • Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ bản chính, bản sao).

>>> Xem thêm: Khởi kiện quyết định hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội.

Trình tự thủ tục tiếp nhận xử lý đơn khởi kiện của Tòa án

Để giải quyết các vụ án tranh chấp dân sự cần phải theo trình tự thủ tục sau đây:

Bước 1: Nội đơn khởi kiện theo Mẫu số 23 – DS (Ban hành kèm theo Nghị Quyết 01/2017/NQ – HĐTP, do Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao ban hành ngày 13/07/2017).

Người khởi kiện có thể nộp đơn khởi kiện tại Tòa án Nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú hay Tòa án nơi nguyên đơn cư trú nếu các bên có thỏa thuận.

Bước 2: Thụ lý và mở phiên họp

  • Trong thời hạn 03 ngày Chánh án sẽ phân công thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày được phân công Thẩm phán phải xem xét có thụ lý vụ án hay không.
  • Sau khi thụ lý, Chánh án phân công Thẩm phán khác giải quyết vụ án trong thời hạn 03 ngày.
  • Trong thời gian chuẩn bị xét xử, Thẩm phán tiến hành lập hồ sơ, xem xét, xác minh thu thập chứng cứ và tiến hành mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.

Bước 3: Tòa án ra quyết định

  • Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự;
  • Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;
  • Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;
  • Đưa vụ án ra xét xử;

Cơ sở pháp lý: Điều 39, Điều 191, Điều 203, Điều 212, Điều 214, Điều 217, Điều 220, khoản 2 Điều 286 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015)

Tòa xem xét đơn khởi kiệnTòa xem xét đơn khởi kiện

Luật sư tư vấn về cách đơn phương hủy hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

  • Tư vấn căn cứ khởi kiện;
  • Tư vấn trình tự, thủ tục khởi kiện;
  • Tư vấn về các bất lợi sẽ gặp nếu hủy hợp đồng khi chưa đến hạn;
  • Tư vấn soạn thảo Đơn khởi kiện;
  • Tư vấn hồ sơ khởi kiện;
  • Đại diện khách hàng nộp đơn khởi kiện;
  • Đại diện tham gia tố tụng;
  • Bảo vệ quyền, lợi ích của khách hàng trước cơ quan tiến hành tố tụng;
  • Các yêu cầu khác liên quan đến thủ tục khởi kiện.

>>> Xem thêm: Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ.

Bài viết trên đã giải quyết các thắc mắc của Quý bạn đọc về vấn đề muốn hủy hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được hay không. Nếu còn những khó khăn liên quan đến các thủ tục hủy hợp đồng, khởi kiện hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn hãy liên hệ với chúng tôi thông qua 1900.63.63.87

5 (14 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 781 bài viết