Luật Hợp Đồng

Mẫu Hợp Đồng Thuê Nhà Làm Địa Điểm Kinh Doanh

Mẫu hợp đồng thuê nhà làm địa điểm kinh doanh phải tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của một hợp đồng dân sự, các điều kiện đó do pháp luật dân sự quy định. Có ba điều kiện cơ bản để cách viết một mẫu hợp đồng thuê nhà làm địa điểm kinh doanh đáp ứng các điều kiện có hiệu lực theo luật định gồm điều kiện về mặt chủ thể; về mặt nội dung và mặt hình thức.

Mẫu hợp đồng thuê nhà làm địa điểm kinh doanh

Mẫu hợp đồng thuê nhà làm địa điểm kinh doanh

Tên gọi hợp đồng và phần căn cứ xác lập của mẫu hợp đồng thuê nhà làm địa điểm kinh doanh như thế nào?

Khi viết hợp đồng thuê nhà phải kinh doanh ta cần phải gọi cụ thể tên là “Hợp đồng thuê nhà kinh doanh”. Căn cứ xác lập hợp đồng. Phải căn cứ vào những văn bản pháp luật hiện hành và đang điều chỉnh cho giao dịch cho thuê nhà. Căn cứ vào sự thỏa thuận của các bên.

Chủ thể khi viết hợp đồng thuê nhà làm địa điểm kinh doanh ghi như thế nào?

Trong mẫu hợp đồng thuê nhà làm địa điểm kinh doanh, việc xác định chủ thể hợp đồng rất quan trọng, bởi điều đó cho ta xác định những ai sẽ chịu sự ràng buộc từ hợp đồng này. Có thể là cá nhân hay tổ chức. Bắt buộc phải ghi rõ họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức và địa chỉ của các bên. Ngoài ra, cần bổ sung các thông tin khác nằm xác định cụ thể chủ thể hợp đồng là ai.

Ví dụ: nếu là cá nhân thì có thể bổ sung về ngày tháng năm sinh; số CMND/căn cước công dân; địa chỉ thường trú; địa chỉ liên hệ; số điện thoại; … Nếu là tổ chức thì có thể bổ sung thông tin về địa chỉ trụ sở chính; thông tin về người đại diện theo pháp luật; thông tin về giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; số điện thoại liên hệ; …

Nội dung trong một mẫu hợp đồng thuê nhà làm địa điểm kinh doanh gồm những gì?

Những nội dung cần có trong hợp đồng thuê nhà làm địa điểm kinh doanh

Những nội dung cần có trong hợp đồng thuê nhà làm địa điểm kinh doanh

Mẫu hợp đồng thuê nhà làm địa điểm kinh doanh bản chất cũng là hợp đồng thuê nhà theo quy định tại Điều 121 Luật nhà ở 2014, phải có những nội dung sau: “mô tả thông tin nhà ở cho thuê;  giá cho thuê, phương thức thanh toán tiền; Thời Điểm giao nhận nhà ở và thời hạn cho thuê nhà ở; quyền và nghĩa vụ của các bên; Trách nhiệm của các bên khi tham gia hợp đồng; cam kết của các bên; thời điểm có hiệu lực của hợp đồng; ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng; chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký”.

Ngoài những nội dung bắt nêu trên, hợp đồng thuê nhà kinh doanh bắt buộc phải có là điều khoản quy định về “Mục đích thuê nhà”. Đồng thời các bên có thể thỏa thuận thêm những điều khoản khác. Ví dụ như: “điều khoản về chấm dứt hợp đồng; Đơn phương chấm dứt hợp đồng …”

Xác định hiệu lực của hợp đồng thuê nhà làm địa điểm kinh doanh như thế nào?

Xác định thời điểm có hiệu lực của một hợp đồng thuê nhà làm địa điểm kinh doanh rất quan trọng; nhằm xác định thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên. Và đặc biệt khi giải quyết các tranh chấp về tài sản trong hợp đồng mà quy ra thành tiền thì xác định giá trị của tài sản đó theo thời giá thị trường tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực. Đồng thời, hiệu lực của hợp đồng cũng là một trong những căn cứ để xem xét về tính hợp lệ và thời hiệu khởi kiện trong vụ án dân sự (ví dụ: khi hợp đồng được giao kết nhưng chưa có hiệu lực thì các tranh chấp nếu có sẽ không được Tòa án thụ lý giải quyết tại thời điểm đó).

Trên đây là hướng dẫn cách viết “Mẫu hợp đồng thuê nhà làm địa điểm kinh doanh đảm bảo tính hợp pháp theo quy định của pháp luật hiện hành. Trường hợp quý khách có nhu cầu cần tư vấn chi tiết, hoặc soạn thảo hợp đồng hãy liên lạc qua hotline 1900 63 63 87 để được hướng dẫn cụ thể hơn.

4.6 (19 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 784 bài viết