Luật Hợp Đồng

Lưu ý về Hợp đồng góp vốn bằng nhà ở thương mại dành cho doanh nghiệp

Lưu ý về Hợp đồng góp vốn bằng nhà ở thương mại dành cho doanh nghiệp là những vấn đề cần lưu ý để hợp đồng phù hợp, có hiệu lực và tránh rủi ro đúng với quy định của pháp luật. Những vấn đề nào mà doanh nghiệp cũng như các bên trong hợp đồng này cần lưu ý? Vấn đề này sẽ được Chuyên tư vấn luật làm rõ tại bài viết này.

Hợp đồng góp vốn bằng nhà ở thương mại

Hợp đồng góp vốn bằng nhà ở thương mại

Điều kiện để nhà ở thương mại được giao dịch góp vốn

Chủ sở hữu nhà ở hoặc chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại có quyền sử dụng nhà ở thương mại thực hiện giao dịch góp vốn, tuy nhiên nhà ở thương mại phải đáp ứng điều kiện tại Khoản 1 Điều 118 Luật Nhà ở 2014 như sau:

  • Phải là nhà ở có sẵn;
  • Có Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật;
  • Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu;
  • Đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn;
  • Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền;
  • Nếu góp vốn bằng nhà thuộc sở hữu chung cần có sự đồng ý của các chủ sở hữu chung cùng ký vào hợp đồng góp vốn hoặc có văn bản cử người đại diện ký hợp đồng góp vốn bằng nhà ở.
  • Nếu góp vốn bằng nhà ở cho thuê, cần thông báo cho bên thuê biết và họ vẫn tiếp tục được thuê nhà cho đến hết hạn hợp đồng hoặc có thoả thuận khác.

>>> Xem thêm: Mua bán nhà hình thành trong tương lai bằng hợp đồng góp vốn có đúng luật không ?

Điều kiện của các bên trong hợp đồng góp vốn bằng nhà ở thương mại dành cho doanh nghiệp

Đối với bên góp vốn

Chủ sở hữu nhà ở thương mại có quyền dùng nhà ở này tham gia giao dịch góp vốn, tuy nhiên để được góp vốn cần đảm bảo các điều kiện tại Khoản 1 Điều 119 Luật Nhà ở 2014:

  • Là chủ sở hữu nhà ở hoặc người được chủ sở hữu cho phép, ủy quyền để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật này và pháp luật về dân sự.
  • Nếu là cá nhân thì phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện  giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự; nếu là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân.

>>> Xem thêm: Điều kiện chung đối với giao dịch dân sự về nhà ở

Theo quy định này, nếu doanh nghiệp là bên góp vốn, doanh nghiệp cần phải có tư cách pháp nhân. Vì vậy doanh nghiệp cần là một trong các loại hình doanh nghiệp sau: công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty hợp danh hoặc công ty cổ phần.

Điều kiện của các bên trong hợp đồng

Điều kiện của các bên trong hợp đồng

Đối với bên nhận góp vốn

Theo Khoản 2 Điều 119 Luật Nhà ở 2014, bên nhận góp vốn bằng nhà ở thương mại có thể là cá nhân hoặc tổ chức, tuy nhiên các tổ chức, cá nhân này cần đáp ứng một số điều kiện sau:

Đối với cá nhân:

  • Nếu là cá nhân trong nước thì phải có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện các giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự;
  • Nếu là cá nhân nước ngoài, ngoài đáp ứng điều kiện như cá nhân trong nước còn phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật này.

Đối với tổ chức:

  • Phải có tư cách pháp nhân và không phụ thuộc vào nơi đăng ký kinh doanh, nơi thành lập;
  • Trường hợp là tổ chức nước ngoài thì phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật này;
  • Nếu tổ chức được ủy quyền quản lý nhà ở thì phải có chức năng kinh doanh dịch vụ bất động sản và đang hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.

>>> Xem thêm: Những điểm cần lưu ý về chuyển giao rủi ro khi ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa

Nội dung hợp đồng góp vốn bằng nhà ở thương mại

Quy định tại Điều 121 Luật Nhà ở 2014, hợp đồng góp vốn bằng nhà ở thương mại cần đảm bảo các nội dung sau:

  • Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức và địa chỉ của các bên;
  • Mô tả đặc điểm của nhà ở giao dịch và đặc điểm của thửa đất ở gắn với nhà ở đó;
  • Giá trị góp vốn, giá giao dịch nhà ở nếu hợp đồng có thỏa thuận về giá;
  • Thời hạn góp vốn;
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên;
  • Cam kết của các bên;
  • Các thỏa thuận khác;
  • Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng;
  • Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng;
  • Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký.

Nội dung hợp đồng

Nội dung hợp đồng

Yêu cầu về hình thức của hợp đồng góp vốn bằng nhà ở thương mại

Hợp đồng góp vốn bằng nhà ở thương mại cần phải được lập thành văn bản theo quy định tại Điều 121 Luật nhà ở 2014.

Bên cạnh đó, theo quy định tại Khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở 2014, quy định hợp đồng góp vốn nhà ở giữa các cá nhân phải được công chứng và chứng thực hợp pháp. Nếu trong trường hợp một bên trong hợp đồng góp vốn bằng nhà ở là tổ chức thì không bắt buộc phải công chứng hay chứng thực, điều này sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của các bên theo quy định tại Khoản 2 Điều 122 Luật Nhà ở 2014.

Bài viết trên đã cung cấp một số thông tin pháp lý liên quan đến Lưu ý về Hợp đồng góp vốn bằng nhà ở thương mại dành cho doanh nghiệp. Nếu như bạn có bất cứ vướng mắc nào, xin vui lòng liên hệ TƯ VẤN LUẬT HỢP ĐỒNG qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn kịp thời và hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn.

4.8 (17 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 792 bài viết