Khởi kiện yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng gia công là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên để khởi kiện đúng thủ tục, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì cần phải có những hiểu biết pháp lý nhất định. Chính vì vậy, dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng gia công hàng hoá và một số quy định về khởi kiện khi có tranh chấp phát sinh.
Khởi kiện yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng gia công
Mục Lục
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng gia công
Đối với bên đặt gia công
Căn cứ theo quy định tại Điều 181 Luật Thương mại 2005 (sau đây gọi tắt là LTM 2005) thì bên đặt gia công sẽ có các quyền và nghĩa vụ như sau:
- Giao một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu gia công theo đúng hợp đồng gia công hoặc giao tiền để mua vật liệu theo số lượng, chất lượng và mức giá thỏa thuận.
- Nhận lại toàn bộ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, phế liệu sau khi thanh lý hợp đồng gia công, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Bán, tiêu hủy, tặng biếu tại chỗ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu theo thỏa thuận và phù hợp với quy định của pháp luật.
- Cử người đại diện để kiểm tra, giám sát việc gia công tại nơi nhận gia công, cử chuyên gia để hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm gia công theo thỏa thuận trong hợp đồng gia công.
- Chịu trách nhiệm đối với tính hợp pháp về quyền sở hữu trí tuệ của hàng hóa gia công, nguyên liệu, vật liệu, máy móc, thiết bị dùng để gia công chuyển cho bên nhận gia công.
Ngoài những quyền và nghĩa vụ trên, bên đặt gia công còn có các quyền và nghĩa vụ đã như thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng gia công
Đối với bên gia công
Căn cứ theo quy định tại Điều 182 Luật Thương mại 2005 thì bên gia công sẽ có các quyền và nghĩa vụ như sau:
- Cung ứng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu để gia công theo thỏa thuận với bên đặt gia công về số lượng, chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật và giá.
- Nhận thù lao gia công và các chi phí hợp lý khác.
- Trường hợp nhận gia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, bên nhận gia công được xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu theo ủy quyền của bên đặt gia công.
- Trường hợp nhận gia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, bên nhận gia công được miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư tạm nhập khẩu theo định mức để thực hiện hợp đồng gia công theo quy định của pháp luật về thuế.
- Chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hoạt động gia công hàng hóa trong trường hợp hàng hóa gia công thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu.
Ngoài những quyền và nghĩa vụ trên, bên gia công cũng có thể có các quyền và nghĩa vụ theo thoả thuận trong hợp đồng gia công mà các bên đã ký kết.
Thời hiệu khởi kiện buộc thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng gia công
Thời hiệu khởi kiện yêu cầu thực hiện nghĩa vụ hợp đồng
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 297 Luật Thương mại 2005 thì buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh.
Căn cứ theo quy định tại Điều 319 Luật Thương mại 2005 thì thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại là hai năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. Như vậy, thời hiệu khởi kiện buộc thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng gia công là 2 năm kể từ lúc quyền và lợi ích của bên khởi kiện bị xâm phạm.
Trình tự, thủ tục khởi kiện yêu cầu nghĩa vụ trong hợp đồng gia công
Hồ sơ cần chuẩn bị
Căn cứ khoản 4, 5 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì hồ sơ khởi kiện tranh chấp hợp đồng gia công có thể bao gồm:
- Đơn khởi kiện giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc(mẫu số 23 – DS ban hành kèm nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP nghị quyết hướng dẫn viết các biểu mẫu trong tố tụng dân sự)
- Giấy tờ pháp lý cá nhân người khởi kiện: Căn cước công dân, Giấy phép đăng ký doanh nghiệp,…
- Hợp đồng gia công và các phụ lục hợp đồng.
- Các tài liệu, chứng từ, văn bản trao đổi trong quá trình giải quyết tranh chấp.
- Các tài liệu đính kèm có giá trị chứng minh yêu cầu giải quyết tranh chấp.
Thủ tục thực hiện
Trình tự khởi kiện tranh chấp hợp đồng đặt cọc được thực hiện theo quy trình sau:
Bước 1: Tiếp nhận đơn khởi kiện và thụ lý
Người khởi kiện nộp hồ sơ tới Tòa án bằng cách nộp trực tiếp tại Tòa án, nộp qua bưu chính hoặc gửi hồ sơ trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn Chánh án Tòa án sẽ phân công thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày được phân công thẩm phán xem xét đơn khởi kiện và ra một trong các quyết định tương ứng.
Căn cứ pháp lý: Điều 191 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.
Bước 2: Nộp tạm ứng án phí, nhận thông báo thụ lý vụ án
Thẩm phán thông báo tạm ứng án phí khi xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền
Người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp lại biên lai thu tiền cho Tòa án trong thời hạn 7 ngày.
Khi nhận được biên lại từ người khởi kiện, thẩm phán sẽ tiến hành thụ lý vụ án. Trừ trường hợp, người khởi kiện được miễn tạm ứng án phí.
Căn cứ pháp lý: Điều 196, Điều 197 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.
Bước 3: Chuẩn bị xét xử
Trong giai đoạn này, Thẩm phán thực hiện mở phiên họp về việc kiểm tra việc giao nộp, tiếp cân, công khai chứng cứ và hòa giải. Đồng thời, tùy vào tính chất cụ thể mà Thẩm phán sẽ thực hiện các thủ tục xác minh, thu thập tài liệu chứng cứ,v.v…
Cơ sở pháp lý: Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
Bước 4: Xét xử mở phiên Tòa sơ thẩm
>>> Xem thêm : Giải quyết tranh chấp thương mại bằng tòa án
Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp về hợp đồng gia công
Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp về hợp đồng gia công
Dịch vụ luật sư của Chuyên tư vấn luật cung cấp khi tư vấn giải quyết tranh chấp về hợp đồng gia công:
- Tư vấn các quy định pháp luật về hợp đồng gia công hàng hoá;
- Tư vấn các quyền lợi và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng gia công;
- Tư vấn hướng giải quyết tối ưu đối với các tranh chấp phát sinh từ hợp gia công hàng hoá;
- Hỗ trợ, đại diện khách hàng trong đàm phán, thỏa thuận với các bên liên quan ;
- Nhận ủy quyền thay mặt khách hàng tham gia tố tụng liên quan đến hợp đồng nhượng quyền thuơng mại để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng.
Việc khởi kiện thực hiện đúng với quy định của pháp luật giúp bạn tiết kiệm được thời gian và tối ưu lợi ích nhận được. Trên đây chúng tôi đã cung cấp một số thông tin liên quan về thủ tục khởi kiện đối với tranh chấp về hợp đồng gia công hàng hoá. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, quý khách có thể liên hệ quan Hotline của Chuyên tư vấn luật: 1900.63.63.87 để được tư vấn trực tiếp.