Luật Hợp Đồng

Hướng xử lý khi xảy ra tranh chấp Hợp đồng thương mại điện tử

Hướng xử lý khi xảy ra tranh chấp Hợp đồng thương mại điện tử đang là vấn đề được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm. Hiện nay, thương mại điện tử chính là phương thức thương mại nhanh chóng, thuận tiện nhất và tiết kiệm chi phí, giúp cho việc kết nối giữa các nhà sản xuất, phân phối và khách hàng ngày càng tốt hơn. Tuy nhiên, giao dịch qua hợp đồng thương mại điện tử thường có nhiều rủi ro. Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề trên.

Tranh chấp hợp đồng thương mại điện tử

Tranh chấp hợp đồng thương mại điện tử

>>Xem thêm: Dịch vụ luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng

Giá trị pháp lý của Hợp đồng điện tử

Theo quy định tại Điều 34 Luật giao dịch điện tử 2005: Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu. Trong nội dung tại Điều 14 Luật này cũng quy định: Thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị dùng làm chứng cứ chỉ vì đó là một thông điệp dữ liệu. Giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu được xác định căn cứ vào độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ liệu, cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu, cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác.

Như vậy, theo quy định pháp luật, hợp đồng điện tử được ghi nhận tính pháp lý và được sử dụng làm chứng cứ trong trường hợp một trong hai bên không thực hiện hợp đồng hoặc vi phạm điều khoản của hợp đồng khi hợp đồng điện tử đảm bảo được các điều kiện dưới đây:  

  • Nội dung của hợp đồng điện tử bảo đảm toàn vẹn kể từ khi được khởi tạo lần đầu tiên dưới dạng thông điệp hoàn chỉnh (thông điệp chưa bị thay đổi, trừ những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình gửi, lưu trữ hoặc hiển thị thông điệp dữ liệu).
  • Nội dung của thông điệp dữ liệu trong hợp đồng điện tử có thể truy cập và sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết (thông điệp dữ liệu có thể mở được, đọc được, xem được bằng phương pháp mã hoá hợp pháp đảm bảo độ tin cậy mà các bên thỏa thuận với nhau).

>>Xem thêm: Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng gửi giữ tài sản

Các tranh chấp thường gặp đối với Hợp đồng thương mại điện tử           

Tranh chấp thường gặp nhất trong quá trình thực hiện Hợp đồng thương mại điện tử là tranh chấp giữa thương nhân, tổ chức, cá nhân bán hàng và cung cấp dịch vụ với khách hàng trong quá trình thực hiện hợp đồng. Rủi ro của thương mại điện tử là các rủi ro đã tồn tại trong thương mại truyền thống cộng thêm yếu tố “điện tử”, bởi tính chất xuyên không gian, xuyên biên giới khi thực hiện giao dịch. Vì vậy, chúng ta phải canh chừng các trường hợp rủi ro có thể xảy ra.

Những bất cập chủ yếu dẫn đến tranh chấp bao gồm: Thiếu nhất quán trong quy định đối với thông điệp dữ liệu định dạng, thiếu quy định về xác thực danh tính điện tử. Bên cạnh đó, nhiều quy định chưa rõ ràng về giá trị pháp lý, giá trị chứng cứ, thiếu quy định về giao kết hợp đồng điện tử giữa các đơn vị khiến các rủi ro pháp lý sẽ phát sinh đối với cả ba chủ thể chính trong giao dịch. Điều này gây ra mâu thuẫn lợi ích và xảy ra tranh chấp giữa sàn thương mại điện tử, nhà cung cấp và người tiêu dùng.

>>Xem thêm: Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Thương Mại Có Yếu Tố Nước Ngoài

Các tranh chấp hợp đồng thương mại điện tử thường gặp

Các tranh chấp hợp đồng thương mại điện tử thường gặp

Ví dụ như các sàn giao dịch thương mại điện tử thường gặp rủi ro khi kiểm tra, giám sát, đối chiếu thông tin từ nhà cung cấp, kiểm soát chất lượng hàng hóa (hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng). Nhà cung cấp phát sinh vấn đề khi không kiểm soát được số lượng, chất lượng hàng hóa khi đến tay người tiêu dùng, các khiếu nại về thanh toán, quảng cáo, khuyến mại. Người tiêu dùng có thể đối mặt với nguy cơ lừa đảo, nhận hàng kém chất lượng, thiếu hoặc không có thông tin chính xác về nhà cung cấp, rủi ro trong vấn đề thanh toán, giao nhận,…                                                                                  

Hướng xử lý khi xảy ra tranh chấp Hợp đồng thương mại điện tử

Thương lượng

Thứ nhất, là hình thức thương lượng. Các bên tham gia có quyền tự nguyện bàn bạc, thỏa thuận nhằm loại bỏ tranh chấp mà không cần sự can thiệp của bên thứ ba. Kết quả thương lượng này không có tính ràng buộc các bên.

Hòa giải

Thứ hai, là hòa giải, giữa các bên giải quyết tranh chấp sẽ có sự tham gia của bên thứ ba. Đơn vị này được giao nhiệm vụ trung gian, hỗ trợ tìm phương án giải quyết tối ưu nhất cho vụ việc. Kết quả hòa giải được các bên tự nguyện đề xuất và thi hành theo pháp luật về thi hành án dân sự, buộc phải có công nhận tại tòa án.

 Hướng xử lý khi xảy ra tranh chấp

 Hướng xử lý khi xảy ra tranh chấp

Trọng tài thương mại        

Thứ ba, là tố tụng Trọng tài khi ít nhất một bên có đơn khởi kiện. Các bên có quyền tự định đoạt thủ tục, quy trình, ngôn ngữ, luật áp dụng, địa điểm tổ chức phiên họp và trọng tài viên. Sau quá trình làm việc, Hội đồng Trọng tài ra phán quyết trọng tài bằng cách biểu quyết theo nguyên tắc đa số. Trong trường hợp biểu quyết không đạt đa số, phán quyết được lập theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng Trọng tài. Phán quyết Trọng tài sẽ mang tính chung thẩm, có hiệu lực ngay khi ban hành, thi hành theo quy định của pháp luận về thi hành án dân sự.

Tòa án  

Thứ tư, là tố tụng Tòa án, các bên sẽ phải tuân thủ chặt chẽ các thủ tục được quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Quá trình giải quyết tranh chấp qua nhiều cấp xét xử, bản án sơ thẩm có thể bị kháng cáo đến khi có bản án phúc thẩm. Phương thức này còn được thi hành trên phạm vi thế giới, dựa trên các hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam đã ký kết với các quốc gia.

>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp Hợp đồng thương mại quốc tế

Trên đây là bài viết về các quy định của pháp luật để giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại điện tử. Nếu quý khách còn có thắc mắc liên quan đến bài viết hoặc cần hỗ trợ TƯ VẤN LUẬT HỢP ĐỒNG, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ và tư vấn.

 

4.7 (12 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 719 bài viết