Hợp đồng liên doanh – liên kết (gọi là BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư (công ty) nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia lợi nhuận kinh doanh mà hoặc có thể lập tổ chức kinh tế hoặc không thành lập tổ chức kinh tế. Đây là hình đầu tư linh hoạt và hiệu quả được các nhà đầu tư cũng như pháp luật của các quốc gia trên toàn thế giới công nhận. Cùng chuyentuvanluat.com tìm hiểu thêm bài viết chi tiết dưới đây nhé.
Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng liên doanh – liên kết chuẩn
>>> Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty liên doanh nước ngoài
Mục Lục
Nội dung hợp đồng BCC
Theo Điều 28 Luật Đầu tư 2014, Hợp đồng BCC gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ nơi thực hiện dự án;
- Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;
- Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;
- Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;
- Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;
- Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.
Ngoài ra, các bên tham gia hợp đồng BCC có quyền thỏa thuận những nội dung khác không trái với quy định của pháp luật.
Thông tin của các bên liên doanh gồm những gì?
Thông tin của chủ thể liên doanh gồm tên công ty, tên đăng ký kinh doanh, địa chỉ, số điện thoại, tài khoản công ty, thông tin người đại diện của công ty. Các thông tin nêu trên cần chính xác và cụ thể, là căn cứ để giải quyết tranh chấp khi xảy ra. Thông tin này cần căn cứ và đối chiếu theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Mục tiêu và phạm vi hợp tác kinh doanh trong hợp đồng bao gồm?
Chính là điều mà các bên mong muốn đạt được gồm lợi nhuận hay thị phần có được từ việc hợp tác kinh doanh. Phạm vi kinh doanh là giới hạn hợp tác kinh doanh giữa các bên.
Ví dụ: Hai bên cùng nhau hợp tác liên doanh, điều hành, quản lý hoạt động kinh doanh để cùng phát sinh lợi nhuận
- Phạm vi Hợp tác của Bên A
Bên A chịu trách nhiệm quản lý chung mặt bằng kinh doanh và định hướng phát triển kinh doanh
Xác định rõ mục tiêu và phạm vi hợp tác kinh doanh trong hợp đồng
- Phạm vi Hợp tác của Bên B
Bên B chịu trách nhiêm điều hành toàn bộ quá trình kinh doanh của các sản phẩm, dịch vụ như:
- Tìm kiếm, đàm phán ký kết, thanh toán với các nhà cung cấp nguyên liệu;
- Tuyển dụng, đào tạo, quản lý nhân sự phục vụ cho hoạt động kinh doanh trong phạm vi hợp tác;
- Đầu tư xúc tiến phát triển hoạt động thương mại trong phạm vi hợp tác…;
Các bên cần ghi rõ và cụ thể phạm vi hợp tác, để khi có tranh chấp xảy ra, dễ dàng quy trách nhiệm cụ thể cho bên nào.
Thời hạn hợp đồng, góp vốn và phân chia kết quả kinh doanh như thế nào?
Thời hạn hợp tác do các bên tự thỏa thuận, ghi cụ thể từ ngày tháng năm nào đến ngày tháng năm nào.
Thời hạn trên có thể thỏa thuận gia hạn kéo dài thêm. Việc thỏa thuận kéo dài có thể thêm phục lục hoặc các bên tiến hành ký kết hợp đồng mới.
Về góp vốn, cần ghi rõ mỗi bên góp bao nhiêu, tỷ lệ như thế nào. Góp bằng hình thức nào, tiền mặt hay tài sản có giá trị khác.
Tỷ lệ phân chia: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh được chia như sau Bên A được hưởng …. %, Bên B được hưởng ….. % trên lợi nhuận sau khi đã hoàn thành các nghĩa vụ với Nhà nước;
Thời điểm chia lợi nhuận: Ngày cuối cùng của năm tài chính.
Trường hợp hoạt động kinh doanh phát sinh lỗ: Hai bên phải cùng nhau giải thỏa thuận giải quyết, trường hợp không thỏa thuận được sẽ thực hiện theo việc đóng góp để bù đắp chi phí và tiếp tục hoạt động kinh doanh.
Ban điều hành hoạt động kinh doanh được bầu, quy định như thế nào?
Theo khoản 3 Điều 28 Luật Đầu tư 2014, hai bên sẽ thành lập một Ban điều hành hoạt động kinh doanh gồm những ai. Cụ thể ban điều hành cần ghi rõ cụ thể thông tin người đại diện.
Cách thức bầu ra ban điều hành hoạt động kinh doanh
Hình thức biểu quyết của ban điều hành: Khi cần phải đưa ra các quyết định liên quan đến nội dung hợp tác được quy định. Mọi quyết định của Ban điều hành sẽ được thông qua khi có ít nhất hai thành viên đồng ý;
Việc Biểu quyết phải được lập thành Biên bản chữ ký xác nhận của các Thành viên trong Ban điều hành;
Quyền và nghĩa vụ các bên trong gồm những vấn đề gì?
Cần quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng liên doanh – liên kết, trong đó ai đảm nhận phần nào. Triệt để tuân thủ quy định pháp luật cũng như định thỏa thuận trong quá trình hợp tác kinh doanh. Quyền được hưởng phần lợi nhuận bao nhiêu, hưởng như thế nào. Cần bàn bạc và ghi rõ cụ thể các khoản lợi nhuận các bên chia sẻ cho nhau.
>>>Xem thêm: Hợp Đồng Hợp Tác Kinh Doanh
Trên đây là phần trình bày về vấn đề liên quan đến hợp đồng liên doanh – liên kết. Trong trường hợp quý bạn đọc có thắc mắc hay có vấn đề gì chưa rõ, đừng ngần ngại liên hệ ngay với Luật sư Phan Mạnh Thăng qua Hotline: 1900 63 63 87 để được hỗ trợ và tư vấn tận tình, chu đáo. Xin chân thành cảm ơn!
Chúng tôi có một Trung tâm dạy nghề hiện đóng và có HĐ liên kết với trường Trung học nghề thuộc trường đại học đó đó . Hiện đang hoạt động . Nhưng hiện tai trường đang có chủ trương không đào tạo hệ trung học nghề mà cho tự hạch toán độc lâp . Xin được LS tư vấn chúng tôi và trường trung học sẽ thống nhắt hơp tác cùng đào tạo thì có thể làm “HĐ liên doanh liên kết” để cùng đào tạo khi mức phân chia được hưởng từ đào tạ được thỏa thuận? Mong LS tư vấn và hướng dẫn. Xin chân thành cảm ơn.