Luật Hợp Đồng

Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại có yếu tố nước ngoài

Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại có yếu tố nước ngoài được thực hiện khi một trong các bên hợp đồng vi phạm nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng. Phương thức giải quyết tranh chấp trong trường hợp này sẽ được thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng. Tuy nhiên, việc giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài có nhiều vấn đề phức tạp cần thật sự cẩn trọng trong quá trình giải quyết để bảo vệ tốt nhất quyền lợi. 

Tranh chấp hợp đồng thương mại có yếu tố nước ngoài

Tranh chấp hợp đồng thương mại có yếu tố nước ngoài

Các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài

Thương lượng

Thương lượng là hình thức giải quyết tranh chấp được các bên ưu tiên lựa chọ để giải quyết

Thương lượng là phương thức giải quyết thường được áp dụng trong giải quyết tranh chấp quốc tế, đó là việc các bên đương sự cùng trao đổi, thỏa thuận giải quyết tranh chấp. Kết quả của cuộc thương lượng là tranh chấp có thể giải quyết hoặc không.

Thương lượng được tiến hành bằng hai cách: Hai bên trực tiếp gặp nhau bàn bạc, thỏa thuận hoặc một bên gửi đơn khiếu nại cho bên kia và bên kia trả lời đơn khiếu nại.

Hòa giải

Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp giữa các bên thông qua vai trò của người thứ ba. Hòa giải có thể tiến thành bằng 02 cách:

  • Các bên tự thỏa thuận với nhau về hòa giải, cùng chỉ định hòa giải viên và tiến hành hòa giải mà không bắt buộc phải tuân theo một quy tắc hòa giải nào hết.
  • ác bên thỏa thuận hòa giải theo một quy tắc tố tụng của một tổ chức nghề nghiệp hay một tổ chức trọng tài nào đó, chẳng hạn như quy tắc hòa giải của Phòng thương mại quốc tế (ICC).

Trọng tài thương mại

Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại được các bên thỏa thuận và được tiến hành theo trình tự, thủ tục tố tụng theo quy tắc trọng tài được lựa chọn giải quyết. Hiện nay có các loại trọng tài sau: Trọng tài vụ việc và trọng tài thường trực.

Tòa án

Tòa án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại. Tòa án là giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của cơ quan tài phán Nhà nước. Do đó, các đương sự trong tranh chấp coi việc giải quyết tranh chấp của. Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Tòa án phải thực hiện theo trình tự, thủ tục đúng quy định pháp luật.

Trong hợp đồng, nếu các bên thỏa thuận khi có tranh chấp xảy ra sẽ do Trọng tài thương mại giải quyết tranh chấp. Thì khi có tranh chấp, các bên có thể khởi kiện yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại có yếu tố nước ngoài.

Tòa án Việt Nam sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại có yếu tố nước ngoài trong các trường hợp thuộc thẩm quyền chung và riêng biệt được quy định tại Điều 469 và Điều 470 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Theo đó, Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong những trường hợp sau đây:

  • Bị đơn là cá nhân cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam;
  • Bị đơn là cơ quan, tổ chức có trụ sở tại Việt Nam hoặc bị đơn là cơ quan, tổ chức có chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam đối với các vụ việc liên quan đến hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan, tổ chức đó tại Việt Nam;
  • Bị đơn có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam;
  • Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở Việt Nam, đối tượng của quan hệ đó là tài sản trên lãnh thổ Việt Nam hoặc công việc được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam;
  • Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc có trụ sở, nơi cư trú tại Việt Nam.

Những vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài sau đây thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án Việt Nam:

  • Vụ án dân sự đó có liên quan đến quyền đối với tài sản là bất động sản có trên lãnh thổ Việt Nam;
  • Vụ án dân sự khác mà các bên được lựa chọn Tòa án Việt Nam để giải quyết theo pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và các bên đồng ý lựa chọn Tòa án Việt Nam.

Sau khi xác định được Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết rồi thì áp dụng quy định về thẩm quyền Tòa án theo Chương III Bộ luật Tố tụng dân sự để xác định xem Tòa án nơi nào trên lãnh thổ Việt Nam có thẩm quyền giải quyết.

>>Xem thêm: Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Thương Mại Quốc Tế

Thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài bằng trọng tài thương mại

Theo quy định tại Luật Trọng tài thương mại 2010, khi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài các bên thực hiện theo trình tự sau

  1. Bước 1: Nộp đơn khởi kiện. Tại Trung tâm trọng tài, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện gửi đến Trung tâm trọng tài. Giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện và gửi cho bị đơn. Kèm theo đơn phải có thỏa thuận trọng tài, bản chính hoặc bản sao các tài liệu liên quan.
  2. Bước 2: Bị đơn nộp bản tự bảo vệ. Theo Điều 35 Luật Luật Trọng tài thương mại 2010, Đối với vụ tranh chấp được giải quyết tại Trung tâm trọng tài, bị đơn phải gửi cho Trung tâm trọng tài bản tự bảo vệ. Đối với tranh chấp giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, bị đơn phải gửi cho nguyên đơn và Trọng tài viên bản tự bảo vệ, tên và địa chỉ của người chọn làm Trọng tài viên.
  3. Bước 3: Thành lập hội đồng trọng tài: Theo Điều 39 Luật Luật Trọng tài thương mại 2010, thành phần Hội đồng trọng tài gồm một hoặc nhiều Trọng tài viên theo sự thỏa thuận của các bên.
  4. Bước 4: Hòa giải: Theo Điều 58 Luật Luật Trọng tài thương mại 2010, Hội đồng trọng tài hòa giải để các bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp. Sau đó lập biên bản hoà giải thành có chữ ký của các bên và xác nhận của các Trọng tài viên. Rồi ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên.
  5. Bước 5: Tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp: Theo Điều 55 Luật Trọng tài thương mại 2010, phiên họp được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
  6. Bước 6: Hội đồng trọng tài ra phán quyết: Biểu quyết theo nguyên tắc đa số, nếu không đạt được đa số thì phán quyết trọng tài được lập theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng trọng tài theo Điều 60 Luật Luật Trọng tài thương mại 2010.

Luật áp dụng để giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài

Nếu các bên thỏa thuận chọn Trọng tài thương mại để giải quyết thì luật áp dụng để giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại có yếu tố nước ngoài được xác định như sau:

Theo Điều 14 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì: Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn; nếu các bên không có thỏa thuận về luật áp dụng thì Hội đồng trọng tài quyết định áp dụng pháp luật mà Hội đồng trọng tài cho là phù hợp nhất.

Trường hợp các bên chọ Tòa án để giải quyết thì theo Điều 683 Bộ luật Dân sự 2015: Các bên trong quan hệ hợp đồng được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều này. Trường hợp các bên không có thỏa thuận về pháp luật áp dụng thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng đó được áp dụng.

Do đó, khi có tranh chấp, Tòa án sẽ xác định dựa vào luật mà các bên thỏa thuận áp dụng.

Án phí khi giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài

Án phí khi giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại có yếu tố nước ngoài

Án phí giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại có yếu tố nước ngoài

Trường hợp Trọng tài giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại có yếu tố nước ngoài thì theo Điều 34 Luật trọng tài thương mại năm 2010 quy định:

  • Phí trọng tài do Trung tâm trọng tài ấn định. Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bởi Trọng tài vụ việc, phí trọng tài do Hội đồng trọng tài ấn định.
  • Bên thua kiện phải chịu phí trọng tài, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng trọng tài quy định khác hoặc Hội đồng trọng tài có sự phân bổ khác.

Trường hợp án phí sơ thẩm khi giải quyết bằng Tòa án thì áp dụng đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại có giá ngạch:

  • Từ 60.000.000 đồng trở xuống: 3.000.000 đồng
  • Từ trên 60.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng: 5% của giá trị tranh chấp
  • Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng: 20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng
  • Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng: 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng
  • Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng: 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng
  • Từ trên 4.000.000.000 đồng: 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng

Cơ sở pháp lý: Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội XIV.

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại có yếu tố nước ngoài

Luật sư tư vấn các vấn đề khi giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài:

  • Tư vấn điều khoản hợp đồng thương mại có yếu tố nước ngoài;
  • Tư vấn phương thức giải quyết tranh chấp thương mại;
  • Tư vấn thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại bằng Tòa án, thương lượng, hòa giải, trọng tài;
  • Luật sư tham gia giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài.

Tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài sẽ có thể dẫn đến sự thiệt hại nghiêm trọng cho các bên trong giao dịch. Vì vậy việc lựa chọn phù hợp phương thức giải quyết sẽ giúp các bên bảo vệ được quyền lợi hợp pháp, tiết kiệm chi phí, thời gian. Nếu cần tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế hãy liên hệ luật sư doanh nghiệp qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn tốt nhất.

4.9 (12 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 727 bài viết

2 thoughts on “Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại có yếu tố nước ngoài

    • Avatar
      Triệu Hiếu Khánh says:

      Chào bạn Phan Anh Tuấn,
      Cảm ơn bạn đã tin tưởng, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ email để bạn có thể gửi câu hỏi như sau: hieukhanh0397@gmail.com. Bạn vui lòng gửi vấn đề cần tư vấn qua địa chỉ email trên, chúng tôi sẽ trả lời bạn trong thời gian sớm nhất có thể.
      Trân trọng!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *