Luật Hợp Đồng

Giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc không ghi thời hạn

Giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc không ghi thời hạn là tình huống thường xuất hiện trong thực tế khi các bên trong hợp đồng không có thỏa thuận về thời hạn hợp đồng. Khi xảy ra tranh chấp về hợp đồng đặt cọc các bên sẽ có những phương án nào để giải quyết vấn đề. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết.

Tranh chấp hợp đồng đặt cọc không ghi thời hạn

Tranh chấp hợp đồng đặt cọc không ghi thời hạn

Hợp đồng đặt cọc có bắt buộc có điều khoản về thời hạn

Căn cứ Điều 328 và Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng đặt cọc là một loại hợp đồng cụ thể của hợp đồng dân sự, trong đó các bên thỏa thuận xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ khi đặt cọc.

Theo Điều 398 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nội dung của hợp đồng, các bên trong hợp đồng có thể thỏa thuận về nội dung của hợp đồng trong đó có thể có điều khoản về thời hạn thực hiện hợp đồng nhưng đây không phải điều khoản bắt buộc có trong hợp đồng.

Do đó, hợp đồng đặt cọc không bắt buộc phải có điều khoản về thời hạn nếu các bên không có thỏa thuận về điều này.

>>> Xem thêm: Hợp đồng đặt cọc mua nhà mới nhất năm 2024

Hướng xử lý khi hợp đồng đặt cọc không ghi thời hạn

Khi hợp đồng đặt cọc không có ghi thời hạn thì một trong các bên hợp đồng có thể chọn một trong các hướng xử lý sau:

Cách 1: Các bên thỏa thuận về thời hạn đặt cọc

Trên tinh thần đôi bên cùng có lợi, tự nguyện thỏa thuận, thiện chí; khi hợp đồng đặt cọc không có thỏa thuận thời hạn, các bên trong hợp đồng có thể cùng nhau thỏa thuận bổ sung thực hiện hợp đồng đặt cọc để đảm quyền và lợi ích của các bên, đặc biệt hạn chế xảy ra tranh chấp sau này.

Cách 2: Gửi thông báo cho bên có nghĩa vụ

Theo khoản 3 Điều 278 Bộ luật Dân sự 2015 thì Trường hợp không xác định được thời hạn thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại khoản 1 Điều Điều 278, Bộ luật Dân sự 2015 thì mỗi bên có thể thực hiện nghĩa vụ hoặc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ vào bất cứ lúc nào nhưng phải thông báo cho bên kia biết trước một thời gian hợp lý.

Theo quy định trên và nguyên tắc thiện chí của pháp luật dân sự, khi hợp đồng đặt cọc không ghi thời hạn thì mỗi bên có thể thực hiện nghĩa vụ hoặc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ vào bất cứ lúc nào nhưng phải thông báo cho bên kia biết trước một thời gian hợp lý.

Việc thông báo cho bên đặt cọc theo một trong hai phương thức như sau:

  • Gửi qua đường bưu điện để bảo đảm có hồi báo, có ngày gửi theo dấu của bưu điện.
  • Thuê thừa phát lại lập vi bằng về việc gửi thông báo đề nghị.

Cách 3: Khởi kiện tại Tòa án

Căn cứ thẩm quyền theo loại việc của Tòa án quy định tại Điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 và quy định tại Điều 186 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì trường hợp một trong các bên trong Hợp đồng đặt cọc nhận thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình đang bị xâm phạm thì có thể thực hiện khởi kiện ra Tòa án để giải quyết tranh chấp.

Ví dụ trong trường hợp một trong các bên đã gửi thông báo cho bên còn lại về việc thỏa thuận lại thời hạn trong hợp đồng nhưng bên còn lại không phản hồi hoặc cố tình né tránh không thực hiện thì bên kia sẽ thực hiện khởi kiện. Khi khởi kiện thì cung cấp thông tin về việc bên còn lại không chịu thỏa thuận lại hoặc cố tình né tránh không thực hiện hợp đồng cho Tòa án để chứng minh mình đang bị xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp.

>>> Xem thêm: Hợp Đồng Hợp Đồng Đặt Cọc, Thuê, Mua Bán

Hợp đồng đặt cọc không ghi thời hạn

Hợp đồng đặt cọc không ghi thời hạn

Thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc không ghi thời hạn

Hồ sơ khởi kiện

Căn cứ theo quy định tại khoản 4, 5 Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, hồ sơ khởi kiện gồm:

  • Đơn khởi kiện được quy định tại Mẫu số 23-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao);
  • Các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp (hợp đồng đặt cọc, các văn bản thỏa thuận gia hạn đặt cọc….);
  • Căn cước công dân/hộ chiếu (có chứng thực hoặc công chứng), nếu người khởi kiện là cá nhân;
  • Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn khởi kiện (ghi rõ số lượng bản chính, bản sao).

>>> Xem thêm: Tranh chấp hợp đồng đặt cọc có được bồi thường thiệt hại không?

Thủ tục khởi kiện

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, người khởi kiện tranh chấp hợp đồng đặt cọc không ghi thời hạn sẽ thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền

Đương sự nộp đơn khởi kiện kèm theo các giấy tờ đã được đề cập ở trên đến Tòa án để yêu cầu giải quyết bằng các phương thức sau đây:

  • Nộp trực tiếp tại Tòa án;
  • Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
  • Gửi trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia (nếu có).

Bước 2: Tòa án xem xét đơn và thông báo nộp tiền tạm ứng án phí

  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
  • Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.
  • Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.

Bước 3: Thụ lý đơn khởi kiện

Căn cứ Điều 195 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, khi xét thấy hồ sơ khởi kiện đầy đủ và vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán sẽ ra thông báo cho người khởi kiện thực hiện thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí

Bước 4: Thông báo thụ lý vụ án

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho nguyên đơn, bị đơn, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án.

Bước 5: Chuẩn bị xét xử

Căn cứ Điều 203 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, quy định: Thời hạn chuẩn bị xét xử là 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử thực hiện các công việc sau:

  • Lập hồ sơ vụ án theo quy định tại Điều 198 của Bộ luật này
  • Xác định tư cách đương sự, người tham gia tố tụng khác;
  • Xác định quan hệ tranh chấp giữa các đương sự và pháp luật cần áp dụng;
  • Làm rõ những tình tiết khách quan của vụ án;
  • Xác minh, thu thập chứng cứ theo quy định của Bộ luật này;
  • Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
  • Tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn;
  • Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật này.

Trong thời hạn chuẩn bị xét xử, tùy từng trường hợp, Thẩm phán ra một trong các quyết định sau đây: Công nhận sự thỏa thuận giữa các đương sự, Tạm đình chỉ giải quyết vụ án; Đình chỉ giải quyết vụ án; Đưa vụ án ra xét xử.

Bước 6: Xét xử sơ thẩm vụ án

Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án sẽ mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.

Bước 7: Ra bản án giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc không ghi thời hạn

Bước 8: Kháng cáo, kháng nghị (nếu có)

Theo quy định của Điều 270, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì Tòa án cấp phúc thẩm trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị.

Thời hạn kháng cáo bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án

  • Đối với đương sự không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.
  • Đối với trường hợp đương sự đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên án.

Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc không ghi thời hạn

Chuyên Tư Vấn Luật xin gửi đến bạn đọc dịch vụ luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc không ghi thời hạn như sau:

  • Tư vấn về phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc không ghi thời hạn: Thương lượng, hòa giải, khởi kiện;
  • Tư vấn, phân tích các tài liệu chứng cứ có lợi, bất lợi cho khách hàng khi giải quyết tranh chấp tại Tòa án;
  • Tư vấn về hồ sơ, quy trình giải quyết tranh chấp hợp đồng tại Tòa án;
  • Cung cấp các mẫu đơn, hỗ trợ soạn thảo đơn từ và các văn bản có liên quan trong quá trình giải quyết tranh chấp
  • Tư vấn về cách tính thời hạn, thời hiệu giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc;
  • Tư vấn xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc;
  • Hỗ trợ soạn đơn khởi kiện và các văn bản, tài liệu khác có liên quan phục vụ giải quyết tranh chấp
  • Luật sư tham gia làm việc với cơ quan có thẩm quyền và tham gia tranh tụng để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng
  • Tư vấn các vấn đề khác có liên quan đến tranh chấp hợp đồng đặt cọc không ghi thời hạn.

Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc không ghi thời hạn

Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc không ghi thời hạn

Pháp luật hiện hành không quy định bắt buộc điều khoản về thời hạn trong hợp đồng đặt cọc. Tuy nhiên việc thực hiện hợp đồng phải trong một khoảng thời gian hợp lý để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Trên đây, Chuyên tư vấn Luật đã cung cấp một số thông tin về giải quyết tranh chấp giao dịch bảo đảm, nếu bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào khác vui lòng liên hệ hotline 1900.63.63.87 để được luật sư dân sự tư vấn.

Bài viết liên quan có thể bạn quan tâm:

4.9 (20 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 783 bài viết