Luật Hợp Đồng

Giải quyết tranh chấp bảo hiểm hàng hóa – Chuyên tư vấn luật

Bảo hiểm hàng hóa là loại thỏa thuận được sử dụng phổ biến hiện nay. Bảo hiểm hàng hóa ra đời giúp giảm bớt phần nào gánh nặng thiệt hại về tài sản của các bên khi xảy ra các rủi ro không mong muốn, tuy nhiên đi kèm với điều đó, chính là các tranh chấp hợp đồngbản án trong thực tiễn liên quan đến bảo hiểm hàng hóa cũng rất phức tạp. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc các thông tin pháp lý về giải quyết tranh chấp bảo hiểm hàng hóa.

Tranh chấp bảo hiểm hàng hóaTranh chấp bảo hiểm hàng hóa

Quy định pháp luật về bảo hiểm hàng hóa

Bảo hiểm là thuật ngữ không còn quá xa lạ trong đời sống hiện nay. Tuy nhiên Bộ luật Dân sự 2015 hay Luật Thương mại 2005 không đề cập cụ thể đến nội dung này.

Định nghĩa bảo hiểm được hiểu là một cam kết về mặt kinh tế khi đó người được hưởng bảo hiểm phải có trách nhiệm phải đóng một khoản tiền (phí bảo hiểm) cho đối tượng bảo hiểm theo các điều kiện đã được quy định. Ngược lại, người bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường những tổn thất của đối tượng bảo hiểm do các rủi ro được bảo hiểm gây nên.

Theo đó, từ định nghĩa nêu trên, bảo hiểm hàng hóa là một cam kết bồi thường trong đó người bảo hiểm sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm khi hàng hóa vận chuyển bị tổn thất, hư hỏng do rủi ro gây ra (được quy định trong hợp đồng bảo hiểm). Ngược lại, người hưởng bảo hiểm phải trả một khoản phí gọi là phí bảo hiểm.

Các rủi ro khi thực hiện hợp đồng bảo hiểm hàng hóa

Trên thực tế cho thấy, khi các hoạt động mua bán hàng hóa, vận chuyển hàng hóa…được diễn ra chắc chắn sẽ không tránh khỏi những tình huống rủi ro, kể cả nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Có thể kể đến các nguyên nhân như: do sự cố về máy móc vận chuyển, do thời tiết xấu, ảnh hưởng bởi dịch bệnh, hàng hóa bị cháy nổ, chậm trễ ở thủ tục hải quan, vận chuyển nhầm đường đi…

Các rủi ro là thứ không thể dự đoán trước được, cho nên lúc này các bên cần có sự thỏa thuận về bảo hiểm hàng hóa. Tất nhiên rằng, bảo hiểm hàng hóa sẽ không thể ngăn chặn hay tránh được các rủi ro nhưng bảo hiểm hàng hóa sẽ bớt đi phần nào những thiệt hại tổn thất.

Hợp đồng bảo hiểm hàng hóaChứng từ khi thực hiện dịch vụ bảo hiểm hàng hóa

Các phương thức giải quyết tranh chấp bảo hiểm hàng hóa

Thương lượng

Đây là phương thức giải quyết được ưu tiên lựa chọn đầu tiên khi có tranh chấp xảy ra.

Phương thức này dễ thực hiện vì các bên chỉ cần trao đổi thông qua văn bản hay lời nói để nhằm mục đích đi đến một thống nhất chung. Đây được xem như là phương pháp giải quyết tranh chấp được khuyến khích sử dụng vì ít tốn kém nhất mà vẫn đảm bảo không có sự can thiệp từ phía bên thứ ba.

Hòa giải

Phương pháp hòa giải thương mại được đánh giá là phương pháp được khá nhiều bên lựa chọn khi muốn giải quyết tranh chấp vì với lý do thủ tục đơn giản, linh hoạt, tiết kiệm thời gian, chi phí của các bên.

Thủ tục tiến hành hòa giải thương mại được ghi nhận ở Điều 14 Nghị định 22/2017/NĐ-CP:

  • Các bên lựa chọn Quy tắc hòa giải của tổ chức hòa giải thương mại để hòa giải hoặc tự thỏa thuận trình tự, thủ tục hòa giải. Hòa giải viên thương mại tiến hành hòa giải theo trình tự, thủ tục phù hợp với tình tiết vụ việc và được các bên chấp thuận khi các bên không có thỏa thuận.
  • Tranh chấp có thể do một hoặc nhiều hòa giải viên tiến hành.
  • Bất kỳ thời điểm nào trong quá trình hòa giải, hòa giải viên đều có quyền đưa ra đề xuất nhằm giải quyết tranh chấp.
  • Địa điểm, thời gian hòa giải được các bên thỏa thuận hoặc theo lựa chọn của hòa giải viên nếu các bên không có thỏa thuận.

Kết quả hòa giải thành được lập thành văn bản, có hiệu lực thi hành đối với các bên theo quy định. Kết quả hòa giải không thành, các bên có quyền tiếp tục hòa giải hoặc yêu cầu Tòa án hay Trọng tài giải quyết tranh chấp.

CSPL: Điều 14, khoản 1, 4 Điều 15 Nghị định 22/2017/NĐ-CP Về hòa giải thương mại.

Khởi kiện tại tòa án

Căn cứ theo Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) 2015, tranh chấp bảo hiểm hàng hóa thuộc loại tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án theo khoản 3 Điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Thẩm quyền giải quyết theo cấp: Tòa án nhân dân cấp huyện (Điểm b Khoản 1 Điều 35 BLTTDS 2015).

Thẩm quyền giải quyết theo lãnh thổ: căn cứ theo quy định tại Điều 39 BLTTDS 2015 để xác định cụ thể tòa án nơi nào có thẩm quyền giải quyết.

Giải quyết bằng trọng tài thương mại

Việc lựa chọn giải quyết tranh chấp tại trọng tài thương mại cũng là một trong các phương thức giải quyết tranh chấp phổ biến. Thay vì lựa chọn tại tòa, thì việc lựa chọn khởi kiện tại các trung tâm trọng tài sẽ mang tính chủ động hơn và nhanh chóng hơn.

Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại được thực hiện theo quy định tại Luật Trọng tài thương mại 2010.

Giải quyết tranh chấp bảo hiểm hàng hóa

Giải quyết tranh chấp bảo hiểm hàng hóa

Thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp bảo hiểm hàng hóa

Các bên có thể khởi kiện giải quyết tranh chấp bảo hiểm hàng hóa tại tòa án hay trọng tài thương mại tùy theo nguyện vọng và sự thỏa thuận của các bên.

  •  Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện, nội dung hồ sơ khởi kiện phải tuân thủ theo quy định tại Khoản 4 Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Mẫu đơn khởi kiện theo mẫu số 23-DS tại Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành ngày 13/01/2017.

Bên cạnh đó, đương sự cần kèm theo các chứng cứ, tài liệu liên quan đến tranh chấp khi nộp đơn khởi kiện. (khoản 5 Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015)

  • Khởi kiện tại Tòa án nhân dân.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 191 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.

Sau đó, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán sẽ xem xét đơn và đưa ra quyết định theo Khoản 3 Điều 191 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

  • Khởi kiện tại Trọng tài thương mại

Các bên nộp đơn khởi kiện đến trọng tài thương mại. Sau khi Hội đồng trọng tài được thành lập, Hội đồng sẽ tiến hành xem xét, giải quyết tranh chấp.

Khi các bên có thể tự hòa giải tranh chấp thì Hội đồng sẽ ra quyết định hòa giải thành, nếu trường hợp hòa giải không thành thì Hội đồng trọng tài sẽ giải quyết và đưa ra phán quyết cuối cùng.

CSPL: Điều 38, 58, 60 Luật Trọng tài thương mại 2010.

Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp bảo hiểm hàng hóa

  • Tư vấn, giải đáp thắc mắc của Quý khách hàng các vấn đề về bảo hiểm hàng hóa.
  • Hướng dẫn, soạn thảo hợp đồng và các văn bản pháp lý liên quan đến bảo hiểm hàng hóa.
  • Đánh giá các mâu thuẫn trong quan hệ tranh chấp giữa các bên để đưa ra hướng giải quyết, cân bằng lợi ích, giảm thiểu các chi phí, thời gian và công sức của các bên.
  • Đại diện khách hàng tham gia thương lượng, hòa giải tranh chấp liên quan bảo hiểm hàng hóa.
  • Đại diện theo ủy quyền của khách hàng trong quá trình xét xử tại tòa án, trọng tài.

Bảo hiểm hàng hóa là một cam kết rủi ro trong quá trình vận chuyển có thể ảnh hưởng lớn đến hàng hóa. Những rủi ro này không ai có thể đoán trước được hết. Vì vậy, bảo hiểm là cần thiết đối trong việc giảm thiểu tổn thất mà những rủi ro gây ra cho hàng hóa. Nếu khách hàng cần được hướng dẫn cụ thể về tranh chấp bảo hiểm hàng hóa, hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.63.63.87 hoặc email: chuyentuvanluat@gmail.com để được Luật sư của Chuyên Tư Vấn Luật hướng dẫn. Xin cảm ơn.

4.5 (20 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 783 bài viết