Giải quyết tranh chấp bảo hành công trình xây dựng tại tòa là phương thức giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực xây dựng được lựa chọn phổ biến hiện nay. Quá trình xử lý các tranh chấp này đòi hỏi sự tuân thủ nghiêm ngặt quy định pháp luật xây dựng và tố tụng dân sự. Thời gian bảo hành công trình được quy định theo từng loại và cấp công trình cụ thể. Bài viết này Chuyên tư vấn luật sẽ giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn quy trình giải quyết tranh chấp này.
Giải quyết tranh chấp bảo hành công trình xây dựng tại tòa
Mục Lục
Quy định về bảo hành công trình xây dựng
Căn cứ Điều 125 Luật Xây dựng 2014 thì bảo hành công trình xây dựng được xác định như sau:
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm bảo hành công trình do mình thi công. Nhà thầu cung ứng thiết bị công trình, thiết bị công nghệ có trách nhiệm bảo hành thiết bị do mình cung cấp.
- Nội dung bảo hành công trình gồm khắc phục, sửa chữa, thay thế thiết bị hư hỏng, khiếm khuyết do lỗi của nhà thầu gây ra.
- Thời gian bảo hành công trình, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ được xác định theo loại, cấp công trình xây dựng và quy định của nhà sản xuất hoặc hợp đồng cung cấp thiết bị.
Các dạng tranh chấp bảo hành công trình xây dựng
Tranh chấp bảo hành công trình thường phát sinh trong các trường hợp sau:
Tranh chấp về phạm vi bảo hành:
- Nhà thầu từ chối bảo hành với lý do hư hỏng nằm ngoài trách nhiệm.
- Bất đồng về nguyên nhân gây ra sự cố công trình.
- Xung đột về việc xác định lỗi thuộc về thiết kế hay thi công.
Tranh chấp về thời hạn bảo hành:
- Nhà thầu không thực hiện bảo hành đúng thời hạn cam kết.
- Chậm trễ trong việc khắc phục sự cố.
- Bất đồng về thời điểm bắt đầu tính thời hạn bảo hành.
Tranh chấp về chi phí bảo hành:
- Mâu thuẫn về nguồn kinh phí thực hiện bảo hành.
- Tranh cãi về mức độ bồi thường thiệt hại.
- Bất đồng về chi phí thay thế thiết bị, vật tư.
Khởi kiện giải quyết tranh chấp bảo hành công trình xây dựng tại tòa
Thủ tục khởi kiện tranh chấp bảo hành công trình xây dựng được thực hiện theo quy định Phần II Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện
Hồ sơ khởi kiện tranh chấp bảo hành công trình bao gồm:
- Đơn khởi kiện theo mẫu 23-DS ban hành kèm Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP.
- Hợp đồng xây dựng và phụ lục hợp đồng (nếu có).
- Biên bản nghiệm thu, bàn giao công trình.
- Tài liệu chứng minh vi phạm hợp đồng bảo hành công trình xây dựng.
- Văn bản trao đổi giữa các bên.
- Tài liệu, chứng cứ có liên quan.
Nộp hồ sơ
Người khởi kiện sẽ nộp đơn đến Tòa án có thẩm quyền. Căn cứ khoản 1 Điều 30, điểm a khoản 1 Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì Tòa án cấp huyện nơi bị đơn cư trú giải quyết sơ thẩm. Trừ trường hợp tranh chấp bảo hành có yếu tố nước ngoài.
Người khởi kiện có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tòa án hoặc gửi bưu điện.
Giải quyết tranh chấp bảo hành công trình xây dựng tại tòa
Xử lý đơn khởi kiện
Khi tiếp nhận đơn khởi kiện, Tòa án sẽ thực hiện công việc sau:
- Chánh án phân công thẩm phán xem xét đơn khởi kiện. Thời hạn phân công trong 3 ngày làm việc kể từ khi nhận đơn.
- Thẩm phán xem xét tính hợp lệ, thẩm quyền giải quyết của Tòa án để ra quyết định giải quyết đơn. Thời hạn xem xét đơn là 5 ngày làm việc kề từ khi được phân công.
- Nếu xét thấy đơn khởi kiện hợp lệ, Thẩm phán ra thông báo tạm ứng án phí (nếu có). Thông báo này được gửi đến người khởi kiện.
Thụ lý đơn
Đối với trường hợp người khởi kiện được miễn tạm ứng án phí thì Thẩm phán ra thông báo thụ lý vụ án khi xác định hồ sơ hợp lệ thuộc thẩm quyền giải quyết.
Trường hợp người khởi kiện nhận được thông báo nộp tạm ứng án phí thì Thẩm phán ra thông báo thụ lý khi nhận được biên lai nộp tạm ứng. Người khởi kiện có 7 ngày kể từ ngày nhận thông báo để nộp biên lai tạm ứng án phí đến Tòa án.
>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp bảo hành nhà chung cư sau bàn giao
Giải quyết vụ án
Sau khi vụ án được thụ lý, Tòa án sẽ tiến hành các thủ tục tố tụng theo quy đinh.
Thẩm phán tiến hành nghiên cứu hồ sơ, thu thập, xác minh tài liệu chứng cứ. Trong giai đoạn này, Thẩm phán mở phiên họp về việc kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.
Đối với tranh chấp bảo hành công trình nếu không thuộc trường hợp tại Điều 207 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì sẽ được tiến hành hòa giải tại tòa.
Tham gia buổi hòa giải, các bên được trình bày quan điểm và đưa ra phương án giải quyết phù hợp. Nếu các bên thống nhất hòa giải thành, Tòa án sẽ ra quyết định công nhận hòa giải thành. Trường hợp hòa giải không thành, Tòa án sẽ ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo quy định.
Phiên tòa sơ thẩm sẽ được tiến hành theo nội dung trong Quyết định đưa vụ án ra xét xử. Tại phiên tòa, các bên được tiến hành xét hỏi, tranh luận bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.
Giai đoạn sơ thẩm sẽ kết thúc khi Hội đồng xét xử ban hành quyết định hoặc bản án giải quyết vụ án.
Trường hợp không đồng ý quyết định giải quyết vụ án của Tòa thì đương sự có quyền kháng cáo theo quy định.
>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp phát sinh khi nghiệm thu bàn giao công trình
Dịch vụ giải quyết tranh chấp bảo hành công trình xây dựng
Dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp tại Chuyên tư vấn luật sẽ giúp giải quyết tranh chấp bảo hành công trình xây dựng nhanh chóng, hiệu quả. Phạm vi dịch vụ bao gồm nhưng không giới hạn:
- Tư vấn pháp lý về quyền và nghĩa vụ bảo hành công trình xây dựng.
- Phân tích nội dung hợp đồng, điều khoản bảo hành công trình xây dựng.
- Hỗ trợ đàm phán, thương lượng khi giải quyết tranh chấp bảo hành công trình xây dựng.
- Tư vấn đề xuất phương án giải quyết tranh chấp phù hợp và hiệu quả.
- Hướng dẫn thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền lợi hợp pháp.
- Đại diện thực hiện thủ tục khởi kiện tại Tòa án thẩm quyền.
- Tham gia tố tụng bảo vệ quyền lợi đương sự trong vụ án
Giải quyết tranh chấp bảo hành công trình xây dựng đòi hỏi am hiểu sâu sắc về pháp luật xây dựng và kinh nghiệm xử lý tranh chấp. Chuyên tư vấn luật với đội ngũ luật sư chuyên nghiệp sẵn sàng hỗ trợ Quý khách trong mọi giai đoạn giải quyết tranh chấp. Liên hệ ngay hotline 1900636387 để được tư vấn chi tiết về phương án bảo vệ quyền lợi hiệu quả nhất.