Luật Hợp Đồng

Điều kiện để dữ liệu điện tử trở thành chứng cứ trong vụ án dân sự

Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những tài liệu, những tình tiết có thật tồn tại một cách khách quan được đương sự và cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp cho Tòa án hoặc Tòa án tự mình thu thập theo quy định của pháp luật. Vây điều kiện để dữ liệu điện tử trở thành chứng cứ trong vụ án dân sự là gì?  Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc các thông tin liên quan. Chứng cứ trong vụ án dân sự

Chứng cứ trong vụ án dân sự

>>>Xem thêm: Nguyên tắc xác định chứng cứ trong tố tụng dân sự

Đặc điểm của chứng cứ điện tử

Ngoài những đặc điểm của chứng cứ truyền thống, chứng cứ điện tử có một số đặc điểm riêng:

  • Không thể nhìn thấy bằng mắt thường: Chứng cứ điện tử được tìm thông qua các lệnh, đôi khi chúng được tìm thấy ở những nơi mà các chuyên gia mới có thể tìm kiếm hoặc ở những nơi chỉ có thể tiếp cận bằng các công cụ đặc biệt.
  • Dễ bị ẩn hay biến mất: Một số thiết bị và một số điều kiện nhất định bộ nhớ máy tính (dữ liệu chứa chứng cứ) có thể bị đè (hoặc thay đổi) bởi chức năng hoặc hoạt động thông thường của thiết bị. Điều này có thể do sự dừng đột ngột của hệ thống hay do cài đặt thông tin mới đè lên thông tin cũ do thiếu dung lượng bộ nhớ hay có thể yếu tố môi trường như nhiệt độ cao, ẩm ướt làm hỏng bộ nhớ lưu trữ.
  • Có thể bị thay đổi hoặc bị phá hủy: Trong quá trình sử dụng thông thường, các thiết bị điện tử luôn thay đổi trạng thái bộ nhớ của chúng theo yêu cầu của người sử dụng trong quá trình cập nhật dữ liệu hay lưu các thay đổi hay do quá trình cập nhật tự động dữ liệu của hệ điều hành thiết bị.
  • Tính nguyên bản: Dữ liệu điện tử có thể được sao chép vô thời hạn với bản sao giống hệt như bản gốc. Tức là, mặc dù bản sao nhưng vẫn có thể xem là chứng cứ bởi mang đầy đủ các đặc tính nguyên bản của bản gốc.

Điều kiện để dữ liệu điện tử có thể làm chứng cứ trong vụ án dân sự

Đảm bảo điều kiện về tính toàn vẹn và thông điệp điện tử

Theo quy định của Luật Giao dịch điện tử 2005, thông điệp dữ liệu có giá trị như bản gốc và có giá trị chứng cứ khi đáp ứng được các điều kiện sau đây:

  • Nội dung của thông điệp dữ liệu được bảo đảm toàn vẹn kể từ khi được khởi tạo lần đầu tiên dưới dạng một thông điệp dữ liệu hoàn chỉnh. Nội dung của thông điệp dữ liệu được xem là toàn vẹn khi nội dung đó chưa bị thay đổi, trừ những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình gửi, lưu trữ hoặc hiển thị thông điệp dữ liệu;
  • Nội dung của thông điệp dữ liệu có thể truy cập và sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết.”

Điều 14 Luật Giao dịch điện tử 2005 nhấn mạnh “Thông điệp dữ liệu có giá trị làm chứng cứ”

  • Thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị dùng làm chứng cứ chỉ vì đó là một thông điệp dữ liệu.
  • Giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu được xác định căn cứ vào độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ liệu; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác.”

Đảm bảo điều kiện về tính toàn vẹn đối với thông tin trích xuất

Đối với thông tin trích xuất từ trang thông tin điện tử, theo Điều 23 Luật Công nghệ Thông tin (có hiệu lực ngày 01/01/2007) thì tổ chức, cá nhân có quyền thiết lập trang thông tin điện tử theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm quản lý nội dung và hoạt động trang thông tin điện tử của mình. Như vậy, với các căn cứ pháp lý được viện dẫn như trên, chúng ta có thể rút được 3 kết luận quan trọng sau:

  • Thông điệp dữ liệu có giá trị như văn bản pháp lý thông thường.
  • Thông điệp dữ liệu có giá trị như văn bản gốc nếu nó được bảo đảm toàn vẹn từ khi khởi tạo lần đầu, được lưu trữ và có thể truy cập được.
  • Thông điệp dữ liệu có giá trị làm chứng cứ.

Từ các kết luận trên, trường hợp doanh nhân muốn cung cấp là thông điệp dữ liệu làm chứng cứ để cơ quan tài phán xem xét giải quyết một vụ tranh chấp, thì việc cung cấp đó phải đảm bảo 2 yêu cầu:

  • Thông điệp dữ liệu được in ra thành văn bản.
  • Thông điệp dữ liệu gốc được lưu trữ trong CD, USB kèm đường dẫn để truy cập khi cần thiết (nếu là email cá nhân thì thông điệp dữ liệu đó phải được bảo toàn nguyên vẹn trong hộp thư – inbox).

>>>Xem thêm: Mức hình phạt đối với tội lừa đảo qua mạng

Đảm bảo các thuộc tính của chứng cứ

Đặc điểm của chứng cứ điện tử theo quy định của pháp luật

Đặc điểm của chứng cứ điện tử theo quy định của pháp luật

Để dữ liệu điện tử được sử dụng làm chứng cứ thì cần thiết phải đảm bảo những thuộc tính sau:

  • Tính khách quan: Dữ liệu này có thật, tồn tại khách quan, có nguồn gốc rõ ràng, không bị làm cho sai lệch, biến dạng; đã được tìm thấy và đang lưu trên máy tính, điện thoại di động, email, USB, tài khoản trên mạng, trên máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP), đang truyền trên mạng…
  • Tính hợp pháp: Chứng cứ phải được thu thập đúng quy định của pháp luật, sử dụng công nghệ được pháp luật công nhận. 
  • Tính liên quan của chứng cứ: Dữ liệu thu được có liên quan đến hành vi phạm tội, đối tượng phạm tội, nạn nhân, hậu quả…, được sử dụng để xác định các tình tiết của vụ án. 

Biên bản khám nghiệm hiện trường, khám xét, niêm phong, ghi lời khai, bản tường trình phải thể hiện được ba thuộc tính của dữ liệu. Đối tượng phải ký vào tất cả các bản in trên giấy, ảnh, đĩa CD/VCD ghi dữ liệu điện tử, xác nhận về nội dung, hình thức và nguồn gốc tài liệu có liên quan đến vụ án. Đây cũng là điều kiện phải có để chuyển hóa chứng cứ thu được trong giai đoạn trinh sát và xác lập chứng cứ, chuyển dữ liệu điện tử có liên quan thành những văn bản, bút lục, tang vật có thể sử dụng làm chứng cứ.

>>>Xem thêm: Tin nhắn chụp màn hình có được xem là chứng cứ?

Thông tin liên hệ Luật sư

Thông tin liên hệ Luật sư Chuyên tư vấn luật

Thông tin liên hệ Luật sư Chuyên tư vấn luật

Chuyên tư vấn luật nhận hỗ trợ, hướng dẫn trợ giúp pháp luật trực tuyến qua các hình thức như sau:

  • E-mai: chuyentuvanluat@gmail.com.
  • Tổng đài điện thoại: 1900.63.63.87
  • ZALO: 0939 846 973
  • FACEBOOK: Chuyên Tư Vấn Pháp Luật
  • TRỤ SỞ CÔNG TY: Tầng 14 Tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, quận 3, TP.HCM
  • Văn phòng Quận 1: Tầng trệt, Tòa nhà Packsimex, 52 Đông Du, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM
  • Văn Phòng kho: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Bình Thạnh, TP.HCM

Trên đây là một số tư vấn sơ lược về Điều kiện để dữ liệu điện tử trở thành chứng cứ trong vụ án dân sự. Để tìm hiểu các vấn đề pháp lý liên quan về lĩnh vực lao động quý khách có thể truy cập TƯ VẤN LUẬT HỢP ĐỒNG để tham khảo một cách chi tiết và kịp thời nhất, đồng thời bạn đọc vui lòng liên hệ qua số HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn và hỗ trợ. Xin cảm ơn! 

5 (18 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 724 bài viết