Quảng cáo mỹ phẩm là một trong những phương thức giúp các cá nhân, tổ chức kinh doanh mặt hàng này có thể giới thiệu sản phẩm mỹ phẩm đến với người tiêu dùng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Vì vậy, ký hợp đồng dịch vụ quảng cáo mỹ phẩm là cách thức thức phổ biến nhất. Vậy, có các điều khoản cơ bản nào trong hợp đồng dịch vụ quảng cáo mỹ phẩm?
Điều khoản cơ bản trong hợp đồng dịch vụ quảng cáo mỹ phẩm
>>> Xem thêm: Điều khoản thanh toán trong hợp đồng dịch vụ
Mục Lục
Thông tin các bên tham gia hợp đồng
Đối với cá nhân, thông tin giao kết bao gồm nhưng không giới hạn:
- Họ và tên;
- Số CMND/CCCD/Hộ chiếu;
- Hộ khẩu thường trú/Địa chỉ liên hệ;
- Điện thoại/Fax;
- Tài khoản ngân hàng.
Đối với tổ chức, thông tin giao kết bao gồm nhưng không giới hạn:
- Tên doanh nghiệp;
- Địa chỉ;
- Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế;
- Người đại diện theo pháp luật, chức vụ;
- Điện thoại/Fax;
- Địa chỉ Email.
Nội dung công việc
Hai bên thỏa thuận về việc một bên sẽ cung cấp dịch vụ quảng cáo mỹ phẩm cho bên còn lại. Các bên có thể liệt kê các loại mỹ phẩm cần được quảng cáo và yêu cầu chung đối với việc quảng cáo mỹ phẩm.
Phí dịch vụ và phương thức thanh toán
Theo quy định tại Điều 519 Bộ luật Dân sự 2015, các bên có quyền tự thỏa thuận phí dịch vụ và phương thức thanh toán. Các bên có thể ký kết Phụ lục hợp đồng để quy định chi tiết phí dịch vụ của từng loại hình quảng cáo và thời gian thanh toán cho từng loại hình quảng cáo cho sản phẩm mỹ phẩm.
Quyền và nghĩa vụ của các bên
Quyền và nghĩa vụ của các bên
Quyền và nghĩa vụ của bên kinh doanh dịch vụ quảng cáo
Bên kinh doanh dịch vụ quảng cáo có các quyền sau:
- Quyết định hình thức và phương thức kinh doanh dịch vụ quảng cáo;
- Được bên cần quảng cáo cung cấp thông tin trung thực, chính xác về tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, mỹ phẩm được quảng cáo và các tài liệu liên quan đến điều kiện quảng cáo;
- Tham gia ý kiến trong quá trình xây dựng quy hoạch quảng cáo của địa phương và được cơ quan có thẩm quyền về quảng cáo của địa phương thông tin về quy hoạch quảng cáo ngoài trời;
- Yêu cầu thẩm định sản phẩm quảng cáo mỹ phẩm.
Bên kinh doanh dịch vụ quảng cáo có các nghĩa vụ sau:
- Hoạt động theo đúng phạm vi, lĩnh vực đã được quy định trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và tuân thủ quy định của pháp luật về quảng cáo;
- Kiểm tra các tài liệu liên quan đến điều kiện quảng cáo của tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa mỹ phẩm cần quảng cáo và thực hiện thủ tục có liên quan theo hợp đồng dịch vụ quảng cáo;
- Chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo do mình trực tiếp thực hiện;
- Cung cấp tài liệu liên quan đến sản phẩm quảng cáo.
Căn cứ Điều 113 và Điều 114 Luật Thương mại 2005 và Điều 13 Luật Quảng cáo 2012 (sửa đổi bổ sung năm 2018).
Quyền và nghĩa vụ của bên thuê quảng cáo
Bên cần được quảng cáo có các quyền sau:
- Lựa chọn người phát hành quảng cáo thương mại, hình thức, nội dung, phương tiện, phạm vi và thời gian quảng cáo thương mại
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại.
Bên cần được quảng cáo có các nghĩa vụ sau:
- Cung cấp cho bên kinh doanh dịch vụ quảng cáo hoặc người phát hành quảng cáo thông tin cần thiết, trung thực, chính xác về cơ quan, tổ chức, cá nhân, sản phẩm mỹ phẩm, các tài liệu liên quan đến điều kiện quảng cáo và chịu trách nhiệm về các thông tin đó;
- Bảo đảm chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phù hợp với nội dung quảng cáo;
- Chịu trách nhiệm về sản phẩm mỹ phẩm quảng cáo của mình trong trường hợp trực tiếp thực hiện quảng cáo trên các phương tiện; liên đới chịu trách nhiệm về sản phẩm mỹ phẩm quảng cáo trong trường hợp thuê người khác thực hiện;
- Cung cấp tài liệu liên quan đến sản phẩm mỹ phẩm quảng cáo khi người tiếp nhận quảng cáo hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
- Trả thù lao dịch vụ quảng cáo thương mại và các chi phí hợp lý khác
Căn cứ: Điều 111 và 112 Luật Thương mại 2005
Cam kết bảo mật thông tin
Cam kết bảo mật thông tin
- Các bên cam kết không tiết lộ thông tin trực tiếp hay gián tiếp về các phần mềm, dữ liệu, quy trình kỹ thuật, nghiệp vụ liên quan đến dịch vụ của công ty quảng cáo; một phần hay toàn bộ nội dung của hợp đồng cũng như các Phụ lục (nếu có); thông tin về hoạt động kinh doanh và các thông tin liên quan đến khách hàng sử dụng dịch vụ của công ty quảng cáo cho bất kỳ một bên thứ ba hoặc bên nào khác, trừ trường hợp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc được sự đồng ý bằng văn bản của bên kia.
- Các bên tuân thủ các quy định về quyền sở hữu công nghiệp, bản quyền. Tuân thủ các quy định của pháp luật về quảng cáo và các điều khoản quy định trong hợp đồng. Trong trường hợp có vi phạm, bên vi phạm sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật và các bên có liên quan.
- Bất kỳ vấn đề phát sinh nào do việc tiết lộ thông tin không được phép, làm tổn hại tới các bên còn lại, thì bên tiết lộ thông tin hoàn toàn chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
- Trách nhiệm bảo mật thông tin của các bên được áp dụng trong suốt thời gian có hiệu lực của hợp đồng và các bên tự thỏa thuận sẽ tiếp tục trong thời hạn bao nhiêu năm sau khi chấm dứt hợp đồng.
Chấm dứt hợp đồng
Các bên tự thỏa thuận các trường hợp chấm dứt hợp đồng, có thể kể đến nhưng không giới hạn các trường hợp sau:
- Các bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng trước thời hạn;
- Hợp đồng hết hiệu lực mà các bên không gia hạn thêm;
- Hợp đồng đã được hoàn thành;
- Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;
- Hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện.
Các điều khoản khác
- Điều khoản về hiệu lực của hợp đồng;
- Điều khoản về giới hạn dịch vụ quảng cáo;
- Điều khoản về đơn phương chấm dứt hợp đồng;
- Điều khoản về phạt, bồi thường thiệt hại;
- Điều khoản về sở hữu trí tuệ;
- Luật áp dụng và giải quyết tranh chấp;
- Điều khoản chung.
Trên đây là tư vấn về Điều khoản cơ bản trong hợp đồng dịch vụ quảng cáo mỹ phẩm. Quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này cần TƯ VẤN LUẬT HỢP ĐỒNG vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn nhanh nhất và kịp thời. Xin cảm ơn!