Điều khoản cơ bản Hợp đồng trao đổi tài sản được quy định theo Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Đây là hợp đồng dân sự thông dụng, theo đó, các bên giao tài sản và chuyển quyền sở hữu đối với tài sản cho nhau. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc các thông tin liên quan.
Hình thức trao đổi tài sản
>>>Xem thêm: Nội dung điều khoản chủ yếu của hợp đồng kinh tế
Mục Lục
Quy định chung về Hợp đồng trao đổi tài sản
Theo quy định tại Điều 455 Bộ luật Dân sự 2015, Hợp đồng trao đổi tài sản phải được lập thành văn bản, có chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền hoặc đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nếu pháp luật có quy định.
Mỗi bên đều được coi là người bán đối với tài sản giao cho bên kia và là người mua đối với tài sản nhận về. Các quy định của Bộ luật dân sự về hợp đồng mua bán cũng được áp dụng đối với hợp đồng trao đổi tài sản.
Trong trường hợp tài sản trao đổi chênh lệch về giá trị, thì các bên phải thanh toán cho nhau phần chênh lệch đó, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Khi một bên trạo đổi cho bên kia tài sản không thuộc quyền sở hữu của mình hoặc không được chủ sở hữu uỷ quyền, thì bên kia có quyền huỷ bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường.
Đặc điểm pháp lý của Hợp đồng trao đổi tài sản
Điều khoản cơ bản Hợp đồng mua bán tài sản trả chậm hoặc trả dần
- Hợp đồng trao đổi tài sản là hợp đồng có đền bù
Hợp đồng trao đổi là sự trao đổi tài sản và quyền sở hữu của hai bên cho nhau. Các vật đem trao đổi là các lợi ích mà các bên hướng tới. Vì vậy, nếu trao đổi không đúng đối tượng sẽ gây thiệt hại cho bên kia. Khi các bên nhận được đầy đủ tài sản trao đổi thì hợp đồng chấm dứt.
- Hợp đồng trao đổi tài sản là hợp đồng song vụ
Sau khi giao kết hợp đồng, mỗi bên đều có quyền và có nghĩa vụ đối với bên kia. Các bên đều có quyền yêu cầu bên kia chuyển vật và làm thủ tục chuyển quyền sở hữu nếu tài sản phải đăng ký quyền sở hữu. Các bên đều có nghĩa vụ chuyển vật cho nhau. Ngoài ra, nếu có chênh lệch giá trị thì bên có tài sản giá trị lớn hơn có quyền yêu cầu bên kia thanh toán.
- Có thể là hợp đồng ưng thuận, có thể là hợp đồng thực tế
Nếu các bên không có thỏa thuận khác về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng trao đổi tài sản thì hợp đồng này có hiệu lực vào thời điểm giao kết và theo đó, hợp đồng trao đổi tài sản sẽ là một hợp đồng ưng thuận. Nếu các bên thỏa thuận hợp đồng chỉ có hiệu lực khi các bên đã chuyển giao tài sản cho nhau thì hợp đồng trao đổi tài sản là một hợp đồng thực tế.
Điều khoản cơ bản trong hợp đồng
Chủ thể
Chủ thể có thể là cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức (pháp nhân) có đủ năng lực trách nhiệm dân sự;
Người trao đổi tài sản phải là chủ sở hữu của tài sản hoặc người có quyền khác được thực hiện việc trao đổi với tài sản như người được chủ sở hữu ủy quyền. Trường hợp một bên trao đổi cho bên kia tài sản không thuộc quyền sở hữu của mình hoặc không được chủ sở hữu ủy quyền thì bên kia có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
>>>Xem thêm: Hoàn cảnh cơ bản của hợp đồng thay đổi thì xử lý thế nào?
Đối tượng của hợp đồng
Xác định đối tượng hợp đồng trao đổi tài sản là tài sản của các bên. Khi giao dịch phải xác định rõ ràng tài sản theo đúng quy định pháp luật. Trường hợp theo quy định của luật, tài sản bị cấm hoặc bị hạn chế chuyển nhượng thì tài sản là đối tượng của hợp đồng trao đổi tài sản phải phù hợp với các quy định đó.
Phương thức thanh toán giá trị chênh lệch
Đặc biệt chú ý đến điều khoản này nếu các giao dịch trao đổi mà đối tượng là nhà và quyền sử dụng đất. Phải xem xét kỹ lưỡng kích thước, diện tích, vị trí, kết cấu, hình thức, sự thuận tiện khi sử dụng trước khi thỏa thuận về giá trị của tài sản. Căn cứ Điều 456 Bộ luật dân sự 2015 quy định Trường hợp tài sản trao đổi chênh lệch về giá trị thì các bên phải thanh toán cho nhau phần chênh lệch đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Quyền và nghĩa vụ các bên
Pháp luật có quy định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên. Tuy nhiên, các bên có thể thỏa thuận thêm một số quyền và nghĩa vụ khác phù hợp với giao dịch để được đảm bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Trong hợp đồng trao đổi tài sản, mỗi bên đều được coi là người bán và người mua. Do vậy, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong mỗi quan hệ được xác định theo hợp đồng mua bán tài sản.
Các bên đều có nghĩa vụ bảo đảm chất lượng các tài sản của mình đúng như đã thoả thuận, phải bảo đảm quyền sở hữu về tài sản của mình cho bên kia. Quyền sở hữu của mỗi bên được xác lập đối với tài sản của bên kia kể từ khi các bên tiếp nhận tài sản của nhau. Trong Trường hợp tài sản trao đổi chênh lệch về giá trị thì các bên phải thanh toán cho nhau phần chênh lệch đó, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác (Điều 456 Bộ luật dân sự năm 2015).
Đối tượng của hợp đồng trao đổi là bất động sản hoặc tài sản phải đăng ký quyền sở hữu thì quyền sở hữu của các bên phát sinh đối với tài sản của mỗi bên kể từ thời điểm đăng ký quyền sở hữu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thời điểm xác lập quyền sở hữu cũng chính là thời điểm chấm dứt hợp đồng trao đổi tài sản.
Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
Hai bên có thể thỏa thuận điều khoản về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng và trách nhiệm dân sự sẽ phát sinh do một bên vi phạm nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng bao gồm:
- Bồi thường thiệt hại (Điều 360 Bộ luật dân sự 2015);
- Phạt vi phạm hợp đồng (Điều 418 Bộ luật dân sự 2015): Để phòng rủi ro không mong muốn thì nên thỏa thuận điều khoản này. Mức phạt vi phạm không được quá 8% giá trị hợp đồng.
Phương thức giải quyết tranh chấp
Các bên trong Hợp đồng mua bán tài sản trả chậm hoặc trả dần có quyền tự do lựa chọn một trong các hình thức giải quyết tranh chấp như sau :
- Thương lượng giữa các bên.
- Hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải.
- Giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án.
Phương thức đó sẽ được áp dụng để giải quyết các tranh chấp có thể sẽ phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng.
>>>Xem thêm: Quy Định Pháp Luật Về Thỏa Thuận Trọng Tài
Điều khoản chung
Điều khoản chung Hợp đồng trao đổi tài sản
Điều khoản quy định về các thỏa thuận khác, hợp đồng chia thành mấy bản, mỗi bên giữ bao nhiêu bản, hiệu lực của hợp đồng khi nào, như:
- Hợp đồng này được tuân thủ và chịu sự điều chỉnh của Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Các bên có trách nhiệm thông tin kịp thời cho nhau tiến độ thực hiện công việc. Mọi sửa đổi, bổ sung hợp đồng này đều phải được làm bằng văn bản và có chữ ký của hai bên. Các phụ lục là phần không tách rời của hợp đồng.
- Hợp đồng có giá trị trong … chỉ áp dụng tại … Cửa hàng.
- Hợp đồng này gồm … trang, có hiệu lực kể từ ngày ký và được lập thành hai bản, mỗi bên giữ một bản, các bản có giá trị pháp lý như nhau.
Trên đây là một số tư vấn sơ lược về Điều khoản cơ bản Hợp đồng trao đổi tài sản . Để tìm hiểu các vấn đề pháp lý liên quan về lĩnh vực hợp đồng dân sự quý khách có thể truy cập TƯ VẤN LUẬT HỢP ĐỒNG để tham khảo một cách chi tiết và kịp thời nhất, đồng thời bạn đọc vui lòng liên hệ qua số HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn và hỗ trợ. Xin cảm ơn!