Điều khoản cơ bản trong hợp đồng chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản gồm những nội dung gì? Khi tiến hành chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản phải đáp ứng những điều kiện về chủ thể, nội dung, hình thức như thế nào để hợp đồng không bị vô hiệu. Hãy cùng luật sư hợp đồng giải quyết vấn đề này bên dưới:
Thăm dò khoáng sản
Mục Lục
Điều kiện chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản
Chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản được quy định tại Điều 27 Nghị Định 158/2016/NĐ-CP bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
- Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản phải có đủ điều kiện để được cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản theo quy định của Luật Khoáng sản. Tổ chức, cá nhân cá nhân được quyền thăm dò khoáng sản được quy định tại Điều 34 Luật Khoáng sản 2010, và điều kiện tổ chức hành nghề khoáng sản được quy định tại Điều 35 Luật Khoáng sản 2010.
- Việc chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản chấp thuận; trường hợp được chấp thuận, tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản được cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản mới. Nguyên tắc và điều kiện cấp giấy chứng nhận thăm dò khoáng sản được quy định tại Điều 40 Luật Khoáng sản 2010.
- Tổ chức, cá nhân chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản đã thực hiện được ít nhất 50% dự toán của đề án thăm dò khoáng sản.
>>> Xem thêm: Hướng xử lý khi tranh chấp hợp đồng thương mại điện tử
Nội dung của hợp đồng
Đối tượng
Đối tượng của hợp đồng chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản là sự dịch chuyển quyền thăm dò khoáng sản từ bên chuyển nhượng sang bên nhận chuyển nhượng.
Về cơ bản, hợp đồng chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản cần có:
- Số lượng, khối lượng các hạng mục công việc,
- Chi phí thăm dò đã thực hiện tính đến thời điểm chuyển nhượng;
- Giá trị chuyển nhượng và trách nhiệm giữa các bên khi thực hiện các công việc và
- Nghĩa vụ sau khi chuyển nhượng.
- Các quy định khác về : nghĩa vụ thanh toán, bồi thường thiệt hại, chấm dứt hợp đồng, giải quyết tranh chấp,.. theo quy định chung của pháp luật dân sự
Giá và phương thức thanh toán
Giá cả hợp đồng do các bên tự do thỏa thuận và ghi nhận và hợp đồng. Để tránh sự tranh chấp xảy ra, các bên cần thỏa thuận rõ ràng về giá, từng đợt thanh toán. Bên cạnh về vấn đề xác định giá, các bên trong hợp đồng cần xác định hợp đồng thanh toán bằng tiền Việt Nam, phương thức thanh toán chẳng hạn như thanh toán bằng tiền mặt hay chuyển khoản..
Thời gian và địa điểm chuyển giao
Trong hợp đồng các bên cần thỏa thuận thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc hợp đồng, điều kiện để gia hạn hợp đồng… Đồng thời các bên cần quy định địa điểm chuyển giao, địa điểm chuyển giao phù hợp với quy định tại Điều 399 BLDS 2015.
Quyền và nghĩa vụ của các bên
- Quyền và nghĩa vụ của Bên chuyển nhượng
Quyền của bên chuyển nhượng:
- Yêu cầu bên nhận chuyển nhượng thanh toán tiền theo giá, phương thức thanh toán theo thỏa thuận
- Yêu cầu bên nhận chuyển nhượng thực hiện đúng thời gian, địa điểm trong hợp đồng.
Nghĩa vụ bên chuyển nhượng:
- Có trách nhiệm chuyển giao quyền thăm dò khoáng sản cho bên nhận chuyển nhượng
- Không được chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản cho tổ chức, cá nhân khác kể từ khi hợp đồng có hiệu lực.
- Bồi thường thiệt hại cho bên nhận chuyển nhượng nếu vi phạm hợp đồng
- Quyền và nghĩa vụ đối với bên nhận chuyển nhượng
Quyền của bên nhận chuyển nhượng:
- Khai thác quyền quyền thăm dò khoáng sản trong phạm vi được chuyển nhượng, tuân thủ theo quy định của pháp luật
- Yêu cầu bên chuyển nhượng bồi thường thiệt hại nếu chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản cho tổ chức, cá nhân khác kể từ khi hợp đồng có hiệu lực.
Nghĩa vụ của bên nhận chuyển nhượng:
- Có nghĩa vụ thanh toán cho bên chuyển nhượng số tiền chuyển nhượng theo thỏa thuận trong hợp đồng.
- Nhận chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản thực hiện đúng thời gian, địa điểm trong hợp đồng.
>>> Xem thêm: Ai có quyền xử lý tài sản bảo đảm của khoản vay khi đến hạn thanh toán
Bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm
Bồi thường thiệt hại là một vấn đề thường xảy ra trong hợp đồng, ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ của các bên, vì vậy đây là một điều khoản không thể thiếu trong hợp đồng. Đồng thời, các bên nên quy định về thỏa thuận phạt vi phạm tại Điều 418 BLDS 2015.
Bất khả kháng, trở ngại khách quan
Trong hợp đồng, các bên cần quy định về các trường hợp bất khả kháng, trở ngại khách quan để giải quyết cho phù hợp. Các trường hợp bất khả kháng, trở ngại khách quan được quy định tại Điều 156 BLDS 2015…. Việc quy định này sẽ giúp các bên xác định được bên phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp có thiệt hại xảy ra.
Chấm dứt hợp đồng
Các bên quy định các trường hợp tạm ngừng hợp đồng, trường hợp chấm dứt hợp đồng của từng chủ thể và việc thanh toán khoản tiền khi tạm ngừng hay chấm dứt hợp đồng tại Điều 422 BLDS 2015.
Bảo mật
Trong quá trình thực hiện hợp đồng hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc những nội dung sau:
- Bảo mật trong tin khi được giao thực hiện công việc, thông tin hợp đồng.
- Không được sao chép, tiết lộ cung cấp thông tin cho người thứ ba nếu không được sự cho phép từ bên còn lại.
- Cam kết không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của nhau trong quá trình thực hiện công việc. Nếu có hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ sẽ được xử lý theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ và pháp luật có liên quan.
Tranh chấp và giải quyết tranh chấp
Hợp đồng là một sự thỏa thuận của các bên, đồng thời pháp luật Việt Nam tôn trọng quyền thỏa thuận của các bên nên thường xuyên xảy ra tranh chấp, vì vậy các bên cần thỏa thuận phương thức giải quyết tranh chấp trong hợp đồng để giải quyết cho phù hợp, có thể chọn thỏa thuận của các bên hoặc đưa ra Tòa án giải quyết.
Giải quyết tranh chấp
Điều khoản chung
Hợp đồng quy định các điều khoản chung của hợp đồng như các thỏa thuận khác, hợp đồng chia thành mấy bản, mỗi bên giữ bao nhiêu bản, hiệu lực của hợp đồng khi nào…
>>> Xem thêm: Chi phí luật sư tư vấn hợp đồng qua email cho doanh nghiệp
Hình thức của hợp đồng và nghĩa vụ đăng ký
BLDS 2015 và Luật Khoáng sản 2010 không quy định về hình thức của hợp đồng chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng. Tuy nhiên, khoản 2 Điều 27 NĐ 158/2016/NĐ-CP quy định hợp đồng chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản phải được lập thành văn bản, không nên áp dụng hình thức giao kết bằng miệng cho hợp đồng. Các bên thỏa thuận ngôn ngữ trong hợp đồng. Hai bên chủ thể tham gia hợp đồng phải ký tên, đóng dấu vào hợp đồng tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình để đảm bảo tính pháp lý.
Hai bên khi tiến hành chuyển nhượng có nghĩa vụ đăng ký với cơ quan nhà nước và phải được cơ quan nhà nước cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thăm dò, sau đó, nếu được đồng ý thì sẽ được cấp giấy phép thăm dò mới tại khoản Khoản 2 Điều 43 Luật Khoáng sản 2010
Hình thức của hợp đồng
Trên đây là một số vấn đề hướng dẫn về các điều khoản cơ bản trong hợp đồng chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản. Để được tư vấn các vấn đề pháp lý một cách chi tiết và kịp thời nhất, bạn đọc vui lòng liên hệ trực tiếp với TƯ VẤN LUẬT HỢP ĐỒNG qua số HOTLINE 1900.63.63.87. Xin cảm ơn!