Có được ủy quyền cho thuê nhà và đóng thuế thay? là trường hợp chủ nhà muốn ủy quyền cho người khác thay mặt mình cho thuê nhà, thực hiện kê khai thuế với cơ quan nhà nước và cần được Luật sư hướng dẫn, tư vấn để thực hiện thủ tục trên. Bài viết trên của Chuyên tư vấn luật sẽ giải đáp vấn đề này, mời Quý bạn đọc cùng tham khảo.
Ủy quyền cho thuê và nhà đóng thuế thay
Mục Lục
Đại diện theo ủy quyền tham gia giao dịch dân sự
Theo quy định tại khoản 1 Điều 134 Bộ luật Dân sự 2015, đại diện là cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích hợp pháp của cá nhân hoặc pháp nhân khác (gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
Đại diện có hai loại là đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền.
Còn theo quy định tại khoản 1 Điều 138 Bộ luật Dân sự 2015 thì ủy quyền là việc chính chủ thể có quyền tự mình trao quyền cho chủ thể khác (đủ năng lực thực hiện) để thay mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
>>>Xem thêm: Thời hạn của hợp đồng ủy quyền trong bao lâu?
Đại diện ủy quyền đóng thuế nhà đất
Uỷ quyền cho người khác ký hợp đồng thuê nhà
Điều kiện các bên tham gia giao dịch nhà ở
Đối với bên bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở
Theo khoản 1 Điều 118 Luật Nhà ở 2014, khi tham gia giao dịch nhà ở các chủ thể trên phải thỏa mãn điều kiện :
- Là chủ sở hữu nhà ở hoặc người được chủ sở hữu cho phép, ủy quyền để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật này và pháp luật về dân sự; trường hợp chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải là người đã mua nhà ở của chủ đầu tư hoặc người đã nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở;
- Nếu là cá nhân thì phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự; nếu là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân, trừ trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương.
Đối với bên mua, thuê, thuê mua nhà ở, bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, nhận đổi, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận thế chấp, mượn, ở nhờ, được ủy quyền quản lý nhà ở:
Theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 119 Luật Nhà ở 2014 khi các chủ thể trên tham gia giao dịch nhà ở thì phải có điều kiện sau đây:
- Nếu là cá nhân trong nước thì phải có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện các giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự và không bắt buộc phải có đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch;
- Nếu là cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật Việt Nam, phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật này và không bắt buộc phải có đăng ký tạm trú hoặc đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch.
- Bên mua, thuê, thuê mua nhà ở, bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, nhận đổi, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận thế chấp, nhận góp vốn, được ủy quyền quản lý nhà ở là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân và không phụ thuộc vào nơi đăng ký kinh doanh, nơi thành lập; trường hợp là tổ chức nước ngoài thì phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật này; nếu tổ chức được ủy quyền quản lý nhà ở thì phải có chức năng kinh doanh dịch vụ bất động sản và đang hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.
Uỷ quyền cho người khác ký hợp đồng thuê nhà
Theo Điều 155 Luật Nhà ở 2014, ủy quyền quản lý nhà ở là việc chủ sở hữu nhà ở ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở trong việc quản lý, sử dụng nhà ở trong thời hạn được ủy quyền.
Theo khoản 1 Điều 119 Luật Nhà ở 2014, chủ thể tham gia giao dịch dân sự về nhà ở phải thỏa mãn các điều kiện sau:
- Là chủ sở hữu nhà ở hoặc người được chủ sở hữu cho phép, ủy quyền để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật này và pháp luật về dân sự; trường hợp chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải là người đã mua nhà ở của chủ đầu tư hoặc người đã nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở;
- Nếu là cá nhân thì phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự.
Nếu cá nhân đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở thì chủ sở hữu nhà ở hoàn toàn có thể ủy quyền cho người này nhân danh, thực hiện thay mình ký hợp đồng thuê nhà.
Bên cạnh đó, theo khoản 2 Điều 155 Luật Nhà ở 2014, nội dung, thời hạn ủy quyền quản lý, sử dụng nhà ở do các bên thỏa thuận và được ghi trong hợp đồng ủy quyền.
Ủy quyền cho người khác đi đóng thuế
Các loại thuế phải đóng khi cho thuê nhà
Đối với cá nhân thực hiện hoạt động cho thuê nhà nếu đủ điều kiện về thu nhập chịu thuế, lệ phí phải quyết toán các khoản tiền sau:
- Thuế giá trị gia tăng;
- Thuế thu nhập cá nhân;
- Lệ phí môn bài.
Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 4 Thông tư 40/2021/TT-BTC, khoản 7 Điều 2 Nghị định 139/2016/NĐ-CP.
Có được ủy quyền cho người khác đi đóng thuế thay?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 100/2021/TT-BTC, Tổ chức, cá nhân khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân trong các trường hợp sau đây: Cá nhân khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân là người nộp thuế trên cơ sở ủy quyền theo quy định của pháp luật dân sự.
Như vậy, theo quy định trên, chủ sở hữu của căn nhà cho thuê có thể ủy quyền cho người khách đi đóng thuế thay mình.
Luật sư tư vấn trình tự ủy quyền lập giấy ủy quyền
- Tư vấn soạn thảo giấy ủy quyền cho thuê nhà và nộp thuế thay.
- Tư vấn quyền và nghĩa vụ các bên trong hoạt động ủy quyền.
- Tư vấn các quy định của pháp luật liên quan đến hợp đồng ủy quyền.
- Tư vấn các điều khoản có lợi cho khách hàng, loại bỏ những rủi ro có thể xảy ra.
- Tư vấn giải quyết tranh chấp về ủy quyền mua bán đất cho thuê nhà và nộp thuế thay.
Luật sư tư vấn ủy quyền
Như vậy, qua bài viết trên chắc hẳn Quý đọc giả đã có câu trả lời của mình về vấn đề có được ủy quyền cho thuê nhà và đóng thuế thay. Bên cạnh đó, bài viết cũng đã cung cấp thêm những thông tin pháp lý có liên quan về hoạt động ủy quyền này. Nếu Quý bạn đọc còn thắc mắc về vấn đề trên hoặc cần LUẬT SƯ tư vấn, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ nhanh nhất.