Luật Hợp Đồng

Các loại hợp đồng buộc phải được điều chỉnh bởi pháp luật Việt Nam

Khi tham gia vào các quan hệ hợp đồng việc tìm hiểu về pháp luật áp dụng cho hợp đồng có ý nghĩa rất quan trọng, đặt biệt là nắm rõ các loại hợp đồng buộc phải được điều chỉnh bởi pháp luật Việt Nam. Qua bài viết dưới đây, Chuyên tư vấn luật sẽ có những chia sẻ liên quan đến các loại hợp đồng buộc phải được điều chỉnh bởi pháp luật Việt Nam.

Hệ thống pháp luật Việt Nam Hệ thống pháp luật Việt Nam

Hợp đồng có đối tượng là bất động sản ở Việt Nam

Theo quy định tại khoản 4 Điều 683 BLDS 2015, “pháp luật áp dụng đối với việc chuyển giao quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là bất động sản, thuê bất động sản hoặc việc sử dụng bất động sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là pháp luật của nước nơi có bất động sản”. Nghĩa là Hợp đồng liên quan đến việc chuyển giao quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là bất động sản, thuê bất động sản hoặc việc sử dụng bất động sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì pháp luật áp dụng là pháp luật Việt Nam nếu bất động sản đó được đặt tại Việt Nam. Quy định như vậy vì bất động sản là vấn đề liên quan đến chủ quyền của một quốc gia, nên việc quy định pháp luật áp dụng đối với hợp đồng có đối tượng là bất động sản ở Việt Nam thì pháp luật áp dụng để điều chỉnh cho các hợp đồng đó là pháp luật của Việt Nam là dễ hiểu và hoàn toàn phù hợp với tư pháp quốc tế của nhiều nước. >>>Xem thêm: Quy định pháp luật về hợp đồng mua bán nhà ở

Hợp đồng lao động, hợp đồng tiêu dùng theo quy định của pháp luật Việt Nam

Tại khoản 5 Điều 683 BLDS 2015 có quy định “Trường hợp pháp luật do các bên lựa chọn trong hợp đồng lao động, hợp đồng tiêu dùng có ảnh hưởng đến quyền lợi tối thiểu của người lao động, người tiêu dùng theo quy định của pháp luật Việt Nam thì pháp luật Việt Nam được áp dụng” Nghĩa là đối với Hợp đồng lao động, hợp đồng tiêu dùng có ảnh hưởng đến quyền lợi tối thiểu của người lao động, người tiêu dùng theo quy định của pháp luật Việt Nam thì pháp luật Việt Nam được áp dụng. Quy định như vậy là vì Hợp đồng lao động và hợp đồng tiêu dùng có bản chất là hợp đồng gia nhập. Người lao động và người tiêu dùng hầu như không có cơ hội để đàm phán các nội dung của hợp đồng. Khi được trao quyền lựa chọn pháp luật, bên đề nghị giao kết hợp đồng (thường là bên sử dụng lao động và bên chuyên nghiệp có nhiều thông tin và kinh nghiệm hơn) sẽ có xu hướng đưa vào trong hợp đồng điều khoản lựa chọn áp dụng hệ thống pháp luật có lợi nhất cho mình, ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động và người tiêu dùng. Vì vậy, theo khoản 5 Điều 683 BLDS 2015 quy định: “Trường hợp pháp luật do các bên lựa chọn trong hợp đồng lao động, hợp đồng tiêu dùng có ảnh hưởng đến quyền lợi tối thiểu của người lao động, người tiêu dùng theo quy định của pháp luật Việt Nam thì pháp luật Việt Nam được áp dụng”. Quy định này là hợp lý và tương thích với các quy định của nhiều nước.

Hợp đồng lao động Hợp đồng lao động

Hợp đồng có liên quan đến quyền, lợi ích của người thứ ba và họ không đồng ý

Đối với các hợp đồng đang được điều chỉnh bởi pháp luật Việt Nam, tuy có thỏa thuận thay đổi pháp luật áp dụng nhưng nếu việc thay đổi đó làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba và họ không đồng ý thì lúc này pháp luật được áp dụng vẫn là pháp luật Việt Nam (khoản 6 Điều 683 BLDS 2015) Việc quy định như trên đảm bảo tuân thủ một trong các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự Việt Nam, cụ thể là nguyên tắc “Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác (khoản 4 Điều 3 BLDS 2015)”, có thể thấy rằng không thể vì lợi ích của các bên trong hợp đồng mà chấp nhận về thỏa thuận thay đổi luật áp dụng cho hợp đồng đó, nếu ảnh hưởng đến quyền lợi của người thứ ba và họ không đồng ý. Quy định này là hoàn toàn phù hợp. >>>Xem thêm: Hợp đồng mua bán hàng hóa

Hợp đồng dự án đầu tư đối tác công tư

Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Public Private Partnership – Đầu tư theo phương thức PPP). Đối với các hợp đồng dự án PPP và các phụ lục hợp đồng, các văn bản có liên quan khác được ký kết giữa cơ quan nhà nước Việt Nam với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP phải áp dụng luật Việt Nam là luật điều chỉnh hợp đồng. Tuy nhiên, Đối với những vấn đề pháp luật Việt Nam không có quy định, các bên có thể thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng dự án PPP trên cơ sở không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam (Điều 55 Luật Đầu tư theo Phương thức Đối tác Công tư 2020 quy định về Pháp luật điều chỉnh hợp đồng dự án PPP) Theo đó, các bên trong hợp đồng PPP không thể áp dụng các quy định khác ngoài luật Việt Nam để điều chỉnh hợp đồng của họ và chỉ có thể tự thỏa thuận đối với một vài vấn đề trong hợp đồng. Điều này sẽ hạn chế sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài vào các dự án PPP tại Việt Nam bởi dường như họ sẽ bị bất lợi khi ký kết hợp đồng với một cơ quan có thẩm quyền của một quốc gia khác và phải tuân theo hệ thống pháp luật của quốc gia đó. Do vậy, Chính phủ Việt Nam cần nỗ lực hơn để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào các dự án PPP khi Chính phủ đã quyết định ưu tiên vấn đề an ninh quốc phòng của quốc gia hơn. Hợp đồng dự án đầu tư đối tác công tư

Hợp đồng dự án đầu tư đối tác công tư

Hợp đồng xây dựng có sử dụng vốn Nhà nước

Ngân sách nhà nước thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện quản lý và sử dụng nên vấn đề chi ngân sách nhà nước thường được Nhà nước quan tâm. Bởi sự đặc thù này mà hợp đồng xây dựng có sử dụng vốn nhà nước nhận được sự quản lý và giám sát đặc biệt của nhà nước và chịu sự điều chỉnh bởi các quy định của pháp luật Việt Nam. Cụ thể;
  • Các văn bản quy định về cơ sở ký kết và thực hiện hợp đồng như: Luật thương mại 2005 (Điều 1, 2); Bộ luật dân sự 2015;
  • Văn bản quy định về quyết toán, thanh lý hợp đồng xây dựng có sử dụng vốn nhà nước như Luật xây dựng 2014 sửa đổi, bổ sung 2020 (khoản 2, 4 Điều 147);
  • Văn bản quy định hướng dẫn chi tiết về hợp đồng xây dựng nói chung và hợp đồng có sử dụng vốn Nhà nước nói riêng: Điều 1, Điều 2 Nghị định 37/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 50/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 04 năm 2021.

Thông tin liên hệ Luật sư Chuyên tư vấn luật

Các dịch vụ pháp lý Chuyên tư vấn luật cung cấp

Hiện nay ở Công ty Luật Long Phan PMT có đội ngũ Luật sư hoạt động nghề nghiệp nhiều năm với kinh nghiệm dày dặn. Chúng tôi luôn sẵn sàng cung cấp gói dịch vụ chỉnh sửa, soạn thảo hợp đồng.nhằm bảo vệ hiệu quả tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của quý khách hàng. Cụ thể:
  • Tư vấn soạn thảo, điều khoản,…đảm bảo lợi ích hợp pháp của các bên, dự kiến được các rủi ro có thể phát sinh trong tương lai để điều chỉnh hợp đồng phù hợp với thực tiễn và quy định của pháp luật.
  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan giúp hạn chế tối đa các tranh chấp có thể xảy ra.
  • Tư vấn hỗ trợ giải quyết các tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Cách thức liên hệ luật sư chuyên tư vấn luật

Để tìm hiểu thông tin về chúng tôi, đánh giá chúng tôi có thể đáp ứng được các yêu cầu của Quý khách hàng hay không. Xin đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua các hình thức sau: + Trụ sở công ty: Tầng 14 Tòa nhà HM Tower, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh. + Văn phòng giao dịch: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh. >>>Xem thêm: Tư vấn giao kết hợp đồng đại lý thương mại Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến những vấn đề cần lưu ý về các loại hợp đồng buộc phải điều chỉnh bởi pháp luật Việt Nam. Nếu như bạn có bất cứ vướng mắc nào hoặc có nhu cầu tìm hiểu thêm xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ TƯ VẤN LUẬT HỢP ĐỒNG Xin cảm ơn. *Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

4.6 (10 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 781 bài viết